Người dân Trung Quốc kiện chính quyền Trung ương, đòi công lý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm nông dân từ Thượng Hải và một cặp vợ chồng ở tỉnh Hồ Bắc đã đệ đơn kiện Chính phủ Trung Quốc và yêu cầu bồi thường vì cáo buộc Chính phủ đối xử tàn tệ với người dân. Trong một dấu hiệu hiếm hoi trực tiếp phản đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), Thủ tướng Lý Khắc Cường nằm trong danh sách bị cáo.

Các nguyên đơn đã nhiều lần khiếu nại lên các cơ quan chính phủ thông qua các kiến ​​nghị chính thức, nhưng đều không được giải quyết

Họ đã nộp đơn kiện như một giải pháp cuối cùng.

“Kinh nghiệm đau thương của chúng tôi cho chúng tôi hiểu được rằng khiếu kiện là một con đường không thể vượt qua và [quy trình] không được pháp luật bảo vệ hoặc giám sát”, những người nông dân Thượng Hải viết trong đơn kiện của họ.

Các đơn kiện đã được gửi đến các tòa án ở Bắc Kinh. Tại thời điểm bài viết này, nguyên đơn vẫn chưa nhận được phản hồi từ tòa án.

He Bin và Xu Caihong đệ đơn kiện lên tòa án cao nhất của đất nước, Tòa án Nhân dân Tối cao, vào ngày 24/10/2020. (Ảnh chụp màn hình)

Cặp vợ chồng khiếu kiện từ Hồ Bắc

Ông He Bin, 47 tuổi và vợ Xu Caihong 50 tuổi đã đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 24/10. Họ khiếu kiện người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Lý Khắc Cường, và Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc [cơ quan lập pháp bù nhìn] của Trung Quốc, Lật Chiến Thư

Trong đơn kiện, vợ chồng ông He trình bày rằng họ bị các quan chức buộc đóng cửa các cửa hàng và nhà hàng của họ. Họ đến Bắc Kinh để khiếu nại. Tuy nhiên, họ thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu.

Trong một số cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times tiếng Trung, vợ chồng ông He đã nói về kinh nghiệm của họ khi khiếu kiện lên các nhà chức trách.

Trước năm 2000, ông He và vợ là bà Xu làm công nhân tại nhà máy sợi hóa học Hồ Bắc ở thành phố Tương Dương.

Gia đình họ sở hữu một cửa hàng ở trung tâm thành phố Tương Dương, chuyên bán các loại hàng hóa cho người tiêu dùng trẻ tuổi, như văn phòng phẩm cao cấp, quà tặng thời trang và đồ trang sức, v.v. Sau khi bị sa thải năm 2000, họ dành toàn bộ thời gian cho cửa hàng. Họ cáo buộc rằng, cửa hàng của họ làm ăn phát đạt đã khiến đối thủ cạnh tranh của họ - những người có quan hệ với quan chức địa phương và xã hội đen - ghen tức.

He Bin dùng tay để biểu thị “Sáu” và “Bốn” để tưởng nhớ Vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6 năm 2016. Ảnh chụp và chú thích của Xu Caihong)

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Năm 2001, ông He bị chính quyền địa phương kết tội phát ngôn sai sự thật và bắt giam. Vợ ông là bà Xu, trong nửa năm trời đã thỉnh nguyện lên các cơ quan chính phủ với hy vọng chồng bà sẽ được trả tự do. Cuối cùng, sau nhiều tháng, ông He đã được gỡ tội và trả tự do.

Tuy nhiên, ngay sau khi ông He được thả, những kẻ côn đồ đã đột nhập vào cửa hàng của họ và đập phá gần như toàn bộ hàng hóa. Những kẻ phá hoại cho cặp vợ chồng biết rằng họ đã làm theo lệnh của một quan chức tại Tòa án Quận Phàn Thành, ông He cho biết.

Hai vợ chồng ông He buộc phải đóng cửa cửa hàng và bắt đầu cuộc chiến pháp lý kéo dài 6 năm, bao gồm đệ đơn kiện chủ sở hữu của cửa cạnh tranh và các quan chức tại tòa án quận. Họ cũng đã đến văn phòng kiến ​​nghị ở Vũ Hán (thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc) và văn phòng khiếu nại quốc gia ở Bắc Kinh.

Có một mùa đông khi bà Xu đang mang thai, do khiếu nại lên chính quyền nên bà bị cảnh sát giam giữ tạ "trung tâm giáo dục luật pháp" ở quận Phàn Thành. Một số cảnh sát mặc thường phục đã bao vây bà và đánh đập cho đến khi bà bị sẩy thai. Thương tật đã khiến bà mất khả năng tiếp tục mang thai.

Năm 2008, hai vợ chồng ông He và bà Xu chấp nhận mức bồi thường của chính quyền quận là 120.000 nhân dân tệ (hơn 400 triệu đồng) tiền mặt kèm theo bảo hiểm an sinh xã hội cho cả hai người. Sau đó, họ sử dụng số tiền đó để mở một nhà hàng nhỏ, nằm bên trong một tòa nhà thuộc Tòa án quận Phàn Thành.

Xu Caihong dùng tay để biểu thị “Sáu” và “Bốn” để tưởng nhớ Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 4/6/2016. (Theo chú thích ảnh của Xu Caihong)

Vào năm 2010, tòa án bất ngờ tuyên bố sẽ sửa chữa tòa nhà, và hủy hợp đồng thuê nhà hàng của vợ chồng ông He và bà Xu, mặc dù hợp đồng vẫn đang còn hiệu lực. Sau khi ông He và bà Xu chuyển đi, tòa án đã cho một người thuê khác thuê lại nhà hàng với giá cao hơn mà không tiến hành bất kỳ sửa chữa nào.

Ông He và bà Xu sau đó bắt đầu đợt khiếu nại thứ hai tại Bắc Kinh.

Bị đưa vào danh sách đen của nhà chức trách, ông He và bà Xu bị cảnh sát chặn lại trên đường phố ở Bắc Kinh sau khi camera giám sát phát hiện vị trí của họ. Mùa đông năm 2017, cảnh sát đã đột kích vào nhà hàng nhỏ của họ ở Bắc Kinh và yêu cầu chủ nhà vứt hết đồ đạc của họ, cặp vợ chồng cho biết.

Trong vài năm qua, họ đã bị bắt giam nhiều lần khi thỉnh nguyện trong thời gian diễn ra các hội nghị cấp quốc gia của chính quyền Trung Quốc và các cuộc họp quan trọng ở Bắc Kinh.

Ông He và bà Xu viết trong đơn kiện: “Chúng tôi nghĩ rằng việc những người đứng đầu chính phủ này là ông Lý Khắc Cường và ông Lật Chiến Thư không giải quyết khiếu kiện của người dân là nguyên nhân gây ra những hành vi xâm phạm quyền công dân của người dân, làm trầm trọng thêm vấn đề này và khuyến khích tất cả những hành vi vi phạm nhân quyền. Chúng tôi yêu cầu các bị cáo Lý Khắc Cường và Lật Chiến Thư] phải tích cực tu sửa bản thân và lãnh chịu trách nhiệm”.

Tháng 10 năm 2020, có 56 nông dân ở Thượng Hải đệ đơn khiếu kiện Quốc vụ viện Trung Quốc tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thứ nhất tại Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình)

Nông dân Thượng Hải

Shi Kehua và 55 người nông dân khác sống tại các thị trấn Gaodong, Gaonan và Yangyuan thuộc huyện Xuyên Sa, Thượng Hải.

Năm 1992, Thượng Hải phân chia ba thị trấn này vào Khu thương mại Miễn thuế Ngoại Cao Kiều Phố Đông. Có 56 hộ nông dân và hàng xóm của họ đã phải nhường nhà cho chính quyền địa phương để tái phát triển. Họ đã ký hợp đồng trong đó chính phủ hứa sẽ bố trí chỗ ở mới tương đương cho họ.

Tuy nhiên, các căn hộ họ được đền bù nhỏ hơn nhiều so với nơi ở trước đây của họ.

Đơn kiện của những người nông dân này viết: “Năm 1992, chúng tôi, gồm 56 nguyên đơn, sở hữu tổng cộng 10.542,3 mét vuông đất thổ cư và diện tích nhà ở của chúng tôi tổng cộng là 11.029,15 mét vuông. Còn hiện tại, tổng số diện tích ở mà chính quyền đền bù cho chúng tôi chỉ là 6.249,69 mét vuông, tức là ít hơn 4779,46 mét vuông (tương đương với 43,33 %)”.

Những người nông dân đã nhiều lần kiến ​​nghị và khiếu nại lên chính quyền thành phố Thượng Hải trong nhiều thập kỷ, nhưng không nhận được phản hồi.

Nông dân làm việc trên cánh đồng ở Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc, vào ngày 6/6/2018 (VCG/VCG via Getty Images)

Theo báo cáo chính thức, vào ngày 20/8/2018, những người nông dân trên đã nộp đơn khiếu nại [về tranh chấp] tài sản lên chính quyền thành phố Thượng Hải, nhưng không được chính phủ hồi đáp.

Bốn tháng sau, vào ngày 20/12/2018, họ lại đệ đơn yêu cầu chính quyền xem xét lại khiếu nại tài sản của họ — theo Luật xem xét lại quy định hành chính của Trung Quốc. Sáu ngày sau, chính quyền Thượng Hải trả lời, nói rằng những người nông dân này phải làm đúng thủ tục quy trình khiếu kiện.

Những người nông dân cảm thấy thất vọng và đã đệ đơn xin xem xét lại lên Quốc vụ Viện giống Trung Quốc vào ngày 5/1/2019.

Sau hơn một năm chờ đợi, cuối cùng họ đã nhận được phản hồi vào ngày 3/4/2020, trong đó Quốc vụ Viện cho rằng họ không có đủ chứng cứ để hỗ trợ giải quyết khiếu nại của họ.

Những người nông dân đặt câu hỏi: "Chúng tôi còn thiếu chứng cứ gì nữa? Chúng tôi có bao nhiêu giấy tờ để xác minh".

Vào ngày 6/10, những người nông dân đã đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Trung cấp Thứ nhất Bắc Kinh để chống lại [quyết định của] Quốc vụ Viện, do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu và yêu cầu chính phủ xem xét lại và giải quyết trường hợp của họ.

Ô tô đi qua nhà máy điện than Ngoại Cao Kiều Thượng Hải ở Thượng Hải vào ngày 22/3/ 2016. (JOHANNES EISELE / AFP via Getty Images)

Những người dân khiếu kiện ở Trung Quốc thường xuyên bị sách nhiễu và giam giữ.

Hàng năm, trong quá trình diễn ra các phiên họp của Hội đồng Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, hàng nghìn người khiếu kiện thường tụ tập trước văn phòng kiến ​​nghị quốc gia mỗi ngày. Nhưng họ thường xuyên bị cảnh sát bắt bớ hoặc đuổi họ về quê.

Vào tháng 4/2009, luật sư nhân quyền Trung Quốc Trịnh Ân Sủng ước tính trong một bài báo trên tạp chí Hong Kong rằng hiện đang có khoảng 20 triệu khiếu kiện ở Trung Quốc.

Thực sự không rõ có bao nhiêu người khiếu kiện ở Trung Quốc. Hàng trăm người trong số họ đã nhập cư ở nước ngoài và đôi khi xuất hiện để phản đối các chuyến thăm cấp nhà nước của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ví dụ, một người khởi kiện tại Thượng Hải tên là Jin Yuehua đã chặn đoàn xe của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Washington D.C. vào ngày 10/5/2019.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Người dân Trung Quốc kiện chính quyền Trung ương, đòi công lý