Quan chức Trung Quốc được phép tịch thu tài sản cá nhân để chống virus Corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các quan chức từ hai thành phố bị nhiễm virus ở miền nam Trung Quốc, Quảng Châu và Thâm Quyến, hiện có thể được phép tịch thu tài sản cá nhân trong nỗ lực chống lại sự bùng phát của virus Corona.

Theo một thông báo được đăng vào ngày 11/2: khi cần thiết, chính quyền cấp thành phố và cấp quận ở Quảng Châu có thể tạm thời chiếm dụng nhà, địa điểm, phương tiện vận chuyển và các cơ sở khác từ các công ty hoặc cá nhân.

Cũng theo thông báo đó, chính quyền cũng có thể buộc các tổ chức liên quan phải sản xuất hoặc cung cấp thiết bị kiểm soát dịch bệnh hoặc đồ dùng hàng ngày.

Thông báo lưu ý rằng các quan chức thực hiện các biện pháp như vậy cần bồi thường phù hợp cho các bên và trả lại các tài liệu sản xuất nếu có thể.

Cùng ngày, thành phố Thâm Quyến đã đưa ra một thông báo tương tự cho phép các quan chức địa phương thu hồi nguồn cung cấp, thiết bị và địa điểm từ công chúng để đáp ứng nhu cầu của nhân viên y tế tuyến đầu, miễn là họ trả lại vật phẩm hoặc bồi thường tương ứng.

Thông báo của Thâm Quyến cũng cho phép chính phủ đóng cửa các nhà máy, công ty, trường học và hạn chế các cuộc hội họp đông người cũng như việc sử dụng các địa điểm “dễ bị thiệt hại bởi dịch bệnh”.

Heng He, một nhà bình luận các vấn đề chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ, bày tỏ sự hoài nghi về các biện pháp như vậy. Mặc dù các chính sách khẩn cấp tương tự đã từng được sử dụng ở các quốc gia khác, Heng vẫn bày tỏ lo ngại về khả năng chính quyền tôn trọng cam kết bồi thường.

Ông nói: “Không có vấn đề gì cả cho dù điều này phù hợp với hiến pháp hay không, Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn không tuân theo luật mà họ đưa ra”.

Heng cho biết chính sách này dường như là một cách mới để chính quyền Quảng Đông “cướp đi sự giàu có từ công chúng”.

Ông nói: “Mặc dù họ nói rằng sẽ có bồi thường, rất nhiều người đã trải qua sự bồi thường như vậy trong quá trình trưng thu bắt buộc, rất nhiều [sự bồi thường] chỉ mang tính biểu tượng”.

Các chiến dịch trưng thu bắt buộc đã là một vấn đề tái diễn ở Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Theo báo cáo năm 2019 của Công ty luật Shengting Bắc Kinh, ít nhất 751 khiếu nại đã được đệ trình từ năm 2014 đến 2017 về việc trưng thu bắt buộc; và trong 43 phần trăm các trường hợp các quan chức đã không tuân theo bất kỳ thủ tục pháp lý.

Heng nói rằng việc ủy ​​quyền được đưa ra trong các thông báo có thể cho phép các quan chức kiếm “được lợi nhuận từ thảm họa của quốc gia”.

Người dân ở các thành phố khác đã đưa ra các báo cáo rằng quan chức địa phương của họ lạm dụng quy định khóa cửa nhà để kiếm lợi nhuận.

Một số công dân ở tỉnh Hà Bắc, người được yêu cầu giấu tên, nói với The Epoch Times rằng các quan chức địa phương đã chặn giao thông trong khu phố của họ, và chỉ cho phép người nào đó đi qua nếu họ hối lộ, chẳng hạn như rượu đắt tiền.

Một số cư dân mạng cũng đưa ra phản ánh tương tự trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.

“Sau khi những tài sản cá nhân bị tịch thu thì những người này sẽ đi đâu?”, một người hỏi. Những người khác cũng đặt lại các lo ngại về sự kiểm duyệt của chính quyền đối với các thông tin về tình hình thực tế đang xảy ra, chính sách này có thể là một phong vũ biểu về mức độ nghiêm trọng của vụ dịch.

Một lính canh Trung Quốc đeo khẩu trang bảo vệ đang ngủ trên ghế gần cầu đi bộ tại Bắc Kinh Trung Quốc vào ngày 12 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Cho đến nay, hơn 80 thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến, đã đóng cửa ít nhất một phần để ngăn chặn sự lây lan của virus chết người này.

Công dân trên khắp Trung Quốc được yêu cầu đeo khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, trong khi các trường học ở hơn 10 tỉnh đã cho học sinh nghỉ học lần thứ hai trong khoảng hai tuần.

Khoảng hai chục hãng hàng không quốc tế lớn, bao gồm United Airlines, Delta Airlines và American Airlines, đã tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc. American Airlines vào ngày 11/2 cũng đã gia hạn đình chỉ đến hết tháng 4, nói rằng họ sẽ “thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào nếu cần thiết”.

Trong một cuộc họp báo vào thứ Ba của Tổ chức Y tế thế giới, ông Ted Tedros Ghebreyesus, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết: “Với 99% trường hợp [được xác nhận] ở Trung Quốc, đây vẫn là một trường hợp khẩn cấp đối với quốc gia đó, nhưng đây cũng là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với phần còn lại của thế giới”.

Văn Thiện
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quan chức Trung Quốc được phép tịch thu tài sản cá nhân để chống virus Corona