Litva nhận định Trung Quốc thực thi ‘tội ác diệt chủng’ ở Tân Cương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 20/5, Quốc hội Litva đã thông qua dự thảo nghị quyết, nhận định cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ là “tội ác diệt chủng". Quốc hội cũng bỏ phiếu yêu cầu Liên Hợp Quốc tiến hành điều tra các trại giam Tân Cương và yêu cầu Ủy ban châu Âu xem xét lại mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Kinh.

Nghị quyết này được khoảng 60% nghị sĩ quốc hội Litva ủng hộ. Nghị quyết kêu gọi ĐCSTQ bãi bỏ “Luật an ninh quốc gia Hong Kong”, đồng thời yêu cầu quan sát viên tiến vào Tây Tạng và triển khai các cuộc đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma, v.v.

Litva trở thành quốc gia tiếp theo lên án tội ác diệt chủng của ĐCSTQ ở Tân Cương, sau Quốc hội Canada, Anh, Mỹ và Hà Lan.

Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte và Ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis đều tham dự cuộc họp này của quốc hội, nhưng không tham gia bỏ phiếu.

Nghị sĩ Quốc hội Dovile Sakaliene, người đề xuất nghị quyết này cho biết: “Chúng tôi ủng hộ nền dân chủ, bởi vì chúng tôi sẽ không bao giờ quên bài học tàn khốc - 50 năm sinh sống dưới sự chiếm đóng của chế độ cộng sản”. Bà Sakaliene đã bị ĐCSTQ liệt vào danh sách đen và trở thành nhân vật chính trị đầu tiên của Litva bị ĐCSTQ trừng phạt về vấn đề Tân Cương.

Vào ngày 22/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố các bệnh pháp trừng phạt đối với 10 chính trị gia châu Âu và 4 thực thể, cáo buộc họ "tung tin dối trá và thông tin sai lệch một cách ác ý" về vấn đề Tân Cương”.

Bà Sakaliene cho biết, trừng phạt, đe dọa là các chiêu trò cũ của ĐCSTQ, điều này cho thấy bà đã làm đúng! Bà Sakaliene nói với kênh truyền thông nhà nước Litva rằng, bà sẽ không sợ hãi trước những mối đe dọa, bà muốn gặp đại diện của Đài Loan tại các nước Baltic để bày tỏ lập trường vững chắc của mình trong việc ủng hộ Đài Loan.

Litva bị Liên Xô (khi đó) chiếm đóng từ năm 1940 đến năm 1991. Hiện Litva đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và thường thúc đẩy các nước phương Tây áp dụng đường lối ngoại giao cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ.

Vào tháng 3, Litva cho biết sẽ mở văn phòng đại diện thương mại tại Đài Loan trong năm nay, điều này đã khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.

Các tổ chức nhân quyền thế giới, các nhà nghiên cứu, người dân chạy trốn khỏi Tân Cương và một số nghị sĩ phương Tây cho biết, kể từ năm 2016 đến nay, ĐCSTQ đã tuỳ tiện giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người của các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Ban đầu, Bắc Kinh phủ nhận sự tồn tại của các trại lao động ở Tân Cương, nhưng sau đó lại nói rằng, đó là các "trung tâm đào tạo nghề”. Hiện tại, chính phủ Hoa Kỳ, Quốc hội Anh, Canada và nhiều quốc gia khác đều đã thông qua nhận định, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội ác diệt chủng.

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Litva nhận định Trung Quốc thực thi ‘tội ác diệt chủng’ ở Tân Cương