Logic của ĐCS Trung Quốc: Sinh viên Hong Kong là khủng bố, Taliban thì không

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuối tháng trước, đại diện chính quyền Trung Quốc và tổ chức khủng bố Taliban bắt tay nhau tại Thiên Tân. Hôm qua (ngày 18/8), bốn sinh viên Đại học Hong Kong bị bắt vì đưa ra thông báo thương tiếc đối với người đàn ông đã tự sát sau khi chém cảnh sát hôm 1/7/2021, với tội danh "cổ vũ chủ nghĩa khủng bố". Khi nói đến "chủ nghĩa khủng bố", người Hong Kong sẽ nghĩ đến Taliban và Nhà nước Hồi giáo (ISIS), nhưng giờ đây sinh viên Hong Kong cũng bị chụp tội "khủng bố". Một nhà bình luận nói rằng, thuật ngữ "chủ nghĩa khủng bố" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong hai cuốn từ điển của nhân dân và chính quyền.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực thi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, quá nhiều hành động tàn ác và vô lý của chính quyền Hong Kong đã hoàn toàn lật đổ thế giới quan, giá trị quan, và nhân sinh quan của người dân Hong Kong.

Sinh viên Đại học Hong Kong bị cáo buộc "cổ vũ chủ nghĩa khủng bố"

Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 4 sinh viên Đại học Hong Kong vào ngày 18/8 và buộc tội họ vi phạm Luật An ninh Quốc gia với tội danh "cổ vũ chủ nghĩa khủng bố". Cảnh sát cấp cao Steve Li Kwai-wah của Cục An ninh Quốc gia cho biết, bốn người bị bắt ở độ tuổi từ 18 đến 20, và họ đều là thành viên của Hội sinh viên Đại học Hong Kong.

Vào ngày 1/7 năm nay, một vụ ám sát đã xảy ra ở Vịnh Causeway. Một người đàn ông 50 tuổi tên là Lương Kiện Huy (Leung Kin-fa) đã tự sát sau khi dùng dao đâm một cảnh sát. Sau đó, các kênh truyền thông đưa tin rằng, khi còn sống ông Lương Kiện Huy rất yêu Hong Kong, vì để trút bỏ bất mãn trước sự bạo ngược của nhà cầm quyền nên đã tự sát sau khi ám sát cảnh sát.

Vào ngày 7/7, Hội đồng Hội sinh viên Đại học Hong Kong đã thông qua một kiến nghị, bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc" về việc ông Lương Kiện Huy tự sát và "cảm ơn ông vì sự hy sinh dành cho Hong Kong". Động thái này ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính phủ Hong Kong và những người trong chính phủ thân Bắc Kinh. Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cũng lên án nghiêm khắc Hội sinh viên.

Do áp lực, Hội sinh viên đã rút lại kiến ​​nghị ba ngày sau đó, các sinh viên có liên quan cũng cúi đầu xin lỗi, một số cán sự cấp cao của Hội sinh viên cũng liên tiếp từ chức.

Ngày 9/7/2021, Ban chấp hành Hội sinh viên Đại học Hong Kong tham dự một cuộc họp báo, gửi lời xin lỗi và đồng loạt từ chức vì đưa ra thông báo thương tiếc đối với người đàn ông đã chém một cảnh sát hôm 1/7. (Anthony Kwan / Getty Images)
Ngày 9/7/2021, Ban chấp hành Hội sinh viên Đại học Hong Kong tham dự một cuộc họp báo, gửi lời xin lỗi và đồng loạt từ chức vì đưa ra thông báo thương tiếc đối với người đàn ông đã chém một cảnh sát hôm 1/7. (Anthony Kwan / Getty Images)

Tuy nhiên, chính quyền Hong Kong vẫn muốn làm khó. Ngày 16/7, một lượng lớn cảnh sát đã được huy động đến khám xét Khu liên hợp Hội sinh viên Đại học Hong Kong, vườn học thuật và văn phòng truyền hình trong khuôn viên trường, rồi lấy đi một loạt vật chứng như máy tính. Cảnh sát cấp cao Steve Li Kwai-wah cáo buộc Hội sinh viên Đại học Hong Kong "tô son điểm phấn cho bạo lực", cổ động người khác tấn công cảnh sát và khuyến khích hành vi tự tử.

Một sĩ quan cảnh sát (phải) thuộc cơ quan An ninh Quốc gia rời khỏi tòa nhà của Hội Sinh viên Đại học Hong Kong với một chiếc hộp sau khi tiến hành khám xét vào ngày 16/7/2021. (ISAAC LAWRENCE/AFP/Getty Images)
Một sĩ quan cảnh sát (phải) thuộc cơ quan An ninh Quốc gia rời khỏi tòa nhà của Hội Sinh viên Đại học Hong Kong với một chiếc hộp sau khi tiến hành khám xét vào ngày 16/7/2021. (ISAAC LAWRENCE/AFP/Getty Images)

Ông Tăng Chí Hào là người làm truyền thông ở Hong Kong, từng là người dẫn chương trình của Đài phát thanh Hong Kong. Ông bày tỏ, người Hong Kong chỉ có một suy nghĩ logic bình thường và các giá trị phổ quát mà họ tuân theo. Dùng những giá trị này để phán đoán một chút là có thể thấy sự vô lý và thiếu hiểu biết của chính quyền.

Ông Tăng nói rằng, kẻ bị buộc tội "khủng bố" nên là "Hiệp hội sinh viên Đại học Hong Kong hay Taliban?".

Bắc Kinh hy vọng thiết lập quan hệ hữu nghị với Taliban

Vào ngày 28 tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với ông Mullah Abdul Ghani Baradar, người đứng đầu Ủy ban Chính trị Taliban Afghanistan, và đoàn tùy tùng của ông ta tại Thiên Tân, Trung Quốc. Sau khi Afghanistan thất thủ, trang tin tức AFP đưa tin vào ngày 16/8 rằng trong một bức điện gửi từ Bắc Kinh, chính quyền này bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị với Taliban.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã phát video dài 60 giây để giúp Taliban "tẩy trắng". Trong đó nói rằng, Taliban là nhóm các sinh viên xuất thân từ dân nghèo, nhận được sự ủng hộ của nhân dân Afghanistan nên mới có thể nhanh chóng xây dựng thế lực của riêng mình và cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001. Taliban đã rời bỏ chính trường Afghanistan sau vụ 11/9 và vừa giành lại chính quyền vài ngày trước.

Hình ảnh các tay súng Taliban đứng canh dọc theo một con đường ở Herat vào ngày 19 tháng 8 năm 2021, trong bối cảnh quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (AREF KARIMI / AFP / Getty Images)
Hình ảnh các tay súng Taliban đứng canh dọc theo một con đường ở Herat vào ngày 19 tháng 8 năm 2021, trong bối cảnh quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (AREF KARIMI / AFP / Getty Images)

Ông Tăng chỉ ra rằng, không đợi phương Tây lên án chỉ trích, cư dân mạng Trung Quốc đã lên tiếng trước và nói rằng Taliban không phải là một tổ chức bình thường, mà là tổ chức khủng bố. Và rằng vào năm 2001, Taliban “bị đánh cho bỏ chạy” là vì đã bao che và lên kế hoạch cho vụ tấn công khủng bố ngày 11/9.

Ngoài ra, cư dân mạng còn chỉ ra các tội ác tày trời của Taliban như chặt đầu con tin, áp bức phụ nữ, dùng bom người đánh bom liều chết và tùy ý giết người trên đường phố. Họ nghi ngờ Bắc Kinh “tẩy trắng” Taliban để lừa gạt dân chúng.

Ông Tăng nói rằng, đứng trước những kẻ khủng bố như Taliban - những kẻ phạm tội ác chống lại loài người, thật hoang đường khi các quan chức ĐCSTQ không những đối xử với họ với tiêu chuẩn cao, mà còn bắt tay và chụp ảnh chung với họ, và đổi trắng thay đen mô tả họ như những nhân vật tử tế.

Taliban vs sinh viên Đại học Hong Kong, ai đáng sợ hơn?

Trong các cuộc chiến gần đây, ước tính đã có hàng chục nghìn dân thường, binh lính Afghanistan và quân đội Mỹ bị Taliban giết hại. Ông Tăng chỉ ra rằng, vụ ám sát của Lương Kiện Huy được chính quyền xếp vào loại "sói đơn độc tấn công khủng bố", "Nhưng Taliban có bao nhiêu quả bom người và bom trẻ em? Những quả bom này (đối với ĐCSTQ) đều không phải là khủng bố?!".

Ông cho rằng phép so sánh Taliban với các sinh viên Đại học Hong Kong là quá khiên cưỡng. Taliban được cả thế giới biết đến là một tổ chức khủng bố, đã thực hiện vô số vụ giết người, đốt phá, tấn công khủng bố, không điều ác nào là không làm. Các hành vi của tổ chức này mới thực sự là "chủ nghĩa khủng bố". Sao lại có thể cáo buộc 4 sinh viên Đại học Hong Kong là "cổ vũ chủ nghĩa khủng bố" được?

Ông Tăng nói rằng, công dân Hong Kong có một cuốn từ điển, trong khi chính phủ lại có một cuốn từ điển khác, thuật ngữ "chủ nghĩa khủng bố" trong hai cuốn từ điển này có định nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Đối với Bắc Kinh, Taliban không phải là khủng bố, mà một công dân Hong Kong bình thường - Lương Kiện Huy - người đâm thương cảnh sát vì bất mãn với chế độ bạo ngược mới là phần tử khủng bố. Hay 4 sinh viên Đại học Hong Kong vì muốn tưởng niệm ông Lương nên bị bắt chính là những kẻ “cổ vũ chủ nghĩa khủng bố”. Đây là "khủng bố" theo định nghĩa của Bắc Kinh.

Bên nào dùng vũ lực đoạt được chính quyền, súng nắm trong tay thì sẽ bắt tay với bên đó. “Nếu bạn không có súng trong tay, bạn chỉ có thể đầu hàng, Bắc Kinh sẽ không bắt tay với bạn”. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh và Taliban được gọi là anh em, ông Tăng nói.

Cựu MC của Đài phát thanh Hong Kong đặt câu hỏi, tại sao chính quyền Bắc Kinh độ lượng với Taliban nhưng lại tàn khốc với 4 sinh viên Hong Kong trong độ tuổi từ 18 đến 20 như vậy?

Đông Phương

Theo Vision Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Logic của ĐCS Trung Quốc: Sinh viên Hong Kong là khủng bố, Taliban thì không