Nguy cơ lây nhiễm CoVid-19 cao trong các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người ta lo ngại rằng virus sẽ lây lan sang Tân Cương, nơi ước tính có khoảng 1-3 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong hàng trăm căn lều. Ông Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu hàng đầu về các trại tập trung hàng loạt ở Tân Cương đã viết trên Twitter: “Coronavirus càng làm khủng hoảng ở Tân Cương diễn biến theo chiều hướng hoàn toàn mới”.

Bình luận
Sự ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương, Trung Quốc, có thể được phơi bày rất rõ qua một trường hợp nạn nhân tiêu biểu.

Asa (bí danh) đã chuyển từ Tân Cương đến Ai Cập để làm việc. Năm 2015, cô đưa ba đứa con của mình đến Tân Cương để thăm cha mẹ, từ đó bắt đầu một cơn ác mộng kéo dài ba năm khi cô buộc phải xa cách các con của mình, bị giam giữ trong “các trung tâm dạy nghề”, chứng kiến ​​cái chết của bạn tù và một trong những đứa con của cô.

Năm 2018, Đại sứ quán Ai Cập đã giúp Asa ra khỏi tù. Cô và hai con hiện đang tị nạn ở Mỹ, những trải nghiệm của cô cũng là trải nghiệm của rất nhiều người Ngô Duy Nhĩ khác.

Dịch Coronavirus tại Vũ Hán sớm bùng phát trong những tuần cuối của tháng 12 năm 2019 nhưng việc chính quyền Trung Quốc che giấu tình hình diễn biến dịch bệnh đã khiến hàng ngàn người địa phương bị lây nhiễm và virus lan rộng đến 28 quốc gia. Ban đầu các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chọn cách giữ bí mật về một cuộc khủng hoảng đang gia tăng. Bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, người dũng cảm cảnh báo cho các bác sỹ khác về loại virus mới này, đã buộc phải ký vào biên bản tuyên bố rằng cảnh báo của mình là vô căn cứ và bất hợp pháp. Cái chết của anh vào ngày 6 tháng 2 do nhiễm virus khiến cho toàn Trung Quốc tiếc thương đau xót và giận dữ.

Người ta lo ngại rằng virus sẽ lây lan sang Tân Cương, nơi ước tính có khoảng 1-3 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong hàng trăm căn lều. Ông Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu hàng đầu về các trại tập trung hàng loạt ở Tân Cương đã viết trên Twitter: “Coronavirus càng làm khủng hoảng ở Tân Cương diễn biến theo chiều hướng hoàn toàn mới”.

Đài Châu Á Tự Do báo cáo rằng điều kiện vệ sinh kém và chỗ ở chật chội tại các khu trại có thể là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng, dẫn đến một “thảm họa trên diện rộng”.

Ông Zenz ước tính rằng hiện tại có ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trên khắp Tân Cương và phải theo những giờ học “cải tạo” vô tận. Mục đích của việc tẩy não là để “giết chết ký ức về con người họ, xóa sạch bản sắc, ngôn ngữ và lịch sử riêng biệt của họ”, ông phát biểu trong một cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Harvard.

Mục đích của việc tẩy não là để “giết chết ký ức về con người họ, xóa sạch bản sắc, ngôn ngữ và lịch sử riêng biệt của họ”
Mục đích của việc tẩy não là để “giết chết ký ức về con người họ, xóa sạch bản sắc, ngôn ngữ và lịch sử riêng biệt của họ”. (Ảnh: Shutterstock)

Năm 2017, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu dựng một “trại cải tạo” cho cộng đồng người Hồi giáo tương tự như các trại cưỡng bức lao động được thành lập dành cho các học viên Pháp Luân Công từ cuối năm 1999. Cả hai hệ thống này đều nhận các tù nhân do cảnh sát bắt giữ mà không có bất kỳ phiên tòa, xét xử hay kháng cáo nào - một tập quán được hình thành dưới thời Stalin ở Liên Xô và được Hitler thừa hưởng thời Đức quốc xã.

Thu hoạch nội tạng từ các tù nhân Ngô Duy Nhĩ có trước thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công (bắt đầu vào năm 2001). Bác sĩ Enver Tohti, một người Ngô Duy Nhĩ, cho biết, năm 1995, khi ông là bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại bệnh viện Urumqi, ông đã được lãnh đạo bệnh viện đưa đến một sở hành quyết và lấy thận, gan khỏi cơ thể một người đàn ông, người này vẫn còn sống khi cuộc phẫu thuật bắt đầu.

Trong cuốn sách “The Slaughter” năm 2014 của mình, ông Ethan Gutmann ước tính rằng nội tạng của 65.000 học viên Pháp Luân Công và 2000 - 4000 người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Kitô đã bị thu hoạch cưỡng bức ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2008.

Tohti đã công khai một bức ảnh về Con đường xanh Vận chuyển Nội tạng người từ sân bay Urumqi, nơi tiến hành vận chuyển nội tạng cho người nhận từ khắp nơi trên thế giới. Bức ảnh cho thấy một dấu hiệu làn đường ưu tiên được ghi là “Những hành khách đặc biệt, Làn đường Xuất khẩu nội tạng người”, bức ảnh này đã lan truyền siêu tốc trên phương tiện truyền thông xã hội.

Tiến sĩ Maya Mitalipova thuộc Viện nghiên cứu y sinh Whitehead tại MIT (Học viện công nghệ Massachusetts) đã nói: “Toàn bộ người Ngô Duy Nhĩ, Kazakhstan và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương đã bị cưỡng chế kiểm tra sức khỏe và lấy mẫu máu từ năm 2016 đến nay. Các thủ tục này chỉ được thực hiện trên người Hồi giáo”.

Trung tâm cấy ghép nội tạng của Saudi đã chỉ ra rằng công dân của họ đã mua nội tạng ở chợ đen và đã cấy ghép trái phép tại Trung Quốc. Thận và gan được thu hoạch từ những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ được bán với giá 160,00 - 165.000 đô la Mỹ.

Được bao quanh bởi dây thép gai, camera giám sát và bảo vệ có vũ trang, các trại lao động bắt người Ngô Duy Nhĩ, Kazakhstan và các nhóm dân tộc thiểu số khác phải làm việc với mức lương thấp hoặc không được trả tiền.

Các chính phủ và doanh nghiệp có trách nhiệm trên toàn thế giới nên cùng Hoa Kỳ và Úc tẩy chay bất cứ ai đang kiếm lời tại Tân Cương. Tình trạng lao động cưỡng bức trong các trại giam đang làm nhiễm độc chuỗi cung ứng của một số công ty nổi tiếng từ các quốc gia dân chủ đang kinh doanh ở đó.

Đạo luật Magnitsky toàn cầu giúp các chính phủ dễ dàng hơn trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và thị thực đối với các quan chức ở các quốc gia độc tài lạm dụng nhân quyền.

Cộng đồng quốc tế nên kêu gọi Bắc Kinh cho phép Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới được vào các trại tập trung ở Tân Cương để giám sát những gì đang diễn ra, nếu có thể, để ngăn chặn sự lây lan của Coronavirus.

Bằng uy tín của mình, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ 2019 vào tháng 12. Nếu dự luật này trở thành luật, nó sẽ đánh dấu một nỗ lực quốc tế quan trọng nhất để gây áp lực lên Bắc Kinh trong việc giam giữ hàng loạt người Ngô Duy Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác.

Tác giả: Ông David Kilgour - một luật sư chuyên nghiệp, đã phục vụ tại Hạ viện Canada trong gần 27 năm. Trong Nội các của cựu thủ tướng Jean Chretien, ông là Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phụ trách khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La tinh) và Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương). Ông là tác giả của một số quyển sách và là đồng tác giả với ông David Matas trong cuốn “Vụ thu hoạch đẫm máu: Giết chết học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Thời báo Epoch Times.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Nguy cơ lây nhiễm CoVid-19 cao trong các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ