Sau bác sĩ Lý Văn Lượng, một ‘anh hùng’ khác từng lên tiếng về dịch virus tại Vũ Hán đã bị 'mất tích'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 06/02 vừa qua, mọi người trên khắp Trung Quốc thương tiếc về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, với những phản ứng đau buồn và giận dữ từ công chúng gần như chưa từng có từ trước đến nay. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng một người “nói sự thật” khác về sự bùng phát coronavirus đã bị làm cho “im lặng”.

Chen Qiushi, một nhà báo công dân, người đã đưa ra báo cáo quan trọng về tình hình dịch virus Corona từ Vũ Hán - tâm chấn của vụ dịch, đã mất tích vào tối ngày 06/02, khi mà hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc bắt đầu yêu cầu tự do ngôn luận trực tuyến.

Điều này cũng tương tự như trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng đã cố gắng gửi cảnh báo đến những người khác từ những ngày đầu của vụ dịch, nhưng thay vì được lắng nghe, anh đã bị cảnh sát trừng phạt vì "tung tin đồn", và sau đó anh đã bị nhiễm virus từ một bệnh nhân. Hiện nay, virus này đã giết chết hơn 800 người, chủ yếu là người dân Trung Quốc đại lục, cũng như bác sĩ Lý cuối cùng đã không thể qua khỏi.

Sự ra đi của vị bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi này đã gây ra một “cơn bão” phẫn nộ trên khắp Trung Quốc, với cường độ và phạm vi hiếm thấy trong lĩnh vực trực tuyến vốn bị chính quyền kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ. Mọi người kêu gọi một lời xin lỗi chính thức từ chính phủ; tràn ngập trên các phương tiện truyền thông xã hội là hashtag "Tôi muốn tự do ngôn luận", vốn là một quyền cơ bản nên được bảo vệ theo hiến pháp của đất nước.

Một người dùng trên Weibo viết: “Chúng tôi không thể để mất Lý Văn Lượng thứ hai!”

Một người dùng trên Weibo viết: “Chúng tôi không thể để mất Lý Văn Lượng thứ hai!”
Một người dùng trên Weibo viết: “Chúng tôi không thể để mất Lý Văn Lượng thứ hai!”

Hashtag đòi quyền tự do ngôn luận đã được “kiểm duyệt” vào sáng hôm sau đó, như một bác bỏ rõ ràng của chính quyền về yêu cầu của công chúng. Và nhà báo Chen, cũng ở tuổi 34 và sống ở phía đông bắc Trung Quốc như bác sĩ Lý, vẫn đang mất tích.

Sau đó, bạn bè và gia đình Chen đã phát hiện ra từ phía cảnh sát rằng Chen đã bị buộc phải cách ly. Vào ngày 09/02, sự mất tích của Chen đã bắt đầu thu hút sự chú ý trên Weibo của Trung Quốc (trang mạng giống như Twitter), với nhiều lời khẩn cầu hãy thả anh ấy ra.

Một người dùng Weibo viết vào sáng Chủ nhật ngày 09/02: "Hy vọng chính quyền có thể đối xử với Chen Qiushi một cách công bằng và chân chính. Chúng tôi không thể để mất Lý Văn Lượng thứ hai!"

Bị giam giữ dưới danh nghĩa kiểm dịch

Chen đến Vũ Hán vào ngày 24/01, một ngày sau khi thành phố này bị đặt dưới sự phong tỏa của chính quyền Trung Quốc, mục đích là để tránh sự lây lan của virus bằng cách ngăn chặn các công dân rời đi. Chen đã đến thăm các bệnh viện quá tải, các nhà tang lễ và các khu vực cách ly tạm thời, và tải lên mạng các video về những gì anh đã chứng kiến, cung cấp cho thế giới một cái nhìn khách quan về thực tế nghiệt ngã ở nơi tâm chấn của cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, bạn bè cho biết họ đã liên lạc với Chen nhiều lần trong ngày, vì sợ rằng anh có thể bị chính quyền bắt bất cứ lúc nào. Khi anh ngừng trả lời các cuộc gọi vào tối ngày 06/02, bạn bè của anh ngày càng lo lắng cho anh.

Trong ngày 07/2, bạn của Chen đã đăng một tin nhắn video lên trang Twitter của anh, với lời nhắn của mẹ Chen rằng con trai bà đã biến mất. Những người bạn thân của anh cho biết Chen đã để lại cho họ thông tin đăng nhập của anh vào tài khoản mạng, phòng trường hợp anh bị chính quyền bắt giữ.

Người bạn lên tiếng: "Tôi ở đây để cầu xin mọi người trực tuyến, đặc biệt là bạn bè ở Vũ Hán để giúp tìm Qiushi, tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với anh ấy".

Tối hôm đó, trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên YouTube, Xu Xiaodong, một võ sĩ thẳng thắn và là bạn của Chen, đã truyền một tin nhắn từ mẹ của nhà báo Chen, cho biết anh ấy đã bị cách ly.

Xu cho biết: "Trong vài giờ qua, các nhân viên an ninh công cộng Thanh Đảo và nhân viên an ninh nhà nước... đã thông báo cho cha mẹ của Qiushi rằng anh đã bị giam giữ dưới danh nghĩa kiểm dịch. Mẹ Qiushi ngay lập tức hỏi họ ở đâu và anh ấy đã bị bắt khi nào, họ đã từ chối trả lời”.

Xu nhấn mạnh rằng, dựa trên sự tiếp xúc của anh với Chen và lời xác nhận của bạn bè có liên quan, Chen đã có sức khỏe tốt trước khi mất tích.

trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên YouTube, Xu Xiaodong, một võ sĩ thẳng thắn và là bạn của Chen, đã truyền một tin nhắn từ mẹ của nhà báo Chen, cho biết anh ấy đã bị cách ly.
Trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên YouTube, Xu Xiaodong, một võ sĩ thẳng thắn và là bạn của Chen, đã truyền một tin nhắn từ mẹ của nhà báo Chen, cho biết anh ấy đã bị cách ly.

Cảnh sát thành phố Vũ Hán và Thanh Đảo đều cho biết họ không có thông tin gì về Chen khi được CNN liên lạc.

Một người bạn được Chen ủy quyền tiếp quản tài khoản Twitter của Chen nếu anh biến mất (cá nhân này yêu cầu giấu tên vì sợ bị chính quyền “trả thù”), đã nói với CNN: "Chúng tôi lo lắng cho sự an toàn về thể chất của anh ấy, nhưng cũng lo lắng rằng trong khi mất tích, anh ấy có thể bị nhiễm virus".

'Tôi không sợ chết, tại sao tôi phải sợ ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc?’

Đây không phải là lần đầu tiên Chen - một cựu luật sư, bị chính quyền làm cho “im lặng”.

Vào tháng 08/2019, anh đã từng đến Hồng Kông để báo cáo về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của đất nước này. Mặc dù những tường thuật chính thức của Trung Quốc thông báo rằng những người biểu tình là "những kẻ bạo loạn" và "những kẻ ly khai", các chương trình phát sóng trên Weibo của Chen đã dám “thách thức” các bình luận trên khi anh tuyên bố trong một video rằng hầu hết những người liên quan đều bình an, và "không phải tất cả bọn họ đều là những kẻ bạo loạn".

Tuy nhiên, chuyến đi của Chen đã kết thúc đột ngột khi anh bị chính quyền đại lục gọi về Bắc Kinh. Trong một video sau đó, anh cho biết khi trở về, anh đã liên tục bị các cơ quan chính phủ khác nhau gọi đến để thẩm vấn.

Tất cả các tài khoản truyền thông xã hội Trung Quốc của Chen sau đó đã bị xóa, với 740.000 người theo dõi của anh trên Weibo và các video phát sóng được đăng trước đó đã bị mất.

Nhưng Chen đã không “biến mất” khỏi công chúng quá lâu. Đầu tháng 10/2019, anh trở lại trong một video trên YouTube, với lời thề sẽ tiếp tục lên tiếng. Kênh của anh hiện có 433.000 người đăng ký. Anh cũng có một tài khoản Twitter với 246.000 người theo dõi. Mặc dù cả hai trang mạng đều bị chặn ở Trung Quốc, nhiều công dân đất nước này đã sử dụng mạng riêng ảo để vượt Tường lửa và truy cập chúng.

Trong một video vào tháng 10/2019, Chen nói: "Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân cơ bản được ghi trong điều 35 của hiến pháp Trung Quốc, tôi cần phải kiên trì vì tôi nghĩ đây là điều đúng đắn, bất kể tôi có gặp phải bao nhiêu áp lực và cản trở".

Và anh lại tiếp tục lên tiếng… Vào đêm giao thừa Tết Nguyên Đán, khi hầu hết người dân Trung Quốc sẽ ở nhà để đoàn tụ gia đình, Chen đã lên một chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Vũ Hán.

Trong video đầu tiên của mình ở Vũ Hán, Chen đứng trước ga xe lửa Hankou, nơi anh vừa rời khỏi tàu, anh cầm một chiếc gậy selfie trong tay và nói: "Trước đây tôi đã nói rằng tôi là một nhà báo công dân. Nếu tôi không kịp thời ra tiền tuyến khi có thảm họa thì tôi là loại nhà báo gì đây?”

Anh nói thêm: "Tôi sẽ sử dụng máy ảnh của mình để ghi lại những gì đang thực sự xảy ra, dưới những nỗ lực của chính quyền Vũ Hán nhằm ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh. Và tôi sẵn sàng giúp truyền đạt tiếng nói của người dân Vũ Hán ra thế giới bên ngoài. Trong khi tôi ở đây, tôi hứa sẽ không bắt đầu hoặc lan truyền tin đồn. Tôi sẽ không tạo ra sự sợ hãi hay hoảng loạn, tôi cũng sẽ không che đậy sự thật".

Kể từ lúc đó, Shen đã mang lại thông tin và hình ảnh cho nhiều người bên ngoài, những người muốn theo dõi thực tế cuộc sống đang diễn ra tại Vũ Hán.

Máy ảnh của anh không “bỏ qua” sự đau đớn và tuyệt vọng của những người bị nhiễm virus với những hình ảnh như: một người bị sốt đã bật khóc bên ngoài bệnh viện sau nhiều ngày cố gắng vô ích để được nhập viện; những bệnh nhân được hỗ trợ oxy đang nằm trên giường bệnh tạm thời được trải ngay hành lang đông đúc; ở một góc bệnh viện, một người phụ nữ đeo mặt nạ đang ôm cơ thể của người thân đã mất của mình trên một chiếc xe lăn, trong khi cô tuyệt vọng gọi điện đến nhà xác.

Vào ngày 30/01, trong một video chia sẻ cảm xúc được ghi lại tại phòng khách sạn của mình, Chen nói: "Tôi sợ, virus đang ở trước mặt tôi và đằng sau tôi là cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc".

Để tự bảo vệ, Chen chỉ có các thiết bị cơ bản là mặt nạ và cặp kính bảo hộ. Cha mẹ anh ở Thanh Đảo, trên bờ biển phía đông Trung Quốc, đã bị chính quyền quấy rối. Tuy nhiên, Chen cho biết:

"Tôi sẽ giữ vững tinh thần, miễn là tôi còn sống và ở thành phố này, tôi sẽ tiếp tục các báo cáo của mình. Tôi không sợ chết. Tại sao tôi phải sợ ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc?"

‘Anh ấy là một anh hùng. Và anh ấy đã mất tích’

Trong video đó, Chen cũng nói về 8 người “lan truyền tin đồn” đã bị cảnh sát Vũ Hán trừng phạt với tội danh phát tán thông tin sai lệch về vụ dịch. Trên thực tế, họ là những nhân viên chăm sóc sức khỏe đang cố gắng gióng lên “hồi chuông cảnh báo”, và một vài người trong số họ giờ đã công khai trên các phương tiện truyền thông. Một số người cho rằng bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong tám người này.

Với giọng đầy phẫn nộ, Chen nói: "Đến bây giờ, cảnh sát Vũ Hán thậm chí không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào".

Một tuần sau đó, bác sĩ Lý đã chết vì coronavirus trong khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện nơi anh làm việc. Hàng triệu người dân Trung Quốc đang đau khổ và phẫn nộ đã ca ngợi anh như một anh hùng. Điều này “cho phép” những cuộc gọi trực tuyến đáng chú ý về quyền tự do ngôn luận diễn ra, vốn là điều hiếm thấy, hoặc hiếm khi được phép ở Trung Quốc.

Trước sự giận dữ, phẫn nộ sâu sắc của công dân Trung Quốc, chính quyền đã tuyên bố vào ngày 07/02 rằng Ủy ban Giám sát Quốc gia - cơ quan giám sát kỷ luật đáng sợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vốn hoạt động bí mật), đang phái một đội đến Vũ Hán để tiến hành "điều tra toàn diện" vụ án của bác sĩ Lý.

Trong khi đó, Chen vẫn đang mất liên lạc với gia đình, bạn bè và hàng trăm ngàn người theo dõi. Truyền thông Trung Quốc đã không đưa tin về sự mất tích của anh. Trong một video trước đây của mình, Chen đã nói đùa rằng tên của anh từ lâu đã trở thành một chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, “góp phần” vào danh sách ngày càng nhiều chủ đề mà người Trung Quốc bị cấm nói đến.

Tuy nhiên, một số người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã tìm cách tìm hiểu về sự việc của Chen. Trong một bài đăng trên Weibo dưới hashtag là tên của Chen, tác giả đã viết rằng:

"Chưa bao giờ có bất kỳ siêu anh hùng nào rơi xuống thế giới này, chỉ có những người bình thường tự ném mình ra khỏi ‘vòng pháp luật”.

Một người dùng khác cũng chất vấn: “Bởi vì chính quyền không đồng ý với quan điểm của Chen, nên anh ấy không chỉ bị tước quyền nói, mà còn bị tước đoạt cả tự do cá nhân hay sao?"

Một số người chưa từng nghe về Chen trước đây, giờ bắt đầu tìm hiểu về anh. Một người dùng là Li Zhengda, được xác minh là một giám đốc điều hành cổ phần tư nhân, cũng là một "Big V" Weibo (tên được đặt cho một người dùng có lượng người theo dõi lớn), đã hỏi:

"Chen Qiushi là ai? Tại sao có quá nhiều người tìm kiếm anh ấy? Tại sao truyền thông lại kiểm duyệt tên anh ta?"

Một người dùng khác đáp lại: "Anh ấy là một luật sư. Anh ấy là một nhà báo. Anh ấy là người dám đến Vũ Hán để báo cáo những tình hình chân thực nhất khi vụ dịch đang ở giai đoạn nghiêm trọng nhất. Anh ấy là một anh hùng. Và anh ấy đã mất tích".

Tâm An
Theo Theepochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Sau bác sĩ Lý Văn Lượng, một ‘anh hùng’ khác từng lên tiếng về dịch virus tại Vũ Hán đã bị 'mất tích'