Luật an ninh phiên bản Hồng Kông sẽ được bỏ phiếu, Tập Cận Bình chuẩn bị hy sinh Hồng Kông?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông" bị cáo buộc phá hủy nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông đã được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc và thu hút sự chú ý của công chúng. Một số truyền thông Hồng Kông cho biết luật này đưa ra rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ, bởi chính quyền ông Tập Cận Bình bất mãn với việc chính phủ Trump nhúng tay vào các vấn đề Hồng Kông. Trong tình hình khó khăn cả trong lẫn ngoài, ông Tập đã sẵn sàng hy sinh Hồng Kông để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Vào ngày 22/5, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khai mạc. Tại một cuộc họp báo tối hôm trước, người phát ngôn của Đại hội đã công bố chương trình nghị sự, trong đó sẽ có đánh giá về "quyết định thiết lập và kiện toàn hệ thống pháp lý của Hồng Kông để bảo vệ an ninh quốc gia" và thiết lập các cơ chế thực thi liên quan.

Nhiều kênh truyền thông Hồng Kông đã dẫn lời các nguồn tin nói rằng nội dung của luật an ninh quốc gia này sẽ bao gồm "chia rẽ đất nước", "lật đổ Chính phủ Nhân dân Trung ương", "can thiệp nước ngoài" và "hành vi khủng bố". Luật này không cần thông qua Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, và sẽ được đưa vào Điều 23 của Luật cơ bản để thực hiện trực tiếp.

Truyền thông của ĐCSTQ dẫn lời các chuyên gia dự đoán rằng các thủ tục lập pháp của Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông có thể được hoàn thành nhanh nhất trong vòng 6 tháng.

Việc Luật an ninh quốc gia này không cần thông qua lập pháp Hồng Kông khiến nhiều nhà phân tích cho rằng nó còn tồi tệ hơn Điều 23 của Luật cơ bản và sẽ là mối đe dọa đối với an toàn của người nước ngoài ở Hồng Kông.

Tờ Apple Daily của Hồng Kông cho biết, các nguồn tin tiết lộ rằng Bắc Kinh công bố về Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. ĐCSTQ bất mãn trước việc chính phủ Trump theo dõi sát các vấn đề Hồng Kông kể từ chiến dịch Phản đối Dự luật dẫn độ vào năm ngoái. ĐCSTQ muốn ra tay trước để chiếm ưu thế, vì vậy đã mạnh tay làm và không nể nang gì.

Nguồn tin nói rằng, đặc biệt, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã nhiều lần nhấn mạnh việc trì hoãn đệ trình "Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông" để chờ xem động thái của Lưỡng hội, vì vậy Bắc Kinh chỉ đơn giản là ‘nhất phách lưỡng tán’ (một đập vỡ đôi), chuẩn bị hy sinh Hồng Kông.

Nguồn tin tiết lộ rằng Bắc Kinh không đột nhiên trở nên cứng rắn, mà đang thực hiện các quyết định chính trị của các Phiên họp toàn thể trước đây của ĐCSTQ. Trước tiên, ông Tập đã sắp xếp để những người không có kinh nghiệm công tác về Hồng Kông và Macau như Lạc Huệ Ninh (Luo Huining) và Hạ Bảo Long (Xia Baolong) nghỉ hưu, điều chỉnh hệ thống các bộ phận liên quan đến Hồng Kông, từng bước thắt chặt đối với chính sách Hồng Kông.

Nguồn tin cũng nói rằng sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã đề xuất ‘giấc mộng Trung Hoa’, xây dựng một xã hội toàn thịnh. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nền kinh tế đang chậm lại, đồng thời liên tục xung đột với các nước phương Tây, hơn nữa đang đối mặt với áp lực chưa từng có từ Hoa Kỳ trước các vấn đề Hồng Kông và Đài Loan. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, nếu ông Tập không thể giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhanh chóng, sẽ ảnh hưởng tới những sắp đặt sau này của ông, cản trở ông kéo dài chế độ lãnh đạo trọn đời của mình.

Việc xử lý vấn đề Hồng Kông của ông Tập vào thời điểm này là nhằm che đậy các xung đột xã hội như suy thoái kinh tế của Trung Quốc, và chuyển hướng truy cứu trách nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với ĐCSTQ về vấn đề đại dịch. Tuy nhiên, điều này sẽ gia tăng thêm sự hỗn loạn và bất ổn xã hội ở Hồng Kông, cuối cùng ‘cái được chẳng bõ cho cái mất’.

Tối ngày 21/5, bà Trần Thục Trang (Chen Shu Zhuang), thành viên sáng lập Đảng Công dân Hồng Kông, đã chỉ trích Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông không thông qua thăm dò ý kiến, và cũng không rút ra bài học về việc sửa đổi "pháp lệnh về tội phạm bỏ trốn". Bà kêu gọi người dân Hồng Kông tiếp tục lấy lá phiếu bảo vệ giá trị cốt lõi của Hồng Kông trong đợt bầu cử Hội đồng lập pháp vào tháng 9 năm nay.

Chủ tịch Đảng Demosistō, ông Nathan Law đã có bài viết chỉ trích việc Bắc Kinh không thông qua luật Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, thiếu quá trình tham vấn, không tiếp nhận những phản đối và không bình ổn hiệu quả các lực lượng đối lập mới nổi, cũng không thuyết phục được nhóm trung gian, thậm chí là những thương nhân ở Đại lục.

Bài viết chỉ trích Bắc Kinh đã phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông và hy sinh Hồng Kông vì sự ổn định chính trị của mình. "Mở ra quá trình ôm tất lẫn lộn (tốt hay xấu rồi cũng bị tiêu hủy)”, khiến Hồng Kông mất đi nền kinh tế độc lập, vốn nước ngoài và tín nhiệm của giới doanh nghiệp.

Bài viết còn nói rằng Điều luật 23 là "nhất định phải phản đối". Động thái của Bắc Kinh là chống lại người dân Hồng Kông trên đường phố và phủ nhận tính hợp pháp của chính quyền trong Hội đồng Lập pháp. "Đây là thời điểm để chống trả", kêu gọi người Hồng Kông không được từ bỏ, dùng ý chí mạnh mẽ nhất và đối mặt với thời đại đen tối nhất, "Người Hồng Kông không giỏi chiến đấu, nhưng nếu cần sẽ đứng lên chiến đấu".

Kế hoạch thiết lập Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông của ĐCSTQ đã khiến dư luận quốc tế đặc biệt chú ý. Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Washington, ông Evan Medeiros, cựu giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, đã miêu tả rằng việc ĐCSTQ thảo luận về Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông thậm chí còn tồi tệ hơn cả tuyên bố trước đó về Điều 23 của Luật cơ bản.

"Điều này có nghĩa là ‘Luật cơ bản’ sẽ giống như luật chết và sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung rơi vào khủng hoảng, bởi vì Mỹ phải bắt đầu kiểm tra xem Trung Quốc có rút bỏ các cam kết khác hay không".

Vào ngày 21/5, Tổng thống Trump đã cho biết nếu ĐCSTQ quyết định thực thi Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, Hoa Kỳ sẽ có phản ứng "rất mạnh mẽ".

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Luật an ninh phiên bản Hồng Kông sẽ được bỏ phiếu, Tập Cận Bình chuẩn bị hy sinh Hồng Kông?