Những cái chết và sự điên loạn của người Trung Quốc trong ‘môi trường an toàn’ (Kỳ 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khu cách ly Covid-19, một người mẹ trẻ đã phát điên, đi quanh sân và lẩm bẩm điều vô nghĩa. Con gái cô ấy, một cô bé khoảng 7-8 tuổi lo lắng đi theo chân mẹ, cô bé bị người mẹ mất nhận thức của mình đánh ngã trước ánh mắt của hàng trăm người trong khu cách ly. Nhưng ít nhất, mẹ cô bé còn sống. Tự tử hàng loạt trong môi trường an toàn mà chế độ Bắc Kinh tạo ra cho người Trung Quốc mới là nỗi ám ảnh thực sự.

Ám ảnh

Ít nhất 22 người chết vì đói hoặc không được chăm sóc y tế chỉ trong một ngày ở thành phố Nghi Ninh, phía bắc Tân Cương do bị phong toả dài vì chính sách "zero Covid".

Mặc dù Trung Quốc nỗ lực tuyên truyền trong khi kéo dài chiến dịch "zero Covid" vô thời hạn, nhưng dịch bệnh vẫn lây lan khiến dư luận bất bình. Theo tin từ Vision Times, dẫn nguồn từ Đài Châu Á tự do, ít nhất 22 người chết vì đói hoặc thiếu sự chăm sóc y tế tại thành phố Nghi Ninh ở phía bắc Tân Cương. Lý do thành phố bị phong toả kéo dài.

Theo Đài Á Châu Tự Do, có khoảng 500.000 người sống ở thành phố Nghi Ninh, Tân Cương. Hầu hết cư dân là người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác. Kể từ khi thành phố đóng cửa vào đầu tháng 8, đã có báo cáo về người dân địa phương chết vì đói hoặc thiếu thuốc.

Tuần trước, để tiếp tục cuộc sống bình thường, người dân thành phố Nghi Ninh đã miễn cưỡng xuống đường biểu tình ôn hòa, phản đối việc chính phủ coi thường thực tế là người dân chết đói do phong toả. Theo báo cáo, hơn 600 người, hầu hết là thanh niên, đã bị chính quyền bắt giữ.

Sau khi những video biểu tình này được tải lên các nền tảng xã hội đại lục, chúng nhanh chóng bị chính quyền kiểm duyệt và xóa bỏ. Mặc dù không thể xác nhận những cáo buộc trong những đoạn video này có phải là sự thật hay không, nhưng Đài Á Châu Tự do đã xác nhận với các quan chức và cảnh sát thành phố Nghi Ninh rằng ít nhất 22 người đã chết vào ngày 15/9.

"20 người chết đói, đừng gọi lại", một quan chức từ bộ phận dịch vụ khẩn cấp của Nghi Ninh trả lời và từ chối cung cấp thêm thông tin.

Một nhân viên bảo vệ tại một ngôi làng địa phương nói với Đài Á Châu Tự Do rằng hai cư dân ở đó gần đây đã chết do thiếu lương thực.

Một quan chức cảnh sát Nghi Ninh bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội rằng 100 người chết trong một ngày, nói rằng số người chết là "khoảng 21, 22 người".

Dòng tweet trên Twitter của Erkin Sidick cùng hình ảnh viết rằng: "Đứa trẻ này vừa mới qua đời trên tay của bố mẹ trên đường tới bệnh viện. Đây là kết quả của chính sách phong toả kéo dài mà không có lương thực, thuốc men của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên đất Tân Cương".

Không chỉ Tân Cương mới xuất hiện các nạn nhân của chế độ Bắc Kinh khi chế độ này thực thi chính sách "zero Covid". Bắc Kinh chưa bao giờ quan tâm tới nhân sinh và mạng sống của người Trung Quốc.

Bất chấp việc đã buộc người dân phải tiêm chủng hàng loạt, bất chấp bằng chứng tỷ lệ tử vong do Covid-19 rất thấp và bất chấp cả thế giới mở cửa trở lại, Bắc Kinh kiên quyết thực thi chính sách "zero Covid" gây tranh cãi.

Việc đóng cửa khắc nghiệt cả một thành phố trong nhiều tháng đã tạo ra nạn đói, tự tử hàng loạt và những cái chết do không được chăm sóc y tế kịp thời. Các tổn thất này lớn hơn nhiều so với tổn thất do đại dịch gây ra.

HÌnh ảnh kinh hoàng từ các vụ tự tử gia tăng đột biến ở Thượng Hải do phong toả khắc nghiệt vì chính sách "Zero Covid". (Ảnh tổng hợp từ trang Health Impact News)

Các hình ảnh người Thượng Hải kêu thống thiết trong đêm trong các toà chung cư, nhảy lầu tự tử hàng loạt đã trở nên phổ biến trên mạng trong nhiều tháng nay.

Cả thế giới đều không thể hiểu vì sao Bắc Kinh phải đi một mình một con đường kỳ lạ đến thế?

'An toàn' là mục tiêu chiến lược mới của Bắc Kinh

Không giống với suy đoán của ngoại giới rằng Trung Quốc sẽ gỡ bỏ chính sách ‘zero Covid' sau Đại hội đảng 20, mặc dù có một chút nới lỏng như giảm số ngày cách ly, đối tượng F1, F2 không phải cách ly... Nhưng tựu chung vẫn là cách ly và đóng cửa. Giữ ‘an toàn’ cho người và quốc gia Trung Quốc trước thế giới còn lại là lời giải thích duy nhất cho chính sách khó hiểu này.

Hình ảnh những 'nhà tù cách ly' được dựng bằng thép để giữ cho 'người Trung Quốc an toàn' trong đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 3 năm qua.

Tại buổi khai mạc Đại hội 20, ông Tập đã đọc một bài báo cáo chính trị dài hai tiếng đồng hồ và sau đó cùng 2,296 đại biểu thảo luận để “quán triệt”. Bài diễn văn của ông nhắc tới cụm từ “an ninh quốc gia” tới 89 lần.

Không khó để nhận ra rằng nếu Mao Trạch Đông muốn mỗi người dân đều là nhà cách mạng, đấu tranh giai cấp bằng vũ lực bất chấp tình thân hay nhân tín thì ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh vào 'làm giầu'. Mỗi người dân là một doanh nhân. Dưới thời ông Tập, tất cả đã thay đổi. Không phải kinh tế, không phải đấu tranh giai cấp mà là 'an ninh quốc gia', là 'an toàn'.

Chưa biết người Trung Quốc đang phải đối phó với kẻ thù nào, nhưng cả thế giới đã sống chung với covid thì covid lại trở thành kẻ thù không thể chung sống trên quốc gia này. Dĩ nhiên, xác định kẻ thù của nhân dân phải là chính quyền Bắc Kinh, là ý chí chủ quan của lãnh đạo ĐCSTQ mà không phải là khoa học, quy luật vận động của vũ trụ hay mong muốn của 'lòng dân'.

Từ bỏ mở cửa vì 'an toàn': Cái cớ hoàn hảo thiết lập nhà tù khổng lồ

Caixin đưa tin vào ngày 4/11 rằng, sau bảy năm, ĐCSTQ bắt đầu tái khải động sửa đổi “Luật Lập pháp” và xóa bỏ phần có liên quan đến cải cách mở cửa cũng như đặt việc xây dựng kinh tế làm trung tâm. Ngoại giới cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang giật lùi về quá khứ.

Ngoài ra, số lần ông Tập Cận Bình đề cập đến “cải cách mở cửa” trong báo cáo tại Đại hội XX chỉ là 4 lần, chưa bằng một nửa so với con số 9 lần tại Đại hội XIX. Ngay từ bài phát biểu năm mới 2022, ông Tập Cận Bình đã không nhắc đến cải cách và mở cửa. Trong những lời chúc Tết trước đây, bài phát biểu của các lãnh đạo ĐCSTQ đều có cụm từ “cải cách mở cửa”.

Xem thêm: Quốc hữu hóa ở Trung Quốc- Chiến lược xoay con dao phản chủ vào dạ dày thay vì để nó đâm thẳng vào tim

Điều này cho thấy "cải cách mở cửa" không phù hợp với tư tưởng của ông Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây, ông Tập kiên định thực hiện chính sách phòng chống dịch bệnh “Zero Covid”, thúc đẩy cái gọi là "thịnh vượng chung", khởi động lại hình thức hợp tác xã mua bán và nhà ăn căng tin thời Mao Trạch Đông. Do đó, cả người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đều lo lắng rằng ông sẽ bế quan, đóng cửa Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Tập còn tăng cường sự kiểm soát của cá nhân đối với toàn đảng và sự kiểm soát của đảng đối với đất nước. Vì những lý do trên, dư luận cho rằng cải cách mở cửa ở Trung Quốc chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Một khi đã muốn bế quan toả cảng thì phải có một lý do. Và lý do hoàn hảo chính là vì 'an toàn' của người dân Trung Quốc, của đất nước Trung Quốc.

Rõ ràng, tất cả chính sách của ông Tập đang tạo dựng lên một nhà tù khổng lồ và vô số nhà tù đúng nghĩa bên trong nhà tù khổng lồ đó. Trung Quốc đã tận dụng hoàn hảo công nghệ 4.0.

Thanh Đoàn - Minh Đăng

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Hết thảy tiền tài của người Trung Quốc bị nhốt trong nhà tù có tên.. eCNY



BÀI CHỌN LỌC

Những cái chết và sự điên loạn của người Trung Quốc trong ‘môi trường an toàn’ (Kỳ 1)