Phóng viên ảnh, nghề nguy hiểm đến sinh mệnh ở Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 17/1/2010, Alex Cheng - phóng viên ảnh của tờ báo trực tuyến Mad Dog Daily có trụ sở tại Hong Kong, nhận thấy rằng anh đang bị 2 người bí mật theo dõi. Nhưng anh đã phớt lờ chúng.

Đêm hôm sau, trên đường về nhà, anh bị một kẻ không rõ danh tính tấn công và đẩy anh từ trên cầu thang xuống, khiến xương vai và cánh tay trái của anh bị chấn thương nghiêm trọng.

Sự việc này khiến anh Cheng nhớ đến cuộc điều tra gần đây về một cái chết đáng ngờ. Trong vụ việc đó, cảnh sát Hong Kong tuyên bố rằng, một người đàn ông được cho là đã tự tử bằng cách nhảy từ một tòa nhà cao tầng ở Tòa án Ko Cheung ở Kowloon. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ rằng, người đàn ông có thể đã bị sát hại khi phân tích cách anh ta ngã được ghi lại trong một đoạn video.

Anh Cheng từng là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm. Là một phóng viên ảnh nên anh nắm bắt được phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong. Gần đây, anh đã chia sẻ câu chuyện của mình với The Epoch Times.

Bị cảnh sát đánh đập, nhưng giá đỡ máy ảnh đã cứu mạng

Vào đêm ngày 15/12/2019, khi anh Cheng đang phát trực tiếp một vụ việc về một cảnh sát bắt giữ một người biểu tình trên vỉa hè tại quận Mong Kok, thì một cảnh sát hét lên yêu cầu anh Cheng đi lên vỉa hè. Anh đã trả lời rằng: "Thưa ông, tôi đang ở trên vỉa hè đây".

Viên cảnh sát đó đã nổi giận và hét lên: “Tôi yêu cầu anh lùi lại! Hãy làm theo lệnh của tôi!”

Nhưng anh không biết lùi lại về vị trí nào vì không có sợi dây hay một thứ gì đó được cảnh sát đánh dấu tại hiện trường để làm ranh giới, anh Cheng cho biết.

Sau đó anh Cheng giơ thẻ báo chí của mình lên để cho viên cảnh sát biết danh tính của anh. Đột nhiên một người đàn ông đến gần anh Cheng và xịt hơi cay vào mặt anh. Ngay lập tức, một số cảnh sát chống bạo động khác tiến đến chỗ anh và chặn các nhà báo khác bằng dùi cui và khiên. Họ đẩy anh Cheng sang một bên và dùng dùi cui đánh anh rất mạnh.

May mắn thay, giá đỡ ba chân của máy ảnh mà anh đeo trên lưng đã chống lại tác động của dùi cui và cứu sống anh.

“30% khả năng của tay trái tôi đã bị mất”, anh Cheng cho biết.

Sau đó, anh Cheng bị bắt và bị buộc tội cản trở chính quyền.

Quyền tự do báo chí bị cảnh sát Hong Kong tước mất

Anh Cheng cho biết, cảnh sát Hong Kong di chuyển các cột mục tiêu bất kỳ khi nào họ muốn. Việc đó thường là bất hợp pháp và không hợp lý.

Một ngày nọ, anh Cheng và các nhà báo là đồng nghiệp của anh đến khu Yuen Long. Cảnh sát nói với họ rằng: “Các bạn của tôi! Hãy qua đây chụp ảnh”. Ngay khi anh và đồng nghiệp làm theo chỉ dẫn và chuẩn bị sẵn sàng chụp, thì cảnh sát lập tức bao vây họ bằng một sợi dây màu cam và ra lệnh khám xét toàn bộ. Rồi cảnh sát nói rằng họ không được phát trực tuyến.

Một vụ việc khác liên quan đến cảnh sát xảy ra ở Yuen Long vào một đêm khuya. Anh Cheng và một trong những đồng nghiệp của mình đang ngồi tại một công viên và tải những bức ảnh họ đã chụp vào ban ngày lên mạng, thì một cảnh sát chống bạo động đến chỗ họ. Đột nhiên, viên cảnh sát xịt hơi cay thẳng vào mắt anh Cheng khiến mắt anh rất đau rát. Thế rồi anh Cheng và đồng nghiệp nhanh chóng thu dọn đồ đạc và rời khỏi công viên.

Trong một vụ việc khác, cảnh sát cũng yêu cầu các nhà báo ngừng phát trực tuyến. Anh Cheng tiến tới để nói về quyền tự do báo chí, thì một trong những cảnh sát hét lên: “Quyền tự do báo chí, nếu tôi cho anh, thì anh có quyền; nếu tôi không cho, thì anh không có! ”

Vào lúc đó, tất cả các phóng viên có mặt đều bất ngờ và im lặng.

Cuộc bao vây tại Đại học Bách khoa Hong Kong

Vào tháng 11/2019, trong cuộc bao vây tại Đại học Bách khoa Hong Kong (PolyU), anh Cheng đã ở đó hơn 30 tiếng và phát trực tiếp trong 8 tiếng.

Cảnh sát đã tấn công các sinh viên bằng bình xịt hơi cay, đạn cao su và vòi rồng.

Anh Cheng nói: “Tôi sẽ không bao giờ quên những giờ phút đó. Một Đội Đặc nhiệm xông vào Phòng Sơ cứu và “tấn công bất cứ ai họ nhìn thấy. Họ thậm chí sẽ không tha những người bị bệnh đang nằm trên giường". Sau đó, họ thấy nhiều người biểu tình và nhanh chóng bắt những người đó đi.

Anh Cheng mô tả cảnh tượng thảm khốc trong PolyU: "Như thể tất cả mọi người đang bị trà đạp".

Hong Kong biến thành 'nhà tù'

Vào ngày 1/7/2019, anh Cheng thấy rất xúc động trước những người trẻ tuổi ủng hộ dân chủ đang biểu tình bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Vào ngày hôm đó, hơn 550.000 người biểu tình đã tham gia một cuộc tuần hành để yêu cầu các nhà lập pháp hủy bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Sau đó 3 tháng , dự luật dẫn độ chính thức được rút lại.

“Họ đến đó không phải để phá huỷ Hong Kong hay để vui vẻ. Họ biết rõ họ đang làm gì bất chấp những nguy hiểm tiềm tàng có thể phải đối mặt. Tôi nói rằng họ có nhân phẩm cao quý”.

Khi nền pháp trị của Hong Kong ngày càng trở nên tồi tệ, anh Cheng tin rằng môi trường tự do báo chí đang ngày càng bị xói mòn.

Trong mắt anh, Hong Kong là một thành phố xinh đẹp như vốn có, nhưng hiện đang trở thành một nhà tù. “Người Hong Kong đang sống trong nhà tù… phần lớn những gì chúng ta có được đã biến mất từ năm 2019”.

Cách đây không lâu, anh Cheng đã sao lưu tất cả các video mà anh ấy đã quay. Anh hy vọng thế hệ mai sau sẽ thấy chúng hữu ích và ý nghĩa.

Anh nói: “Những video đó là bằng chứng cho trải nghiệm của tôi khi chứng kiến những vụ việc vô nhân đạo như vậy”.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Phóng viên ảnh, nghề nguy hiểm đến sinh mệnh ở Hong Kong