Người biểu tình Hồng Kông dọa tiêu diệt ĐCSTQ nếu thi hành Điều 23

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ vẫn tiếp tục kéo dài nửa năm nay và tình hình ngày càng trở nên căng thẳng. Chủ nhiệm Phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, ông Trương Hiểu Minh tuyên bố rằng do không ban hành Điều 23 (Dự thảo điều khoản lập pháp An ninh Quốc gia) đã gây ra tình trạng hiện tại và chỉ trích Hoa Kỳ là cái ô bảo vệ cho các thế lực phản động. Người dân Hồng Kông tuyên bố rằng họ sẽ không bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa và sẽ tiếp tục chiến đấu, đồng thời cảnh cáo nếu ĐCSTQ thúc đẩy Điều 23, Hồng Kông sẽ biến thành tử thành và chế độ ĐCSTQ cũng có thể bị tiêu diệt.

Ngày 11/12, trên kênh truyền thông của ĐCSTQ, ông Trương Hiểu Minh đã đưa ra một soạn văn với tiêu đề "Kiên trì và hoàn thiện hệ thống một quốc gia hai chế độ”. Ông khẳng định rằng việc Hồng Kông vẫn không thông qua Điều 23 và thành lập cơ quan chấp hành thích hợp là nguyên nhân chủ yếu khiến các thế lực lấy cớ vì độc lập Hồng Kông mà gia tăng các hoạt động gây chia rẽ và ngày càng leo thang trầm trọng.

Anh David Ng, một trí thức tham gia tích cực vào Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông, đã tham gia phỏng vấn với tờ Epoch Times, cho rằng đây là một cái cớ điển hình để ĐCSTQ phủ nhận chính quyền của họ đã thất bại nặng nề. Trước hết, thực tế là "thế lực nước ngoài" hoàn toàn không tồn tại; chính xác "các lực lượng chống Trung Quốc" mà ĐCSTQ thường hay tuyên truyền chỉ là một cái cớ ĐCSTQ dùng để phủ nhận sự thất bại của mình, cũng thuận tiện cho chính sách ngu dân của họ. Lần này, hơn 2 triệu cử tri đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử hội đồng quận. Không thể có "thế lực nước ngoài" nào có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lý trí của 2 triệu người dân Hồng Kông.

Anh nhận định rằng kể từ khi thành lập, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ ý muốn thâm nhập và kiểm soát toàn diện đối với Hồng Kông. Thậm chí, sau khi chuyển giao quyền lực còn ngang nhiên trắng trợn hơn. Thời kỳ Giang Trạch Dân đương nhiệm, ông ta đã từng thúc đẩy Điều 23 nhưng thất bại. Mặc dù lúc đó đành rút lui nhưng ĐCSTQ vẫn luôn ấp ủ cơ hội thúc đẩy lại lập pháp Điều 23.

"Sau khi ông Lương Chấn Anh lên làm Trưởng đặc khu, chính sách của ĐCSTQ đối với Hồng Kông đã hoàn toàn là ‘xã hội đen hóa’; bao gồm sử dụng nhóm xã hội đen gọi là ‘Hội thanh quan’ tấn công các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông; sử dụng bạo lực trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ; mong dùng bạo lực để đe dọa người dân Hồng Kông phải hoàn toàn phục tùng ĐCSTQ như Macau".

Cuộc họp báo vào ngày 9/12 cũng đã cho thấy rõ sự bạo lực của cảnh sát. Cảnh sát thừa nhận đã bắn 16.000 quả đạn hơi cay, 10.000 viên đạn cao su, 2.000 quả đạn túi và 1.850 quả đạn xốp. Tính đến ngày 5/12, 5.980 người Hồng Kông và hơn 2.380 sinh viên đã bị bắt. Những khẩu hiệu phản kháng của người dân Hồng Kông ngày càng mạnh mẽ, từ “người dân Hồng Kông cố lên” đến “người dân Hồng Kông phản đối” và “người dân Hồng Kông báo thù”.

Ngày 15/11/2019, các đầu đạn hơi cay đã được các sinh viên của Đại học Trung Văn Hồng Kông kết thành một quả bóng lớn, chế nhạo cảnh sát rằng các sinh viên sẽ không vì thế mà đầu hàng
Ngày 15/11/2019, một thùng đạn hơi cay, đạn cao su và đạn túi vải đã được phát hiện tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc

Anh David nói rằng trước sự ngạc nhiên của ĐCSTQ, người dân Hồng Kông không hề sợ hãi cảnh sát vũ trang hay bạo lực, trái lại, họ không hề nao núng, tiếp tục phản kháng, ngày càng kiên cường.

Hiện tại, ông Trương Hiểu Minh cao giọng nhắc tới Điều 23, anh David tin rằng điều này có nghĩa là ĐCSTQ đã rất không hài lòng và mất kiên nhẫn với Hồng Kông khi không ký Điều 23. "Đối với ĐCSTQ, điều nguy hiểm nhất là các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã thực sự thức tỉnh cộng đồng quốc tế cảnh giác đối với ĐCSTQ, và đều vô cùng quan tâm ủng hộ Hồng Kông, bao gồm Đài Loan, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và thậm chí cả Nhật Bản. Không chỉ thông qua luật pháp, chuẩn bị ra chế tài và xem xét lại quan hệ với ĐCSTQ, các nước đã chủ trương thiết lập quan hệ với Đài Loan. Điều này lại càng trực tiếp kích động ĐCSTQ".

Anh David dự đoán rằng theo lệnh của ĐCSTQ, chính phủ Hồng Kông sẽ nhanh chóng ký duyệt Điều 23 và thành lập một cơ quan chấp pháp để tiêu diệt hoàn toàn các lực lượng chống cộng ở Hồng Kông.

Anh cảnh cáo rằng nếu ĐCSTQ làm như vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. "Hồng Kông chắc chắn sẽ bị châu Âu và Hoa Kỳ hủy bỏ ưu đãi thuế. Vị thế của trung tâm tài chính của Hồng Kông cũng sẽ bị Tokyo và Singapore thay thế. Đồng thời, phong trào bỏ chạy khỏi Hồng Kông sẽ bùng nổ, hàng triệu tinh anh xã hội sẽ di dân tới Mỹ, Đài Loan, Nhật... ĐCSTQ sẽ hoàn toàn mất các kênh niêm yết và tài chính, cộng với cuộc chiến thương mại ngày càng xấu đi, vốn đầu tư nước ngoài sẽ không đi qua Hồng Kông vào Trung Quốc, và cuối cùng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và xã hội chưa từng có. ĐCSTQ rất có thể vì thế mà bị tiêu diệt".

Ông Trương Hiểu Minh cũng tuyên bố rằng việc thực hiện một quốc gia, hai chế độ ở Hồng Kông đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng chưa từng có, và nó cũng đã phơi bày những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội...

Anh David nói rằng đây là vấn đề bản thân chính sách "một quốc gia, hai chế độ của ĐCSTQ. "Một quốc gia, hai chế độ”, nghĩa là duy trì chế độ vốn có ban đầu của Hồng Kông tới năm 2047, và không thực thi chủ nghĩa xã hội, có hệ thống tư pháp độc lập, đảm bảo tự do ngôn luận.

Nhưng “một quốc gia, hai chế độ" của ĐCSTQ là để duy trì mở cửa về tài chính cho Hồng Kông, thuận tiện cho hoạt động rửa tiền và gây quỹ, đồng thời xóa bỏ mọi tự do chính trị ở Hồng Kông. Hiện tại, ông Trương Hiểu Minh nói đến "một quốc gia, hai chế độ", nhưng so với lời hứa của ĐCSTQ vào thời điểm ban đầu thì lời nói ấy là hoàn toàn là lừa đảo.

Đối với cuộc tổng tuyển cử, Trưởng đặc khu và Hội đồng Lập pháp, ông Trương Hiểu Minh tuyên bố rằng bất kể khi nào cải cách chính trị được khởi động lại, đều cần phải tuân thủ các quy định liên quan của Luật cơ bản và quyết định 831, Trưởng đặc khu phải đảm bảo là người yêu nước được chính quyền trung ương tin cậy.

Anh David tin rằng ĐCSTQ đã bóp méo định nghĩa "yêu nước" và "về cơ bản yêu cầu người giữ chức là ‘người yêu Đảng’. Đảng và nhà nước không tách rời, đảng và nhà nước là một. Đây cũng là trò bịp của ĐCSTQ, và bóp méo Luật cơ bản bởi Luật cơ bản chỉ yêu cầu ‘yêu nước yêu Hồng Kông’, không yêu cầu Trưởng đặc khu phải cống hiến cho ĐCSTQ".

Minh Thanh

Theo Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Người biểu tình Hồng Kông dọa tiêu diệt ĐCSTQ nếu thi hành Điều 23