Phe thân ĐCSTQ đại bại tại bầu cử Hồng Kông gây chấn động Trung Nam Hải

Giúp NTDVN sửa lỗi

Truyền thông Hồng Kông nói rằng kết quả bầu cử khiến các quan chức cấp cao của ĐCSTQ giật mình sợ hãi.

Cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông đã định rõ ràng với kết quả đảng Dân chủ giành được 388 ghế nghị sĩ và phía chính quyền thân cộng đã phải chịu một thất bại "ê chề" chỉ với 59 ghế. Một kênh truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh đưa tin rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã thất kinh trước kết quả bầu cử, không thể ngờ rằng uy lực của lòng dân như sóng dậy mạnh mẽ đến thế! Dường như trong hơn năm tháng phong trào phản đối dự luật Dẫn độ, các cuộc đấu tranh quyền lực ở Trung Nam Hải bị che dấu, và có nhiều ý kiến ​​về việc ông Tập Cận Bình không có được thông tin thực sự.

Bầu cử hội đồng quận Hồng Kông, phe chính quyền thất bại thảm hại, gây chấn động rung chuyển Trung Nam Hải

Ngày 24/11 tiến hành bầu cử hội đồng quận Hồng Kông, không xuất hiện sự kiện bạo lực, thời gian bỏ phiếu từ 7h30 sáng tới 10h đêm, thống kê tổng có 2,94 triệu người dân đi bỏ phiếu, tỷ lệ bỏ phiếu đạt tới 71,2%, cao nhất trong lịch sử bầu cử của Hồng Kông.

Nhiều người mô tả đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ của người dân Hồng Kông. Nó được coi là một chiến trường tranh cầu dân ý giữa đảng dân chủ và chính quyền thân ĐCSTQ, và đó cũng là một thử thách lớn đối với chính phủ của Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Mặc dù các hội đồng quận là cơ quan hành chính địa phương và không có quyền lực pháp lý thực sự, nhưng họ có một số ảnh hưởng nhất định đối với cuộc bầu cử trưởng đặc khu và Hội đồng Lập pháp, và họ đã trở thành trạm tiền tuyến để các đảng giành được lợi thế trong các cuộc bầu cử trong tương lai. Thực tế trong tình huống cuộc bầu cử trưởng đặc khu chưa tiến hành bầu cử phổ thông, phái dân chủ càng chiếm nhiều ghế nghị sĩ, nó sẽ càng có ảnh hưởng lớn đến đại cục của cuộc bầu cử trưởng đặc khu.

Trưa ngày 25/11, kết quả bầu cử đã xác định, trong 452 khu vực bầu cử, phe dân chủ đạt được tổng khoảng 1,677 triệu phiếu bầu, chiếm được 388 ghế nghị sĩ trong hội đồng quận, chiếm 86% tổng số. Phe chính quyền chỉ đạt được 59 ghế, chỉ chiếm 13%. Ba ghế còn lại thuộc về các ứng cử viên độc lập.

Theo tin tức từ HK01 cho biết chính quyền Bắc Kinh giật mình trước kết quả bầu cử. Hai tuần trước cuộc bỏ phiếu, sự hỗn loạn của Đại học Trung Văn và Đại học Bách khoa Hồng Kông đã nổ ra. Tàu điện ngầm và đường hầm lưu thông bị chặn. Bắc Kinh đánh giá việc người dân không muốn bạo lực có thể sẽ làm tiêu bớt lực xung kích như phong ba. Nào biết được sức mạnh của đợt sóng này lớn chưa từng có.

Nguồn tin cũng nói rằng kết quả của cuộc bầu cử cấp quân gây sốc đến mức Bắc Kinh sẽ đánh giá lại tình hình ở Hồng Kông. Cuối cùng, họ có thể điều chỉnh sách lược, không thể chỉ xoay quanh trục "ngăn chặn bạo loạn".

Các nguồn tin nói rằng Bắc Kinh đã quyết định trong thời gian ngắn không thể thay thế trưởng đặc khu, để tránh làm hình thế càng trở nên loạn hơn. Tuy nhiên, trước kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử cấp quận, Bắc Kinh sẽ phải đánh giá lại tình hình ở Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga có nên ở lại hay không, đó sẽ là một trong những vấn đề thảo luận.

Nguồn tin cho rằng điều khó khăn nhất đối với Lâm Trịnh Nguyệt Nga bây giờ không phải là giải thích với công dân, mà là giải thích cho phe chính quyền, bởi vì nhiều người trong phe chính quyền bị thất cử, và làm thế nào để đi tiếp cũng là một vấn đề khó khăn.

Trả lời về kết quả của cuộc bầu cử hội đồng quận Chủ nhật tại Hồng Kông, Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã trả lời vào ngày 25 rằng ông nhấn mạnh ‘ngăn chặn bạo loạn và khôi phục trật tự’ là nhiệm vụ cấp bách nhất của Hồng Kông tại thời điểm này, đồng thời tuyên bố quán triệt kiên định không lay chuyển phương châm ‘một quốc gia hai chế độ’.

Vậy mà Tân Hoa Xã (truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã báo cáo hời hợt rằng cuộc bầu cử đã hoàn thành kiểm phiếu, chỉ nói rằng "theo thông báo của Ủy ban Quản lý Bầu cử, tất cả 452 ghế trong 18 khu vực bầu cử đã được bầu", nhưng không đề cập tới số liệu kết quả cuộc bầu cử, mà lại nói là ‘tình hình hỗn loạn liên tiếp trong vài tháng, đã can nhiễu nghiêm trọng tới tiến trình bầu cử’.

Tập Cận Bình thực sự chỉ có nhận được thông tin giả mạo?

Cuộc bầu cử ở Hồng Kông lần này đã gây sốc cho chính quyền Bắc Kinh và vô tình kích hoạt một chủ đề về cái gọi là phán quyết sai lầm và "giả tình báo".

Theo một báo cáo từ NTD vào ngày 25, một nhân vật nòng cốt của một đảng được thành lập ở Hồng Kông biết rằng nhiều quận đã thua và nói rằng ngay cả một số ứng cử viên dự kiến ​​sẽ chiến thắng đã thất bại. Người này cho rằng việc này hoàn toàn là do Lâm Trịnh Nguyệt Nga và liên minh ĐCSTQ đã gây ra kết cục thảm hại, ‘bảo thủ cố chấp, lừa trên gạt dưới, báo cáo sai tình hình quân sự, Trung Hoàn và Tây Hoàn đều có trách nhiệm! "

Trong các cuộc biểu tình liên tục ở Hồng Kông đã diễn ra từ tháng 6 năm nay, đã có báo cáo nói rằng cấp cao nhất của ĐCSTQ (chủ yếu chỉ Tập Cận Bình) không được cung cấp thông tin thực sự.

Vào đầu tháng 7 năm nay, tờ HK01 dẫn lời các nguồn tin thân cận với Bắc Kinh, nói rằng làn sóng phản đối Dự luật Dẫn độ đã phát triển đến cục diện như hiện nay, khiến các quan chức cấp cao của Bắc Kinh cảm thấy bối rối. Đó là bởi vì các báo cáo ban đầu do Văn phòng liên minh của Trung Quốc và Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macao khá lạc quan, nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau.

Các nguồn tin cho biết vì lý do này, Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống triển khai làm việc của Hồng Kông, đồng thời xem xét kỹ lưỡng các nguồn giả tình báo ở Hồng Kông.

Giáo sư John Burns, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và Hồng Kông, cũng đã viết trên một phương tiện truyền thông Hồng Kông vào tháng 9 rằng đối với vấn đề Hồng Kông các quan chức hàng đầu của Bắc Kinh không thể có được thông tin về tình hình chân thực.

Về lý do tại sao thông tin không đúng sự thật, bài báo của John Burn, phân tích rằng điều đầu tiên và cơ bản nhất là hoạt động của đảng như thể nó ở trong một buồng âm vang nhỏ hẹp. Dựa trên hình thái ý thức để quyết định quan điểm nào được cho phép, nội dung gì có thể được báo cáo lên trên.

Hiệu ứng buồng vang để chỉ trong một hoàn cảnh tương đối phong bế, một số có ý kiến ​​tương đồng liên tục được lặp lại và lặp lại ở dạng phóng đại hoặc bóp méo khác, do đó hầu hết mọi người trong một môi trường tương đối phong bế đó đều nghĩ rằng những câu chuyện bị bóp méo lại là toàn bộ sự thật.

Ông John Burn nói rằng các quan chức Trung Quốc ở Hồng Kông đã bóp méo thông tin và chủ yếu báo cáo những gì cấp trên của họ muốn nghe. Đây là một "bệnh quan liêu" phổ biến.

Một tình huống khác gây ra thông tin sai lệch là ĐCSTQ phụ thuộc rất nhiều vào các báo cáo từ những nhóm người ở Hồng Kông, bao gồm đại diện của Đại hội Toàn quốc Nhân dân và Hội nghị Nghiệp thương Chính trị tại Hồng Kông.

ĐCSTQ bổ nhiệm những người này dựa trên một số cân nhắc, trong đó có lòng trung thành và độ tin cậy. Đối với ĐCSTQ, những người này là "đáng tin cậy" và không thể lật đổ con thuyền lớn ĐCSTQ. ĐCSTQ lại vốn không quan tâm đến thông tin từ các kênh khác. Đối với một Hồng Kông, hoạt động theo thể chế chính trị trong môi trường bán tự do và cởi mở, khác với đại lục, cách tiếp cận này của ĐCSTQ là một thảm họa

Bài báo chỉ ra rằng vì ĐCSTQ nhấn mạnh rằng những đại diện này là phát ngôn chính xác và nhất quán, vì thế họ thường rất thận trọng. Họ lo lắng rằng làm điều sai trái sẽ gây bất lợi trong duy trì vị trí tuyến đầu được Trung Cộng ban cho. Do đó, dù trong nguy cơ, người dân Hồng Kông không thể dựa vào các đại diện này để hòa giải các tranh chấp một cách công bằng. Những mối quan hệ xuyên biên giới này đã mở rộng hiệu ứng buồng vang tới phía chính phủ Hồng Kông. Tương tự, Bắc Kinh không thể có được thông tin đáng tin cậy qua bộ sậu nhân viên ở Hồng Kông.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng tình huống "phán quyết sai" của Bắc Kinh cũng có nhân tố đấu đá chính quyền trong nội bộ. Vốn cơ cấu hành chính quản lý các vấn đề Hồng Kông và Macao ban đầu của ĐCSTQ do thế lực của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng lũng đoạn quyền lực trong thời gian dài. Hàn Chính, ủy viên ban thường vụ và phó cục trưởng cục chính trị trung ương đảng cộng sản Trung Quốc; Dương Khiết Trì, ủy viên phòng chính trị của ủy ban trung ương và giám đốc văn phòng đối ngoại; Trương Hiểu Minh, giám đốc văn phòng hội đồng nhà nước Hồng Kông và Macau, các thành viên gồm có Vương Chí Dân, giám đốc Văn phòng Liên minh Trung Quốc và Hồng Kông, tất cả đều được coi là người của phe phái Giang. Gần đây, Tập Cận Bình đã cài cắm bổ sung bộ trưởng an ninh thân tín, Triệu Khắc Chí, cùng những nhân vật khác.

Nhà phân tích Hà Tần nhận định Tập - Giang đã liên tục tranh giành hệ thống kiểm soát Hồng Kông và Macao. Đây là lý do tại sao tạo khiến Hồng Kông hỗn độn như hiện nay tại, và tại sao tình hình xã hội bị xử lý theo chiều hướng xấu đi như thế?

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Đường Hạo viết rằng Tập Cận Bình đang bị các loại thông tin sai lệch, nội dung bịa đặt bên trong hoặc tin tức truyền thông nước ngoài làm cho hoang mang. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, Tập liên tục đưa ra thất sách và tích lũy rủi ro chính trị và kinh tế ngày càng lớn.

Đường Hạo tin rằng các cuộc biểu tình nổ ra ở Hồng Kông vẫn là cái bẫy phục kích của phe cánh giăng ra để chôn vùi Tập. Kẻ thù chính trị của Tập cố ý thông qua kích phát xung đột nội bộ ở Hồng Kông, thậm chí gây ra đổ máu, từ đó lấy cớ ép Tập Cận Bình phải hạ đài. Và khi mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, tình cảnh khó khăn trong và ngoài nước đã dồn Tập Cận Bình tới chỗ không có đường đi, tiến thoái lưỡng nan.

Trong chuyến thăm nước ngoài vào ngày 14/11, Tập Cận Bình đưa ra một phát biểu hiếm hoi về Hồng Kông, giọng điệu rất cứng rắn, cần đưa việc "ngăn chặn bạo lực" thành "nhiệm vụ khẩn cấp nhất", được coi là tín hiệu nguy hiểm diễn ra sự kiện thảm sát ‘ngày 4 tháng 6’ phiên bản Hồng Kông. Sau đó, cảnh sát Hồng Kông, bị nghi ngờ chính là cảnh sát của quân đội ĐCSTQ không kiêng nể gì mà đánh đập, bắt giữ, giết người, gây ra nhiều vụ khủng bố và giết chóc, trong đó có sự việc cảnh sát Hồng Kông tấn công khuôn viên trường đại học trước cuộc bầu cử quận.

Có quan điểm cho rằng Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố cứng rắn về vấn đề Hồng Kông vì đấu tranh quyền lực.

Lâm Hà Lập, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Trung Văn Hồng Kông đã chỉ ra: "Ông ấy (Tập Cận Bình) không thể thể hiện sự yếu đuối, nếu không sẽ mất mặt".

Nhà bình luận chính trị cấp cao Lâm Bảo Hoa trên "Thời báo Tự do" đã nói rằng Hồng Kông đang ở giữa cuộc đấu tranh giành quyền lực của ĐCSTQ và các phe phái đều hy vọng đối phương sẽ phạm sai lầm để tận dụng lợi thế.

Minh Thanh (biên dịch)

Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Phe thân ĐCSTQ đại bại tại bầu cử Hồng Kông gây chấn động Trung Nam Hải