Phân tích: Cuộc khủng hoảng người kế nhiệm của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ ấn định thời gian tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào ngày 16/10, và việc phân chia quyền lực chính trị trong nội bộ đảng phần lớn đã được giải quyết. Không có gì phải hồi hộp về chiếc ghế của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên việc ai sẽ là người kế nhiệm ông sau Đại hội đã trở thành tâm điểm của các nhà quan sát.

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập Cận Bình trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không xuất ngoại trong hơn hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. Tuy nhiên, thông tin về chuyến thăm nước ngoài của ông trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã Bộ Ngoại giao Kazakhstan tiết lộ.

Bộ Ngoại giao Kazakhstan ngày 5/9 thông báo, ông Tập Cận Bình sẽ đến NurSultan, thủ đô của Kazakhstan, vào ngày 14/9, sau đó sẽ đến Uzbekistan để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation - SCO).

Theo tờ SCMP, ông Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Chính phủ Kazakhstan nêu rõ mục đích chính của cuộc hội đàm là làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và phát triển hợp tác chính trị, thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Trung Quốc Denisov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan vào ngày 15/9 và 16/9.

Các nhà quan sát tin rằng nếu chuyến đi diễn ra, điều đó có nghĩa là không có gì phải "hồi hộp" về việc tái đắc cử của ông Tập Cận Bình. Chuyến thăm này cũng nêu bật tham vọng mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Trung Á.

Ba điểm chính trong việc bố trí nhân sự cấp cao của ĐCSTQ

Tờ Minh Báo của Hong Kong đăng một bài bình luận vào ngày 7/9 nói rằng có hai điều chắc chắn sẽ không xảy ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20:

Thứ nhất, ông Tập Cận Bình sẽ không nghỉ hưu, hoặc thậm chí từ chức khỏi bất kỳ Bộ ba nào (Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy).

Thứ hai, số lượng thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ sẽ không tăng lên con số chín.

Bài báo cho rằng việc sắp xếp nhân sự của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ có ba điểm chính đáng chú ý:

Thứ nhất, liệu quy tắc về độ tuổi "bảy lên tám xuống" có bị phá vỡ hay không?

Quy tắc “bảy lên tám xuống” là quy tắc phi chính thức do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đưa ra nhằm loại bỏ đối thủ chính trị.

Nếu phá vỡ quy tắc này thì các quan chức Trung Quốc có thể tại vị sau 68 tuổi, và điều đó cũng có nghĩa là họ không thể tại vị nếu dưới 68 tuổi. Tuy nhiên, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và tổng bí thư ĐCSTQ không bị hạn chế này.

Thứ hai là chiếc ghế thủ tướng.

Mặc dù ứng cử viên cho chức vị thủ tướng sẽ không được công bố cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc của ĐCSTQ vào năm sau, nhưng bảng xếp hạng của ủy ban thường vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đưa ra đã có tên các ứng cử viên cho chức vị này.

Theo thông lệ chính trị, thủ tướng nên là ủy viên thường vụ thứ hai hoặc thứ 3. Cho dù đó là bà Hồ Xuân Hoa, ông Uông Dương, hay ông Lý Cường, họ đều phát đi những tín hiệu khác nhau.

Thứ ba là liệu có các ủy viên Bộ Chính trị sinh sau năm 1965 hay không.

Một số nhà phân tích cho rằng người kế nhiệm ông Tập ít nhất nên được chọn trong số các quan chức "hậu 65".

Bài báo phân tích rằng trong số các quan chức địa phương và người đứng đầu các bộ và ủy ban trung ương khác nhau, thế hệ sau 60 đã trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, có rất ít người sinh sau năm 1965 ở cấp bộ trưởng.

Cuộc khủng hoảng người kế nhiệm của ĐCSTQ

Trong lịch sử của ĐCSTQ, những người kế vị luôn đi kèm với những cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt, thậm chí tạo thành một cuộc khủng hoảng chế độ.

Ví dụ, trong số những người kế vị mà Mao Trạch Đông từng ưu ái, có Cao Cương, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Chân, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, v.v., tất cả đều bị chính Mao phế truất và cuộc đấu tranh trong nội bộ bên là có ngoại lệ. Và ông Tập Cận Bình đã phá vỡ hệ thống nhiệm kỳ chủ tịch nước. Do đó, nếu ông Tập nắm quyền trong thời gian dài, chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kế vị trong tương lai của ĐCSTQ.

Theo tờ SCMP, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào mùa thu năm nay sẽ đặt ra một số tiền lệ trong chính trường Trung Quốc, bao gồm cả nhà lãnh đạo 69 tuổi của ĐCSTQ, người được cho là sẽ tái đắc cử trong ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Theo bài báo, đã có thông lệ trong 30 năm qua, các ứng cử viên kế nhiệm tổng bí thư sẽ được đề bạt vào Thường vụ Bộ Chính trị khi đương kim tổng bí thư bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2. Các ứng cử viên này thường là những người trẻ và có góc nhìn bao quát tình hình chung. Ông Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đều giữ chức phó chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ và được chỉ định vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, hiện không có ứng cử viên trẻ nào kế nhiệm ông Tập trong hàng ngũ ra quyết định của ĐCSTQ.

Tờ SCMP dẫn lời học giả Zhiqun Zhu, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania, nói rằng để đảm bảo chế độ được ổn định và suôn sẻ, ĐCSTQ phải ngay lập tức hoàn thiện và huấn luyện thế hệ kế cận sau đại hội Đảng lần thứ 20.

Ông Zhiqun Zhu nói: "Việc lựa chọn người kế nhiệm là thách thức rất to lớn đối với ông Tập Cận Bình và quyền lực của ĐCSTQ".

Huyền Anh

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Cuộc khủng hoảng người kế nhiệm của ĐCSTQ