‘Nợ máu’ của Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc: ông Tập sẽ quyết chiến hay thỏa hiệp?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cũng giống với nhiều “hổ” bị thanh trừng kể từ khi ông Tập tại vị như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… “con hổ” Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Tôn Lực Quân không chỉ tham nhũng, bè phái, thao túng thị trường tài chính, mà còn trực tiếp nhúng tay vào tội ác đẫm máu: mổ cướp tạng người Trung Quốc… Trước thềm Đại hội, ông Tôn bị đưa ra xét xử. Không biết ông Tập sẽ quyết chiến hay lại thỏa hiệp trước các đối thủ chính trị của mình.

Hơn hai năm sau khi ngã ngựa, ông Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã bị đưa ra xét xử tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, vào ngày 8/7. Ông Tôn bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 646 triệu nhân dân tệ. Ngoại giới phát hiện rằng, cáo buộc về "băng đảng chính trị Tôn Lực Quân" đã biến mất. Diễn biến vụ án này lại trở thành tiêu điểm quan sát vì không rõ liệu ông Tập Cận Bình sẽ quyết chiến hay thỏa hiệp với đối thủ chính trị trước Đại hội 20.

Tội danh công bố

Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), hôm 8/7, Tòa án thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tôn Lực Quân, nguyên Ủy viên đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công an, với các cáo buộc nhận hối lộ, thao túng thị trường chứng khoán, tàng trữ súng trái phép.

Theo cáo buộc của viện kiểm sát, trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ tại Sở Y tế Thành phố Thượng Hải và tại Bộ Công an từ năm 2001 đến tháng 4/2020, ông Tôn Lực Quân đã mưu lợi cho bản thân và các đơn vị liên quan, tổng số tài sản thu nhận phi pháp là hơn 646 triệu nhân dân tệ.

Ngoài tội nhận hối lộ, phía công tố còn đưa ra cáo buộc: Trong năm 2018, bị cáo Tôn Lực Quân đã nhận phó thác của người khác để chỉ đạo nhân viên liên tục mua bán thông qua lợi thế vốn tập trung, làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch, tình tiết đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo còn vi phạm quy định quản lý súng, tàng trữ trái phép 2 khẩu súng.

Theo trang web của Tòa án Tối cao Trung Quốc, ông Tôn Lực Quân đã có lời phát biểu cuối cùng trước tòa, bày tỏ "sự hối lỗi và nhận tội". Tòa án đã ấn định ngày tuyên án.

Ông Tôn Lực Quân ngã ngựa vào ngày 19/4/2020, bị khai trừ đảng và cách mọi chức vụ từ ngày 30/9/2021.

Trong thông báo khai trừ của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các cáo buộc chống lại Tôn Lực Quân là cực kỳ hiếm thấy. Theo thông báo, ông Tôn đã "tự ý rời bỏ vị trí công tác trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi mới (Covid-19)", "tham vọng chính trị bành trướng cực độ", "phẩm chất chính trị cực kỳ tồi tệ", "tùy tiện chỉ trích chính quyền trung ương”, “lôi kéo phe nhóm để nuôi dưỡng quyền lực cá nhân", "thiết lập băng đảng để khống chế các bộ phận quan trọng". Trong đó, cáo buộc "bí mật lưu trữ và tiết lộ một lượng lớn tài liệu mật" khiến ngoại giới suy đoán rằng liệu nó có liên quan đến tài liệu về Viện Virus học Vũ Hán hay không.

Vào tháng 1/2022, CCTV lần đầu tiên phát sóng phim tài liệu chống tham nhũng có tên "Không khoan nhượng”. Trong đó tiết lộ rằng, trong cuộc điều tra về Tôn Lực Quân, các thành viên trong "băng đảng chính trị" của ông ta cũng lần lượt ngã ngựa, bao gồm các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Phó Chính Hoa, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Giang Tô Vương Lập Khoa, cựu Giám đốc Công an Thượng Hải Cung Đạo An, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, cựu Giám đốc Công an tỉnh Sơn Tây Lưu Tân Vân, v.v.

Theo bộ phim, kể từ năm 2011, Vương Lập Khoa đã có nhiều chuyến đi đặc biệt đến Bắc Kinh và những nơi khác để "vấn an" Tôn Lực Quân và tặng số quà lên đến hơn 90 triệu nhân dân tệ, bao gồm thẻ ngân hàng, đô-la Mỹ và cổ phiếu công ty. Nghĩa là, gần 1/6 số tài sản mà Tôn Lực Quân tích lũy được (646 triệu nhân dân tệ) là do Vương Lập Khoa biếu tặng.

Dấu hiệu thỏa hiệp?

Theo Vision Times, các nhà quan sát cho rằng vụ án Tôn Lực Quân giống một vụ án chính trị hơn. Nhà bình luận các vấn đề thời sự Vương Hữu Quần từng viết một bài phân tích diễn giải cách nói của ĐCSTQ: "phá hoại nghiêm trọng sự đoàn kết và thống nhất của đảng" tức là "chia rẽ đảng", “gây nguy hại nghiêm trọng đến đảng và an ninh chính trị quốc gia” có khả năng là gây uy hiếp tới sự an toàn tính mạng của lãnh đạo đảng và nhà nước, liên quan đến "mưu phản" và "đảo chính". Nhà bình luận cho rằng, vì phía chính quyền gọi đó là "băng đảng chính trị Tôn Lực Quân" nên nó phải là một nhóm người.

Tuy nhiên, sau đợt xét xử vừa qua, ngoại giới phát hiện rằng cáo buộc "băng đảng chính trị Tôn Lực Quân" đã biến mất.

Một nhà bình luận thời sự khác, ông Hoành Hà, đã đặt nghi vấn vào ngày 9/7 trên kênh cá nhân. Đó là ngày càng có nhiều tuyên bố chỉ ra Tôn Lực Quân là băng đảng chống Tập, nhưng một thứ trưởng Bộ Công an làm sao có thể tổ chức được một băng đảng như vậy. Trước kia, nguyên Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang dùng cảnh sát vũ trang để đảo chính, nhưng dù sao ông ta cũng là một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ở cấp lãnh đạo cao nhất.

Theo ông Hoành, Tôn Lực Quân chỉ thuộc đám tay chân, chưa nói đến việc đảo chính là vô vọng, dù có thành công thì bước tiếp theo sẽ là gì? Tôn Lực Quân đàn áp nhân quyền, nợ máu vô số, gây tội ắt gặp báo ứng, nhưng tại sao lại che giấu tội ác chính của ông ta? Không thể công bố là vì nó liên đới đến các lãnh đạo cấp cao hơn, hay là vì tội ác đó vẫn đang diễn ra?

Một tội ác khác chưa được công bố

Ông Tôn Lực Quân còn từng là Cục trưởng Cục An ninh nội địa thuộc Bộ Công an Trung Quốc, Phó Giám đốc Phòng 610 Trung ương.

Cục An ninh nội địa còn được gọi là Cục 1, tiền thân là Cục Bảo vệ Chính trị. Theo Minghui, trang web chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại vào tháng 7/1999, Cục An ninh nội địa là cơ quan chấp hành và thực thi đàn áp. Các cuộc đột kích lục soát nhà phi pháp, bắt cóc và truy tố định khung các học viên Pháp Luân Công hầu như đều do cảnh sát Cục 1 đích thân ra tay hoặc ép các đồn cảnh sát cấp dưới thực hiện.

Để bức hại môn tu luyện này, Giang Trạch Dân còn bỏ qua Hiến pháp và các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một tổ chức chuyên trách bức hại Pháp Luân Công trong Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ vào ngày 10/6/1999, nên thường được gọi là "Phòng 610".

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện thượng thừa của Phật gia được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Theo số liệu của Bộ Công an Trung Quốc, trong vòng chưa đầy 10 năm, Pháp Luân Đại Pháp đã lan rộng khắp Trung Quốc với khoảng 70 đến 100 triệu người tu luyện.

Cảm thấy bị đe dọa bởi sự phổ biến của môn tu luyện này, ĐCSTQ đã ra lệnh cấm người dân thực hành theo Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999, đồng thời phát động một chiến dịch đàn áp toàn diện kéo dài cho đến ngày nay, cùng với đó là tội ác mổ cướp nội tạng đang bị thế giới lên án.

Theo một tài liệu được đóng dấu “tuyệt mật” do Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp của ĐCSTQ cùng ban hành ngày 30/11/2000 mà The Epoch Times thu thập được, các học viên Pháp Luân Công bị liệt vào danh sách “đàn áp trọng điểm”, đồng thời định sẵn các “tội danh” và thủ đoạn trừng phạt.

Ví dụ, việc học viên Pháp Luân Công vạch trần tội ác của các quan chức ĐCSTQ như: bắt giữ, cải tạo lao động, kết tội bất hợp pháp; sử dụng cực hình khiến các học viên bị thương, tàn tật, tử vong, v.v. cũng bị ĐCSTQ quy là hành vi “phỉ báng các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước”. Theo Điều 246 Bộ Luật Hình sự, “bị kết án và trừng phạt về tội xúc phạm hoặc phỉ báng”.

Liệu cái kết tù tội của quan chức ĐCSTQ có phải là nhân quả báo ứng vì đàn áp những người có tín ngưỡng vào Phật Pháp?

Đông Phương

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

‘Nợ máu’ của Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc: ông Tập sẽ quyết chiến hay thỏa hiệp?