Quan chức Trung Quốc thao túng một tổ chức của Liên Hợp Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế trực thuộc đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

Các quan sát viên về Trung Quốc từ lâu đã hi vọng rằng sự hội nhập vào hệ thống quốc tế của quốc gia này sẽ giúp “bình thường hóa” Trung Quốc. Họ hi vọng rằng Trung Quốc sẽ dần coi trọng các giá trị của việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực quốc tế và trở nên tự do hơn về kinh tế và chính trị.

Tuy nhiên, hiện nay, rõ ràng là mọi việc đang thực sự diễn ra không như mong đợi, thậm chí theo chiều hướng ngược lại, khi Trung Quốc đã tạo dựng được tầm ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ chức này.

Ví dụ điển hình nhất là cách đối xử khó lý giải của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho Trung Quốc, mặc dù nước này thiếu minh bạch và không hợp tác trong việc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán (dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra). Tuy nhiên, đó vẫn không phải là ví dụ duy nhất.

Một ví dụ khác liên quan đến Liên minh Viễn thông quốc tế, đứng đầu là ông Houlin Zhao - người Trung Quốc, với tư cách là Tổng Thư ký từ năm 2015, sau khi ông này được bổ nhiệm trong phiên họp toàn thể của tổ chức này. Đây là một tổ chức toàn cầu được thành lập vào năm 1865 với tên gọi là Liên minh Điện báo quốc tế, tổ chức này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông.

Ngay cả trước khi trở thành Tổng Thư ký của Liên minh này, ông Zhao cũng đã tìm cách khiến Trung Quốc “không phải tuân thủ” các quy tắc thực hành thống nhất về quản trị mạng. Ông Zhao đã nỗ lực làm suy yếu vai trò của Tập đoàn Internet về cấp số và tên miền (ICANN) (một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, có mục tiêu là chịu trách nhiệm điều phối các quy trình và thủ tục chủ chốt cần thiết để đảm bảo Internet hoạt động trơn tru, và thực hiện việc đó thông qua bộ máy quản trị với sự tham gia của nhiều bên).

Ông Zhao đã “ép” các công ty và nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc đăng ký với Cơ quan Quản lý Đăng ký Internet Quốc gia tại Bắc Kinh, thay vì đăng ký với Trung tâm Thông tin Mạng Châu Á – Thái Bình Dương, theo như ICANN quy định.

Khi còn là Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn Viễn thông trực thuộc Liên minh Viễn thông Quốc tế, ông Zhao đã đấu tranh để các giới chức Trung Quốc được phép trực tiếp cấp các địa chỉ [mạng] mới.

Từ khi trở thành Tổng Thư ký của Liên minh Viễn thông Quốc tế, ông Zhao đã ủng hộ các ưu tiên đối với Bắc Kinh, mặc dù điều này là hành vi vi phạm nghĩa vụ khi ông cần phải giữ tư cách là một công dân quốc tế trung lập.

Đầu năm nay, tạp chí Financial Times đã chỉ ra rằng Liên minh Viễn thông Quốc tế đã tổ chức một diễn đàn để thảo luận các đề xuất của Trung Quốc về một sự “thay đổi cốt lõi cách thức vận hành mạng Internet, mà theo các nhà phê bình nhận định thì cách thức này sẽ đưa chủ nghĩa độc tài vào kiến trúc hạ tầng làm nền tảng cho trang mạng”.

Năm 2019, ông Zhao tuyên bố sẽ hợp tác với Trung Quốc trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Ông nói rằng: “Đó là nền tảng và chỉ dẫn tổng thể về kế hoạch viện trợ nước ngoài của Trung Quốc. Đó là một chuyến tàu cao tốc mà nếu bạn lên tàu thì bạn sẽ chung sức với Trung Quốc và cùng phát triển với họ”.

Năm 2017, ông Zhao ủng hộ nỗ lực đầu tư chủ chốt của Trung Quốc. Ông cho biết: “Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể giúp cải thiện đời sống trên quy mô lớn thông qua đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)”.

Gần đây, ông Zhao cho rằng lo ngại về vấn đề an ninh của Hoa Kỳ khi có sự tham gia của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei [vào việc phát triển mạng lưới viễn thông 5G] là không cần thiết và coi đó là “thái độ của kẻ thua cuộc”.

“Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng [gì đáng để phải] bận tâm về các thiết bị của Huawei”, ông Zhao cho biết. “Tôi khuyến nghị rằng Huawei cần có cơ hội bình đẳng tham gia đấu thầu kinh doanh; và trong quá trình vận hành, nếu quý vị thấy có điều gì sai sót thì có thể phạt và buộc tội họ. Nhưng nếu chúng ta không có bằng chứng gì mà đưa họ vào danh sách đen – tôi nghĩ điều này là không công bằng”.

Thái độ của ông Zhao phớt lờ các quan ngại về vấn đề an ninh theo quy định của luật pháp liên quan đến Huawei.

Là một công ty Trung Quốc, Huawei phải tuân thủ luật an ninh quốc gia và an ninh mạng của Trung Quốc, theo đó chính phủ được quyền truy cập tất cả thông tin được truyền tải, lưu trữ hoặc bằng bất kỳ cách nào tiếp cận tới mạng lưới thông tin của quốc gia – kể cả khi thông tin được thu thập từ bên ngoài Trung Quốc.

Hơn nữa, do Trung Quốc tập trung vào việc tích hợp thông tin của các ngành công nghiệp dân sự với quân sự, nên nhiều khả năng, các sản phẩm tích hợp này của Huawei sẽ được khai thác bởi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Điều này chỉ làm trầm trọng thêm đối với các tiêu chuẩn an ninh mạng [vốn đã được chứng minh là] thấp trong lịch sử, chẳng hạn như trong trường hợp đánh cắp dữ liệu và quyền sở hữu trí tuệ và việc cố tình lách trừng phạt quốc tế áp dụng đối với các quốc gia “cứng đầu” như Iran.

Khi được bổ nhiệm, các quan chức của Liên minh Viễn thông quốc tế, bao gồm cả Tổng Thư ký đã tuyên thệ nhậm chức. Ông Zhao đã tuyên thệ như sau:

Tôi thề sẽ thực hiện bằng tất cả lòng trung thành, sự thận trọng và lương tâm [của mình] đối với các nhiệm vụ chức năng được giao phó cho tôi với tư cách là thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế; thực hiện các nhiệm vụ chức năng và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp rằng chỉ phục vụ lợi ích của Liên minh mà không tìm kiếm hoặc tuân theo chỉ dẫn của bất kỳ chính phủ hay cơ quan nào khác bên ngoài Liên minh trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của tôi”.

Thật kinh ngạc khi một công chức quốc tế lại ngang nhiên cổ súy cho một công ty từ quê nhà của mình, như cách mà ông Zhao đang làm cho Huawei, hoặc ủng hộ mạnh mẽ các sáng kiến của quê hương mình như cách ông Zhao đi tiên phong [trong việc] cổ vũ Sáng Kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thậm chí điều này còn “kỳ quặc hơn” khi đó là những tuyên bố liên quan đến trách nhiệm chính thức của ông Zhao.

Có vẻ như là các quốc gia thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế cần nhắc nhở ông Zhao phải báo cáo cho tổ chức này, chứ không phải là báo cáo cho Bắc Kinh.

Tuệ Minh

Theo The Daily Signal



BÀI CHỌN LỌC

Quan chức Trung Quốc thao túng một tổ chức của Liên Hợp Quốc