Nhiều người tham gia ‘Phong trào Giấy trắng’ bị bắt và mất liên lạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo thông tin được chia sẻ trên mạng, cô Lý Khang Mộng (Li Kangmeng), sinh viên Học viện Truyền thông Nam Kinh, người được mệnh danh là người tiên trong "Phong trào Giấy trắng”, đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ vào ngày 30/11 vì cầm một tờ giấy trắng để phản đối chính sách phong tỏa hà khắc. Hiện cô đã mất liên lạc.

Vào ngày 2/12, một cư dân m ạng có tên “TCitizen Express” đã đăng một video có nội dung: “Sinh viên Học viện Truyền thông Nam Kinh, Lý Khang Mộng, một trong những người tiên phong của "Phong trào Giấy trắng" quy mô lớn nhất ở Trung Quốc kể từ vụ thảm sát ngày 4/6/1989, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt vào lúc 2 giờ chiều ngày 30/11”.

Đoạn video cho thấy cô Lý Khang Mộng cầm một tờ giấy trắng bằng cả hai tay và khi có người đến lấy mất tờ giấy, cô vẫn bất động và giữ nguyên tư thế cầm tờ giấy, để bày tỏ sự phản đối trong im lặng. Một số cư dân mạng để lại bình luận bên dưới video:

“Trường này sẽ rất tự hào về cô ấy trong tương lai".

“Cô ấy là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm của Trung Quốc”.

Vào ngày 1/12, “Gancheng Wang”, tự nhận là một người theo dõi các tin tức thời sự đã đăng tải một bài viết lên Twitter: “Cô ấy là người tiên phong của cuộc "Cách mạng Giấy trắng". Cô ấy là một Trương Chí Tân (Zhang Zhixin) khác (Trương Chí Tân là một nhà bất đồng chính kiến ​​​​trong Cách mạng Văn hóa), cô ấy dũng cảm như họ, nhưng chúng ta không thể để cô ấy hy sinh bản thân như họ! Anh em Nam Kinh, mời tập trung tại Cục Công an thành phố Nam Kinh để yêu cầu trả tự do cho cô ấy. Chúng tôi yêu cầu cảnh sát thả Lý Khang Mộng ngay lập tức!”, cư dân mạng NON CHAONESE cũng hưởng ứng lời kêu gọi này.

Cô gái đầu tiên cầm giấy trắng của Đại học Truyền thông Nam Kinh có sức ảnh hưởng 'chấn động'

Trong nhóm “Posts”, có một bài viết ký tên “Sức mạnh phụ nữ”, nói rằng việc chị em Đại học Truyền thông Nam Kinh cầm một tờ giấy trắng mang một ý nghĩa sâu sắc và mạnh mẽ. Đây là một khoảnh khắc cần phải được ghi vào sử sách.

Theo bài viết: “Sau khi sắp xếp lại thời gian, tôi thấy cô gái mặc đồ đen lúc đầu đang đứng cầm tờ giấy, sau đó tờ giấy trên tay cô ấy đã biến mất, và cô ấy (vẫn giữ nguyên tư thế cầm tờ giấy) giơ tay không. Sau đó, một người khác tham gia và đứng cùng cô ấy, về sau ngày càng có nhiều người tham gia. Một số người bắt đầu hô khẩu hiệu, đối thoại với giáo viên và hiệu trưởng. Điều khiến tôi kinh ngạc nhất là cô ấy im lặng và rất kiên định, mặc dù cô ấy không vỗ tay hay giải thích về hành vi của mình, nhưng chắc chắn rằng sự kiên định của cô ấy như vậy đã truyền cảm hứng cho mọi người".

Bài viết cho biết: “Sau đó, cô gái bị giáo viên và hiệu trưởng đe dọa. Cuối cùng cô ấy đã rời đi, nhưng thực sự khiến mọi người không khỏi chấn động. Cô chỉ đứng im nhưng thể hiện sự mạnh mẽ kiên định. Mặc dù mọi người đều rất dũng cảm, nhưng tôi mong mọi người hãy nhớ rằng người đầu tiên, dũng cảm, kiên định và sâu sắc chính là cô gái này”.

Cảnh sát bắt giữ nhiều người trong những ngày gần đây

Theo “Civil Rights and Livelihood Watch”, ngày 26/11 tại phố Urumqi ở thành phố Thượng Hải, nhiều người đã bày tỏ lòng tiếc thương đối với các nạn nhân vụ hỏa hoạn chung cư ở Tân Cương. Nhiều khẩu hiệu được hô vang như “ĐCSTQ hãy hạ đài!!!”. Phong trào biểu tình sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp Trung Quốc.

Học viện Truyền thông Nam Kinh, trường đầu tiên trong số các trường đại học ở Trung Quốc, có sinh viên cầm tờ giấy trắng để phản đối, sau đó hơn 50 trường cao đẳng và đại học tham gia “Phong trào Giấy trắng”. Nhiều người đã bị đánh đập và bắt giữ tại các cuộc biểu tình.

Vào ngày 30/11, nữ sinh Lý Khang Mộng của Học viện Truyền thông Nam Kinh, người giơ tờ giấy trắng để phản đối, đã bị bắt và hiện không liên lạc được.

Những người mất liên lạc sau “Phong trào Giấy trắng”

Ngoài Lý Khang Mộng, nhiều người đã bị bắt trong "Phong trào Giấy trắng". Theo thông tin sơ bộ do Civil Rights and Livelihood Watch thu thập được, cho đến nay đã có ít nhất năm người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.

Cụ thể, tối ngày 29/11, một sinh viên Đại học Nông lâm Phúc Kiến cầm trên tay tờ giấy trắng đã bị lãnh đạo và bảo vệ của trường giật đi.

Sau khi 4 sinh viên tham gia hoạt động tưởng niệm ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang bị bắt đi, 1 sinh viên đã trở về và 3 người còn lại vẫn chưa rõ tình hình.

Qin Chao, quê ở Lu'an, tỉnh An Huy, bị cảnh sát bắt trên đường Urumqi, thành phố Thượng Hải, vào tối ngày 27/11 và mất liên lạc vào khoảng 10 giờ tối cùng ngày.

Jing Xueqin từ Vũ Hán biến mất sau khi tham gia một cuộc biểu tình. Cô bị cảnh sát không rõ danh tính bắt đi lúc 11:30 tối ngày 28/11 và đến nay vẫn chưa rõ tung tích.

Được biết, vào khoảng nửa đêm ngày 28/11 đến rạng sáng ngày 29/11, một cư dân mạng có tài khoản WeChat “Linrimbaud” khi đang nói chuyện điện thoại với một phóng viên tại nhà riêng ở Thượng Hải thì bị cảnh sát ngắt lời và yêu cầu kiểm tra điện thoại của anh. Sau đó người này mất liên lạc.

Ngoài ra, người dùng Twitter “China Prisoners of Conscience Database" gần đây đã tiết lộ thông tin về một số người biểu tình bị bắt, bao gồm Caiyang Lamu, một phụ nữ 23 tuổi đến từ Lhasa, Tây Tạng, đang theo học tại Đại học Truyền thông Nam Kinh. Cô đã mất tích vài ngày và không có tin tức gì nên nhiều người cho rằng có thể cô đã bị bắt. Ngày 26/11, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ hơn 60 sinh viên trong cuộc biểu tình tại Đại học Truyền thông Nam Kinh.

Theo đài VOA, họ hiện chưa thể xác nhận tính chính xác của thông tin. Nhân viên của Ban Tuyên giáo Thành phố Thượng Hải đã từ chối các câu hỏi của VOA qua điện thoại.

Một đoạn video cho thấy một người phụ nữ nói rằng, sau khi tham gia biểu tình và trở về nhà, cảnh sát đã đến bắt người vào nửa đêm.

Trên đường Urumqi, thành phố Thượng Hải, sau khi mọi người biểu tình và hô khẩu hiệu, cảnh sát ĐCSTQ ngay lập tức bắt người.

Ngoài ra, một người Duy Ngô Nhĩ khác đã bị cảnh sát giam giữ không rõ lý do khi đang đi bộ trên phố Vương Bình ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Cảnh sát Trung Quốc “đến nhà để bắt người”

Hiện giới chức Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ bắt giữ những người biểu tình kể trên. Tuy nhiên, video công an đến nhà bắt người đã lan truyền trên mạng.

Tờ Vision Times đưa tin, theo nội dung được đăng tải trên internet, chính quyền Thượng Hải đã sử dụng mã sức khỏe, video, hình ảnh và các dữ liệu khác của ứng dụng WeChat để nhắm mục tiêu vào những người đã xuống đường hoặc đăng lời kêu gọi phản đối trực tuyến. Trong toàn bộ quá trình “truy tìm mục tiêu” này, cảnh sát sẽ đến gặp và bắt giữ trực tiếp các đối tượng đã xác định.

Sau khi các video liên quan được tiết lộ, nhiều cư dân mạng đã bình luận. Tờ Vision Times trích dẫn một số ý kiến.

Một người nói: “Đơn giản là một chế độ phạm pháp, chuyên chế và phi lý".

Một bình luận khác, “Chính phủ này không quy trách nhiệm cho những người không dập lửa hoặc những người không dỡ bỏ lệnh phong tỏa đã gây ra cái chết. Ngược lại, họ bắt giữ những người biểu tình vì họ được gọi là những kẻ gây rối. Đây là cái gọi là 'Vĩ đại, vinh quang, chính xác' hay sao?!”.

Một số cư dân mạng nói rằng, ĐCSTQ gần đây đã bắt đầu yêu cầu chính quyền địa phương dỡ bỏ lệnh phong tỏa, điều này cho thấy họ sẽ đối phó với những người tham gia "Phong trào Giấy trắng" như thế nào.

"Xử lý sau" (to deal with it later) là chiêu bài truyền thống của ĐCSTQ. Nó rất giống với phương pháp được sử dụng trong chiến dịch chống dẫn độ ở Hong Kong. Một mặt, chính quyền nới lỏng các hạn chế về đại dịch để khiến mọi người mất cảnh giác và lầm tưởng rằng cuộc biểu tình đã thành công. Mặt khác, họ sẽ bắt những người biểu tình, nếu họ xác định được ai tỏ ra có can đảm phản đối thì người đó cũng sẽ bị bắt. Đây là âm mưu to lớn của ĐCSTQ.

Huyền Anh
Theo TheBL

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Nhiều người tham gia ‘Phong trào Giấy trắng’ bị bắt và mất liên lạc