Mục đích thực sự của chuyến công du của ông Tập trước thềm Đại hội đảng lần thứ 20?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, ông Tập Cận Bình đã hơn hai năm không ra nước ngoài, bây giờ đột nhiên đi tham gia Hội nghị thượng đỉnh SCO. Chưa kể, ông Tập Cận Bình sắp tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20. Đối với ông Tập, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 là nhiệm vụ chính trị lớn nhất, tái đắc cử là nhiệm vụ chính trị lớn nhất. Vậy tại sao ông lại đi thăm Kazakhstan? Mục đích của chuyến đi này là gì?

Đến Kazakhstan, dấu hiệu chứng tỏ ông Tập nắm trong tay ‘tam quyền’ và quân sự

Trong chương trình “Chính luận thiên hạ” đăng ngày 07/09, Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng chuyến công du của ông Tập là một sự kiện rất quan trọng và đáng chú ý.

Đến nay, có hai nguồn tin độc lập xác nhận chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, một là Bộ Ngoại giao Kazakhstan ngày 5/9 cho biết ông Tập Cận Bình sẽ thăm Kazakhstan vào ngày 14/9; hai là Đại sứ Nga tại Trung Quốc Denisov vào ngày 07/09.

Về lịch trình chi tiết, theo một số báo chí đưa tin, sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Kazakhstan vào ngày 14/09, ông sẽ đến Samarkand, Uzbekistan để tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO vào ngày 15/09 và ngày 16/09, sau đó ông Tập Cận Bình và ông Putin sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh SCO.

Nhưng phía Trung Quốc luôn từ chối xác nhận, vì lúc đó vẫn còn một chút biến tướng, đó là có một cuộc họp quan trọng, còn cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương CPC vào ngày 09/09 thì vẫn chưa được tổ chức. Đến tận ngày 13/09, Bộ Ngoại giao của Trung Quốc mới chính thức xác nhận thông tin này.

Thông thường, vào thời điểm nhạy cảm như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ sẽ không ra nước ngoài, bởi vì họ rất lo lắng về những sự kiện bất ngờ sẽ xảy ra trong nước trong chuyến thăm, thậm chí là một đảo chính.

Nói một cách cụ thể hơn, ông Tập cần phải sắp xếp mọi thứ. Từ việc các vị trí nhân sự trong Đại hội đảng đã được sắp xếp hợp lý chưa, đến việc đảm bảo rằng các thế lực thù địch không thể gây ra bất kỳ cơn bão nào, nhằm đảm bảo cuộc họp được diễn ra thuận lợi, và đảm bảo rằng ông Tập có thể đăng quang thuận lợi. Sau lúc đó, ông Tập mới có thể tính toán về những thứ khác.

Vì vậy, điểm lại lịch sử, trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo đã không ra nước ngoài. Theo giáo sư Chương, lần cuối cùng ông Hồ và và ông Ôn ra nước ngoài, là vào tháng 5 hoặc tháng 6 cùng năm (khoảng giữa năm ấy) và sau đó không có cuộc công du nào cho đến khi đại hội đảng diễn ra suôn sẻ.

Tuy nhiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, mặc dù có sự thay đổi nhiệm kỳ, ông Giang Trạch Dân thực sự ra nước ngoài. Bởi vì lúc đó ông Giang Trạch Dân đang nắm tam quyền trong tay (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy), quân đội cũng đều nằm trong quyền kiểm soát của ông ta, nên ông Giang rất an tâm khi ra nước ngoài. Ông Hồ và ông Ôn không có bất kỳ đội ngũ nào của riêng ông ta trong đảng, chính phủ và hệ thống quân đội, cũng không có tay chân của mình trong quân đội.

Năm ấy, vì ông Giang Trạch Dân quá chắc chắn và ông ấy biết rằng có rất nhiều người trong quân đội ủng hộ ông nên ông Giang mới dám đến Hoa Kỳ một tháng trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vì vậy, theo nhận định của giáo sư Chương, nếu ông Tập Cận Bình dám thăm Kazakhstan và trở về an toàn, xác suất ông Tập được bầu lại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ có thể tăng lên 99%.

Vì sao ông Tập muốn gặp ông Putin?

Mục đích thực sự của chuyến công du của ông Tập trước thềm Đại hội đảng lần thứ 20?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin qua một liên kết video, từ Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 02/12/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Noel Celis - Pool / Getty Images)

Là một người am hiểu chính trường Trung Quốc, giáo sư Chương cho rằng, khi ông Tập Cận Bình thăm Kazakhstan, không có vấn đề gì cần giải quyết ngay ở nơi đó. Ngoài việc ĐCSTQ muốn bành trướng thế lực ở Trung Á, hay nói chuyện với Kazakhstan về các vấn đề năng lượng, cung cấp khí đốt tự nhiên và dầu thô.

Một lý do rất quan trọng cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là gặp Putin. Có thể nói ông Putin thực sự là người cố vấn tinh thần của ông Tập Cận Bình, ít nhất ở một số khía cạnh. Giáo sư Chương bình luận rằng ông Tập Cận Bình hẳn rất ngưỡng mộ, thậm chí có thể hy vọng lấy ông Putin làm gương.

Một là ông Putin đã dùng thủ đoạn chính trị của riêng mình để can dự vào mối quan hệ cá nhân với ông Medvedev trong nhiều năm. Ngoài ra, trước khi nhiệm kỳ 20 năm của mình hết hạn, ông đã thông qua một sửa đổi hiến pháp khác cho phép ông giữ chức tổng thống cho đến năm 2036 một cách hợp pháp.

Nói một cách tổng quát, theo luật hiện hành của Nga, ông có thể làm tổng thống cho đến năm 2036, tương đương với 36 năm cầm quyền từ năm 2000 đến năm 2036. Đây là tham vọng của ông Putin, đồng thời cũng là tham vọng của ông Tập Cận Bình.

Nếu ông Putin có thể đạt được điều mình muốn, thì đây là điều mà ông Tập ghen tị! Vì vậy, ông Putin có thể được coi là người thầy tinh thần của ông Tập trong việc kéo dài nhiệm kỳ. Giáo sư Chương tin rằng ông Tập Cận Bình có tham vọng nắm quyền cả đời.

Thứ hai là việc ông Putin đưa quân đến Ukraine, để hiện thực hóa giấc mơ của Chủ nghĩa Nga vĩ đại, ít nhất là ông ấy đã chiếm đóng được Crimea trước đó. May mắn thay, việc ông Putin điều quân đến Ukraine là một mớ hỗn độn không thành công, nếu không, thành công của ông Putin chắc chắn sẽ khuyến khích ông Tập Cận Bình thôn tính Đài Loan.

Trong chương trình “Chính luận thiên hạ” đăng ngày 08/09, giáo sư Chương cho rằng ông Tập đã thể hiện tín hiệu cho thấy rằng ĐCSTQ rất ngưỡng mộ Nga bằng cách đưa ông Lật Chiến Thư đi làm tiền trạm trước trong Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2022 tại thành phố Vladivostok của vùng Viễn Đông Nga vào ngày 07/09.

Chúng ta đều biết, ông Lật Chiến Thư là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và tay chân thân tín của ông Tập Cận Bình.

Phát biểu tại diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2022, ông Lật cho biết Trung Quốc vui mừng nhận thấy dưới sự lãnh đạo của ông Putin, nền kinh tế Nga không bị đè bẹp bởi các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ Mỹ và các nước phương Tây, mà đã đạt được sự ổn định và chứng tỏ khả năng phục hồi trong một thời gian tương đối ngắn.

Nhận xét này đánh thẳng vào mặt Hoa Kỳ và phương Tây, nói cách khác, Trung Quốc rất hài lòng vì Nga đã sống sót sau các lệnh trừng phạt mà Châu Âu và Hoa Kỳ áp đặt lên Nga, đồng thời thể hiện khả năng phục hồi kinh tế.

Tình hình hiện tại ở Nga chắc chắn là nguồn cảm hứng cho ông Tập. Vì vậy, lần này ông Tập Cận Bình đến gặp ông Putin, trước tiên là để gặp người cố vấn tinh thần và cho ông ấy một chút an ủi. Nếu nước Nga có thể tồn tại, thì ông Tập có thể nghĩ rằng ĐCSTQ có thể tồn tại nếu bị trừng phạt tương tự.

Hợp tác Nga - Trung tách rời thế giới

Trong chương trình “Chính luận thiên hạ” đăng ngày 12/09, giáo sư Chương đã dự đoán rằng trong chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình có thể sẽ ký một loạt thỏa thuận với ông Putin để chuẩn bị cho việc thiết lập một chu trình tự cung tự cấp cho nền kinh tế giữa Trung Quốc và Nga.

Đây là một việc rất lớn, có nghĩa là, Trung Quốc và Nga nên chung tay thiết lập một trật tự thế giới mới và hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế để chống lại các xã hội tự do của Châu Âu và Hoa Kỳ. Hay nói cách khác, ông Tập Cận Bình cũng đang chuẩn bị tách khỏi châu Âu và Hoa Kỳ.

Chúng ta biết rằng điểm yếu lớn nhất của ĐCSTQ hiện nay là năng lượng và lương thực. Đối với một quốc gia, nếu không có năng lượng, tất cả các ngành công nghiệp sẽ ngừng hoạt động, nếu không có lương thực, tất cả mọi người sẽ chết đói. Sự phụ thuộc của ĐCSTQ vào dầu nước ngoài đã lên tới 80%. Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của ĐCSTQ là khoảng 85%, và 15% cần phải nhập khẩu. Trong hoàn cảnh như vậy, làm thế nào để đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực là vấn đề quan trọng thiết yếu đối với ĐCSTQ .

Do đó, Nga có thể sẽ bù đắp cho những thiếu sót của ĐCSTQ trong vấn đề này, vì ĐCSTQ muốn nhập khẩu năng lượng, Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn và là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn, lúa mì của Nga được xuất khẩu ra thế giới.

Nếu vấn đề năng lượng và lương thực có thể được giải quyết từ phía Nga thì ĐCSTQ có thể sẽ quyết tâm hơn trong việc cắt đứt quan hệ với phương Tây hoặc đóng cửa đất nước.

Theo báo cáo từ RFA, các giao dịch khí đốt Trung-Nga được thanh toán bằng đồng rúp và đồng Nhân dân tệ. Được biết, vào ngày 06/09, Gazprom và phía Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận rằng trong việc thu xếp cung cấp khí đốt tự nhiên, phương thức thanh toán sẽ là đổi từ USD sang đồng NDT và rúp.

Ví dụ, ĐCSTQ sử dụng NDT để mua năng lượng và thực phẩm từ Nga và Nga sử dụng NDT do ĐCSTQ cấp để lần lượt mua các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Trung Quốc hoặc cả hai bên đều sử dụng đồng rúp. Trên thực tế, nó có nghĩa là hai bên thoát khỏi đồng USD khi họ giao dịch.

Tất nhiên, lý do tại sao điều này đã không xảy ra trước đây hoặc việc mua năng lượng hoặc hàng hóa quốc tế được thanh toán bằng USD, một lý do rất quan trọng là giá trị tiền tệ của đồng USD ổn định.

Khi Trung Quốc và Nga thanh toán các khoản thanh toán bằng NDT và rúp, mấu chốt ở đây là giá trị tiền tệ của cả hai bên không ổn định và đồng tiền này cũng không được quốc tế chấp nhận, dẫn đến việc một bên sẽ bị lỗ nặng.

Việc xây dựng một vòng lặp nội bộ giữa Trung Quốc và Nga sẽ giúp Nga tồn tại lâu hơn trong cuộc chiến Nga-Ukraine và giúp Trung Quốc có thể ổn định lại sau những bất ổn do chiến dịch “Zero-COVID” trong hơn 2 năm qua. Tuy nhiên, chế độ độc tài đi kèm với bế quan tỏa quốc không biết sẽ đưa Trung Quốc đi về đâu hay chỉ nhằm tái hiện lại lịch sử “Đại nhảy vọt” trong thời kỳ Mao Trạch Đông?

Minh Đăng



BÀI CHỌN LỌC

Mục đích thực sự của chuyến công du của ông Tập trước thềm Đại hội đảng lần thứ 20?