Lộ video diễn thử vỡ đập Tam Hiệp, nhân viên phòng chống lũ phân tích nội tình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mưa lớn vẫn tiếp diễn ở miền nam Trung Quốc. Kể từ tháng 6 khi vào mùa lũ chính đến ngày 22/7, ít nhất có 45,52 triệu người dân đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Vào ngày 23/7, một đoạn video diễn thử sự cố vỡ đập Tam Hiệp đã được đăng trên mạng Internet gây xôn xao dư luận.

Đoạn đầu của video giới thiệu đập Tam Hiệp cao 181 m so với mặt nước biển, chiều dài thân đập 2.355 m, chiều cao lưu trữ nước thông thường 175 m và tổng dung tích 39,3 tỷ m3. Video cho thấy hình ảnh mô phỏng mặt trước của đập Tam Hiệp và giải thích hậu quả nghiêm trọng khi thân đập bị vỡ hoàn toàn.

Có thể thấy trong hình ảnh là sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ, mực nước lũ cao gần 100 m nhanh chóng được xả. Do sự ngăn chặn của các ngọn núi ở hai bên bờ sông, nên không thể phân tán lũ được, lũ được xả ra sẽ vượt quá 100 km/h. Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, trận lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến khu vực đô thị Nghi Xương chỉ cách 50 km đường sông với đập Tam Hiệp. Trận lũ cao 20 m sẽ phá hủy Nghi Xương với tốc độ dòng chảy 70 km/h. Trong vòng 5 giờ, mực nước ở Nghi Xương sẽ cao tới 10 m.

Sau khi lũ qua Nghi Xương, nó sẽ tiếp tục tiến dọc theo dòng sông, làm ngập các thành phố và thị trấn dọc theo con đường với tốc độ trên 60 km/h. Chiều cao của lũ là khoảng 15 đến 20 m. Sau khi lũ lụt làm ngập huyện Nghi Đô, nó sẽ tràn tới vùng núi, đến vùng đồng bằng rộng lớn và tiến tiếp tới theo hình quạt, khu vực bị ảnh hưởng sẽ tăng lên rất nhiều. Do lũ phân tán rộng, độ cao sẽ giảm xuống dưới 8 m và tốc độ dòng chảy sẽ giảm xuống 25 km/h. Tuy nhiên, tốc độ dòng chảy của sông Trường Giang vẫn không dưới 35 km/h. Sau khi lũ làm ngập Kinh Châu, một phần của lũ sẽ lan ra khỏi sông chính và đi thẳng đến Vũ Hán.

Trong video mô phỏng , chiều dài của sông Trường Giang từ Tam Hiệp đến Nhạc Dương là 350 km. Trận lũ sẽ đến Nhạc Dương 5 tiếng sau khi vỡ đập. Hồ Động Đình bên cạnh Nhạc Dương có tổng dung tích 22 tỷ m3, nếu không vào mùa lũ, nó sẽ có tác động làm dòng chảy chậm lại. Độ sâu lũ ở Nhạc Dương sẽ vào khoảng 5 m. Do dòng chảy của hồ Động Đình chậm lại, nó sẽ không bị ngập trong một thời gian dài. Do đó, lũ lụt trên diện rộng sẽ tiếp tục chảy về phía đông, đi tới Hồng Hồ thì chậm lại, một lượng nước được tích trữ lại. Tổng dung tích của hồ Hồng Hồ là khoảng 16 tỷ m3.

Chiều dài của sông Trường Giang từ Tam Hiệp đến Vũ Hán là 700 km. Lũ lụt sẽ đến Vũ Hán sau 10 tiếng vỡ đập. Vũ Hán cao hơn mực nước biển 18-40 m. Chiều cao của lũ đến Vũ Hán là khoảng 7 m. Cho dù khu vực địa phương của Vũ Hán được an toàn, thì độ sâu của lũ là khoảng 5 m. Sau khi đi qua Vũ Hán, đường nước trở nên hẹp và lũ xả ra chậm lại, do đó nước tù đọng ở Vũ Hán không dễ giảm xuống.

Video này được làm rất chuyên nghiệp và dự đoán rằng các tổ chức không chuyên nghiệp hoặc không chính thức thường không thể làm ra được. Phóng viên của Sound of Hope (SOH) đã tham khảo ý kiến ​​một nhân viên phòng chống lũ ở tuyến đầu của tỉnh An Huy.

Trong cuộc phỏng vấn, nhân viên phòng chống lũ tại tuyến đầu ở tỉnh An Huy (xin được ẩn danh), cho biết rằng video này đang được lưu truyền trên mạng Internet. Sau khi xem video này, ông không chắc rằng nó do một tổ chức chính thức hay cá nhân nào làm. Tuy nhiên, ông cho rằng đây có thể là một sự mô phỏng thử của một tổ chức bán chính thức. Một video diễn thử chuyên nghiệp như vậy không thể do người bình thường thực hiện được. Nhưng tại sao nó lại được đưa ra và lưu hành trên mạng Internet vào thời điểm này? Ông có cảm thấy điều này là có mục đích và không biết liệu có phải đập đã xảy ra chuyện không?

"Xả lũ rồi lại xả lũ, có phải giờ đập bị nứt không? Xả lũ cả ngày lẫn đêm, vậy tại sao phải tăng cường tuyên truyền diễn tập vỡ đập vào thời điểm này? Con đập này có thể lưu trữ nước lên tới 175 m, và bây giờ nó đang lưu trữ tới hơn 140 m, cao nhất là khoảng 161 m. Bây giờ ông không dám nghĩ quá nhiều, suy nghĩ chi tiết ra thì rất đáng sợ!

Tuy nhiên, hiện tại giai đoạn lũ ở Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây và những nơi khác vẫn còn nghiêm trọng. Vào đêm ngày 22/7, các nhân viên phòng chống lũ đang chuẩn bị nghỉ ngơi thì lại nhận được thông báo yêu cầu họp khẩn vì đê xuất hiện vết nứt. Sau đó, hơn 10 người nhanh chóng đi sửa chữa rò rỉ, làm thêm giờ xuyên đêm để cứu hộ, bận đến mức gần hai đến ba giờ đêm mới ngủ một chút. Hôm nay, tôi thức dậy lúc năm giờ sáng để chuẩn bị đi kiểm tra".

Bây giờ xem video diễn thử vỡ đập này, ông lo lắng liệu đập có xảy ra vấn đề gì không.

Ông nói rằng theo ước tính chính thức, sẽ có một đỉnh lũ hình thành ở hồ Bà Dương từ tối nay (23/7) đến ngày mai, có thể có tác động đến hạ lưu. Trong vài ngày qua từ 20-24/7, đều không có mưa nên mực nước bên đó đã giảm rất nhiều. Vì dù sao nó cũng là các nhánh sông, nên nói một cách tương đối, mực nước như vậy là cao.

Nhưng nếu như một trận mưa lớn khác như ngày 17/7 lại tới, thì bên đó sẽ không bảo vệ nổi. Mặc dù, trong hai ngày qua cố sức xả nước ra nhưng xả như thế nào, tình hình không lạc quan.

Nhân viên phòng chống lũ nói rằng tất cả những gì họ có thể làm bây giờ là cầu trời phù hộ. Nếu như không xảy ra trận mưa lớn trong lịch sử như ngày 17/7 thì vấn đề cũng không lớn. Nếu xảy ra trận mưa lớn đó thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì sức chứa là không đủ cho một trận mưa siêu to, và nếu thêm đỉnh lũ ở thượng lưu lại xuất hiện lần nữa, thì điều này cũng rất nguy hiểm. Chỉ có thể phó thác cho số phận, ông cũng không dám suy đoán.

Minh Thanh
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Lộ video diễn thử vỡ đập Tam Hiệp, nhân viên phòng chống lũ phân tích nội tình