Liệu ‘Phong trào Giấy trắng’ có phải là thiên nga đen của Bắc Kinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Thiên nga đen” là thuật ngữ để chỉ một sự kiện rất khó đoán và bất thường, thường gây ra phản ứng tiêu cực theo dây chuyền và thậm chí gây tác động lật đổ. Nó tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, kinh doanh, kinh tế, chính trị, đời sống...

Năm 1989, khi đó phương Tây đã không thể ngờ rằng Liên Xô và các quốc gia chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu lần lượt sụp đổ như quân cờ domino. Đó hẳn là sự kiện "thiên nga đen" lớn nhất trong mấy chục năm trở lại đây.

Cách đây không lâu, trong báo cáo Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng cần đề phòng “thiên nga đen”. Nhưng người dân ngày càng mệt mỏi với “Zero Covid” - một chính sách coi thường sinh kế của người dân, và phong trào giấy trắng lần này có lẽ là một con “thiên nga đen” không hẹn mà tới.

Liệu ‘Phong trào Giấy trắng’ có phải là thiên nga đen của Bắc Kinh?
Thiên nga đen trên Quảng trường Thiên An Môn vào sáng ngày 5/9/2021 ở Bắc Kinh gây chú ý. (Ảnh chụp màn hình)

Trung Quốc đối mặt với cuộc biểu tình quy mô toàn quốc sau 33 năm

Ngày 24/11, do các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt ở Urumqi - thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, xe cứu hỏa đã không thể nhanh chóng tiến vào hiện trường, có ít nhất 10 người đã chết cháy trong căn hộ bị phong tỏa. Kể từ ngày 26/11, từ các cuộc biểu tình lẻ tẻ, phong trào này đã dần lan rộng ra các thành phố lớn ở Trung Quốc và lan ra cả nước ngoài.

Ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ, cục bộ không phải là hiếm, nhưng hầu hết là rải rác, cô lập và không có sức ảnh hưởng trên cả nước. Kể cả trong các cuộc biểu tình về kinh tế hay nhân quyền, người biểu tình cũng sẽ biểu hiện rằng họ không có ý định mạo phạm ĐCSTQ.

Nhưng lần này, “cuộc cách mạng giấy trắng" hay "phong trào giấy trắng" lại không tầm thường, nó nhanh chóng trở thành một sự kiện mang tính toàn quốc và toàn cầu. Rất nhiều người đã xuống đường với tờ giấy trắng A4 trên tay, mục đích chính của các cuộc biểu tình này là kêu gọi chấm dứt chính sách Zero Covid hà khắc.

Thậm chí tại Bắc Kinh, Thượng Hải và một số cuộc biểu tình ở nước ngoài, người dân còn công khai hô vang các khẩu hiệu như "Đảng Cộng sản [Trung Quốc] hạ đài", "Tập Cận Bình hạ đài" (nghĩa đen của từ “hạ đài” là bước xuống sân khấu, ở đây hiểu là bước xuống vũ đài chính trị; nghĩa bóng là giao lại chính quyền cho dân).

33 năm sau Thảm sát Thiên An Môn: Người nhà nạn nhân tiếp tục truy cứu trách nhiệm của đảng cầm quyền
Trong phong trào dân chủ năm 1989, sinh viên ở Bắc Kinh đã biểu tình chống lại sự đàn áp, nạn tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đòi quyền dân chủ. Họ đã tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện, và được đông đảo nhân dân Trung Quốc ủng hộ. (The Epoch Times)

Một cuộc biểu tình có quy mô lớn và nhất trí như vậy là chưa từng thấy kể từ phong trào Thiên An Môn năm 1989. Lần đầu tiên, chính quyền ĐCSTQ phải đối mặt với một cuộc biểu tình thực sự mang tính toàn quốc sau 33 năm. Ông Tập Cận Bình, người vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, lại đang phải tiếp đón một con "thiên nga đen". Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Kể từ năm 2012 tới nay, ông Tập đã tập trung mọi quyền quyết sách vào tay thông qua các ủy ban trong đảng. Nhiều chính sách đã được dán nhãn là mang họ Tập, và quyền lực của ông gắn liền với "chính sách Zero Covid". Do đó, hành động chống lại "chính sách Zero Covid" chắc chắn là đang thách thức quyền lực của ông Tập Cận Bình.

Ba năm áp dụng chính sách Zero Covid cũng là ba năm gây tổn hại tới mọi tầng lớp nhân dân, người Trung Quốc có ai là không mệt mỏi với chính sách này? Ngay cả khi không có vụ cháy ở Urumqi, vẫn có những dấu hiệu cho thấy sự việc sắp chạm tới ngưỡng giới hạn. Vào đầu tháng 11, chính phủ Trung Quốc công bố "20 biện pháp phòng chống dịch bệnh" nhằm giảm tác động tới kinh tế và xã hội, nhưng sự nới lỏng này đã không đáp ứng được kỳ vọng của công chúng.

Tối 26/11, rất đông người dân đã tập trung tại đường Trung lộ Wulumuqi (tên phiên âm tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở thủ phủ của Tân Cương. Người dân phẫn nộ hô vang "Đảng Cộng sản [Trung Quốc] hạ đài!", "Tập Cận Bình hạ đài!", "Muốn tự do!", v.v.

Thống đốc Florida: Apple hành xử như bề tôi của Bắc Kinh, Apple hạn chế việc sử dụng ứng dụng AirDrop trên iPhone ở Trung Quốc
Một người đàn ông bị cảnh sát bắt khi cuộc biểu tình phản đối Zero Covid nổ ra ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)

Người Trung Quốc ngày càng thức tỉnh

Ở các nước khác, cơ quan y tế của chính phủ sẽ lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh, còn ở Trung Quốc, tổ đảng các cấp lại thành lập các “lô-cốt chiến đấu” để chống dịch, còn “chính sách Zero Covid” như một cuộc vận động quần chúng do ĐCSTQ lãnh đạo.

Các kênh truyền thông chính thống Trung Quốc luôn miêu tả ông Tập là "hạt nhân của đảng", là "lãnh tụ của nhân dân", nói rằng ông Tập "đích thân chỉ đạo, đích thân triển khai" và đây là vị "tổng tư lệnh" trong công cuộc chống dịch từ trên xuống dưới của ĐCSTQ.

Xinhuanet, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh, từng đưa tin vào mùa hè này rằng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ đã phát động rộng rãi và dựa vào quần chúng. Cụ thể, có hơn 4 triệu nhân viên trên cả nước đã “kiên trì giữ vững” 650.000 khu dân cư ở các thành thị và nông thôn; Hàng triệu tình nguyện viên đã cống hiến hết mình cho công cuộc “xây dựng tuyến phòng thủ chặt chẽ để phòng ngừa và quản lý trong quần chúng”.

Sức hấp dẫn của Trung Quốc giảm mạnh trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu trong phiên khai mạc Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 16/10/2022. (Noel Celis / AFP via Getty Images)

Luật sư chỉ ra hành vi trái phép của chính quyền

Các chuyên gia pháp lý cho biết, trong quá trình phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh, các hành vi sau đều là vi phạm pháp luật:

  • Một số tỉnh và thành phố “phong thành”;
  • Theo Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc, COVID-19 vốn là bệnh truyền nhiễm loại B (như SARS, AIDS, bệnh sởi, bệnh dại…), nhưng lại áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm loại A (gồm dịch hạch và dịch tả);
  • Dùng mã y tế để hạn chế quyền tự do đi lại của người dân, chính quyền các địa phương bị nghi ngờ lạm dụng mã đỏ;
  • Chính phủ không công khai các tài liệu phòng chống dịch bệnh cho công chúng, các biện pháp phòng dịch ở nhiều nơi chủ yếu được truyền đạt bằng miệng, v.v.

Các luật sư cho rằng, tất cả hành vi hạn chế quyền tự do cá nhân của nhân dân mà chính quyền Trung Quốc áp đặt trong quá trình phòng chống dịch bệnh đều là trái pháp luật, bao gồm cả các biện pháp phong tỏa, chặn hành lang và khóa trái cổng tòa nhà.

Đại hội đảng 20 tác động tiêu cực đến đồng CNY và TTCK Trung Quốc
Người dân bên ngoài cánh cửa nói chuyện với những người bị nhốt trong vụ phong tỏa COVID-19 ở quận Tĩnh An của Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 27/05/2022. (Hector Retamal / AFP via Getty Images)

Trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều video người dân giảng giải về luật pháp và đạo lý cho các nhân viên phòng chống dịch nghe. Trong quá trình này, người dân mới dần hiểu ra một vấn đề cơ bản là, chỉ có chính quyền cấp phường, thị trấn, xã trở lên mới được phong tỏa khu dân cư, tổ dân phố không có thẩm quyền này. Cảnh sát cũng không có quyền tùy ý chặn người qua đường và kiểm tra điện thoại di động của họ.

Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn rằng, cuộc chiến chống lại dịch bệnh theo kiểu phong trào quần chúng mà ĐCSTQ hô hào hóa ra lại là hành vi trái pháp luật và vi phạm các quyền cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp.

Luật sư Ngô Thiệu Bình (Wu Shaoping) nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, "Những biện pháp này đã hoàn toàn vượt quá sự cần thiết trong việc phòng chống dịch bệnh thông thường. Nó hoàn toàn là một hành vi phạm tội của quốc gia. Tất nhiên, người thúc đẩy thực hiện chính sách Zero Covid này rõ ràng là thủ phạm, hiện tại xem ra có vẻ là Tập Cận Bình. Nếu nói từ góc độ pháp lý, tất cả những ai tham gia vào quá trình phòng chống dịch bệnh theo Zero Covid của ông Tập đều là đồng phạm trong tội ác mà nhà nước gây ra".

Thanh niên Trung Quốc đã mạnh dạn nói lên sự thật

Một cô gái ở Thành Đô hét lên trước đám đông: "Nếu không có sự ủng hộ của người dân, ông (Tập Cận Bình) chẳng là gì cả".

Du học sinh Trung Quốc ở hải ngoại cũng đã đứng dậy. Trước cổng đại sứ quán của ĐCSTQ ở nhiều nước, hàng trăm hàng nghìn người hô vang khẩu hiệu đòi Tập Cận Bình hạ đài và ĐCSTQ hạ đài.

Vương Hàm (Wang Han), một du học sinh Trung Quốc tại Đại học Nam California, Mỹ cho biết: "Mọi người đều lo lắng rằng người thân của mình hoặc chính mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo, người Trung Quốc không thể chịu đựng được nữa".

Cựu nhà ngoại giao Trung Quốc: Trung Quốc đang ở 'bước ngoặt quan trọng'
Vào ngày 29/11/2022, hàng trăm sinh viên Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania, Mỹ đã tham gia buổi thắp nến tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ cháy ở Urumqi, Tân Cương, nhằm ủng hộ các cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt phong tỏa ở Trung Quốc. (Leon Liu/The Epoch Times)

Ông Tập sẽ không thỏa hiệp trước các thách thức động chạm tới quyền lực của đảng

Ngoại giới quan sát thấy rằng, ông Tập Cận Bình đã rẽ trái mạnh mẽ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2017. Nhưng trên thực tế, xét từ các bài phát biểu nội bộ của Tập Cận Bình, ông ta chưa bao giờ buông lỏng việc tuân thủ hệ tư tưởng Marx - Lenin kể từ ngày lên nắm quyền.

Ông Matthew Pottinger, Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump, và những người khác đã cùng xuất bản một bài báo có tiêu đề "Tập Cận Bình tự bạch" (Xi Jinping in His Own Words) trên tạp chí Foreign Affairs.

Bài báo nói rằng, nhiều bài phát biểu của Bắc Kinh, đặc biệt là những bài phát biểu nhắm vào khán giả nước ngoài, có ngôn từ khó hiểu, mơ hồ và đôi khi là cố tình dịch sai, chẳng hạn như dịch "đấu tranh" thành "làm việc chăm chỉ". Nhưng những phát biểu đáng chú ý nhất của ông Tập Cận Bình không phải là những phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos, hay khi đứng cạnh tổng thống Mỹ ở Vườn Hồng (Rose Garden) trong Nhà Trắng, mà là những phát biểu nội bộ của ông trước giới lãnh đạo cao nhất trong ĐCSTQ. Đó mới là những suy nghĩ thực sự của ông ta.

3 Đảng viên lão thành công khai kêu gọi xóa bỏ cụm từ 'ĐCSTQ lãnh đạo mọi mặt' khỏi Điều lệ Đảng
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 ở Bắc Kinh vào ngày 18/10/2017. (Kevin Frayer / Getty Images)

Bài báo viết, những bài phát biểu như vậy được dùng như những chỉ đạo cho các đảng viên ĐCSTQ trung thành, đôi khi chúng được giữ bí mật trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi xuất hiện trên các ấn phẩm tiếng Hoa. Bài phát biểu của Tập Cận Bình phản ánh rằng ông ta thực sự kế thừa hệ tư tưởng Marx - Lenin, là thành viên mới nhất trong đội ngũ các nhà lý luận và các nhà lãnh đạo đi theo chủ nghĩa này. Dù là trong lời nói hay tinh thần, đều có thể nhìn thấy tư tưởng của Marx, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông trong các bài viết và phát biểu của Tập Cận Bình.

Các nhà phân tích cho rằng, việc ông Tập bám chặt vào hệ tư tưởng Marx - Lenin sẽ khiến ông giải quyết mọi thách thức động chạm đến quyền lực của ĐCSTQ theo một cách bản năng và tuyệt đối không thỏa hiệp. Cuộc đàn áp phong trào dân chủ trước đó ở Hong Kong là một ví dụ.

Bắc Kinh đặt an ninh quốc gia trong tình trạng cảnh giác cao nhất

Vào ngày 28/11, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp toàn thể. Đây là ủy ban xử lý các vấn đề chính trị và pháp luật, trên thực tế là cơ quan giám sát toàn bộ các cơ quan thực thi pháp luật, gồm cả lực lượng cảnh sát.

Sau cuộc họp vừa qua, họ tuyên bố rằng sẽ "kiên quyết duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội", "tấn công chống lại sự xâm nhập của các thế lực nước ngoài". Những thuật ngữ chính trị này báo hiệu rằng, ĐCSTQ sẽ tăng cường mức độ đàn áp và trừng phạt nghiêm khắc những người biểu tình, họ hoàn toàn không quan tâm đến các yêu cầu của người dân.

Tờ Nikkei Asia của Nhật Bản cho hay, theo một nguồn thạo tin, trong khi Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 đang tới gần, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã đặt an ninh quốc gia trong tình trạng cảnh giác cao nhất.

Các phương pháp mà chính quyền Bắc Kinh sử dụng để đàn áp cuộc biểu tình "cách mạng giấy trắng" không chỉ giới hạn ở vũ lực mà còn tận dụng triệt để dữ liệu lớn (big data) để xác định, theo dõi và kiểm soát những người có liên quan.

Hơn 40 thượng nghị sĩ Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Trung Quốc đàn áp người biểu tình

Vào thứ Năm (ngày 1/12), một nhóm nghị viên lưỡng đảng gồm hơn 40 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gửi một lá thư tới ông Tần Cương (Qin Gang) – Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Bức thư cảnh báo ĐCSTQ rằng không được tiến hành bất kỳ cuộc đàn áp bạo lực nào đối với những người biểu tình ôn hòa tham gia “cuộc cách mạng giấy trắng”. Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh rằng cuộc đàn áp sẽ gây thiệt hại to lớn cho quan hệ Mỹ - Trung.

Hơn 30 năm trước, sau cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì vụ thảm sát đẫm máu do chính quyền này gây ra.

Năm ngoái, sau lễ thượng cờ ngày 5/9 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, có một con thiên nga đen bằng xương bằng thịt đã đáp xuống quảng trường và làm dấy lên nhiều đồn đoán từ dư luận. Liệu năm nay Bắc Kinh có đón một “thiên nga đen” khác?

Đông Phương

Theo The Epoch Times tiếng Hoa



BÀI CHỌN LỌC

Liệu ‘Phong trào Giấy trắng’ có phải là thiên nga đen của Bắc Kinh?