Sợ hãi gia tăng khi có báo hiệu rằng Trung Quốc sẽ thành lập cơ quan an ninh ở Hồng Kông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ quan tình báo của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ chính thức được hoạt động tại Hồng Kông, theo một dự luật mới có thể sẽ được thông qua. Theo các nhà đánh giá, dự luật mới này được cho là sự chấm dứt của quyền tự trị tại thành phố Hồng Kông.

Đạo luật an ninh quốc gia là một dự luật mới được Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC - cơ quan lập pháp của ĐCSTQ) đưa ra vào ngày 22/5/2020. Dự luật này, nhắm đến những đối tượng mà ĐCSTQ xem là [có mục đích] ly khai, lật đổ hoặc có ảnh hưởng nước ngoài, đã làm gia tăng sự sợ hãi của người dân cho tương lai của hòn đảo này, vốn đang được hưởng sự tự do chính trị ở mức độ cao và là điều không hề có ở Trung Quốc đại lục.

Ngày 22/5, ông Vương Thần (Wang Chen), Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ của NPC, đã nói rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho các hành động thách thức quyền lực của ĐCSTQ, bao gồm thúc đẩy bầu cử dân chủ, các hoạt động lập pháp từ các quốc gia bên ngoài, và các nhóm ân xá đang ủng hộ tiếng nói của những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Theo kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã, dựa trên dự thảo luật, “các cơ quan an ninh quốc gia liên quan từ trung ương sẽ lập các trụ sở ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông nếu cần thiết”.

ảnh sát chống bạo động đứng gần một nhóm người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào ngày 22/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)
Cảnh sát chống bạo động đứng gần một nhóm người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào ngày 22/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)

Ông Kennedy Wong, đại biểu của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (cơ quan cố vấn chính trị tối cao của Bắc Kinh), cho biết đạo luật có thể trao quyền cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc để thành lập các trụ sở ở Hồng Kông. Ngoài ra, ông đã nói với tờ báo truyền thông nhà nước Global Times, rằng để thu thập thông tin tình báo, cơ quan này dự kiến sẽ có “quyền thực thi pháp luật trực tiếp tại Hồng Kông ở một mức độ nhất định”.

Ông Wong cho biết Hồng Kông hiện chưa thành lập bất kì một bộ phận chuyên trách thu thập thông tin tình báo nào từ những năm 1990. Ông nói thêm rằng: “Do các vấn đề an ninh quốc gia đòi hỏi trình độ cao, cảnh sát Hồng Kông thông thường và các cơ quan chính phủ có thể sẽ thiếu những kỹ năng điều tra đặc thù”. Ông còn cho biết bản dự thảo luật sắp được hoàn thiện và sẽ nêu rõ các điều luật cụ thể, chẳng hạn như các điều khoản giam giữ và mức xử phạt tài chính cho các trường hợp cụ thể.

‘Hồi chuông báo tử’

Dự luật được đề xuất đã tạo nên những làn sóng chấn động khắp Hồng Kông và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, Úc, Canada, Anh và Đài Loan.

Vào ngày 22/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã kêu gọi Bắc Kinh hãy “xem xét lại đề xuất mang tính thảm họa của họ”, và gọi động thái này là một “hồi chuông báo tử” cho nền chính trị của Hồng Kông và sự tự do của công dân, vốn đã và sẽ được đảm bảo dưới hình thức “một quốc gia, hai chế độ” cho đến hết năm 2047.

Các nhà lập pháp địa phương ủng hộ dân chủ, những người gần đây đã đụng độ với phe thân Bắc Kinh vì lo ngại rằng sự kiểm soát của Bắc Kinh đang được mở rộng, cho rằng dự luật này là một bước đệm cho sự đàn áp đang leo thang.

Vào ngày 22/5, ông Alvin Yeung, nhà lập pháp Hồng Kông và là lãnh đạo Đảng Dân sự, viết trên Twitter rằng: “Với Đạo luật An ninh Quốc gia mới được đề xuất bởi Bắc Kinh, chúng ta sẽ sớm có Gestapo Trung Quốc. Đàn áp chính trị sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”. Vào cùng ngày, Ông Dennis Kwok, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, trong một sự kiện trực tuyến được viện pháp lý The Heritage Foundation (có trụ sở tại Washington) tổ chức, đã nói: “Cơn ác mộng tồi tệ nhất đang xảy ra [ngay] trước mắt chúng ta”.

Chính trị gia phe dân chủ, ông Lam Cheuk-ting bị nhân viên an ninh trục xuất sau khi ném những mẩu giấy xé từ tài liệu quy tắc của Hội đồng lập pháp Hồng Kông, trong một cuộc xô xát giữa những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và ủng hộ Bắc Kinh tại buổi bỏ phiếu ghế chủ tịch tại trụ sở Hội đồng lập pháp Hồng Kông vào ngày 18/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)
Chính trị gia phe dân chủ, ông Lam Cheuk-ting bị nhân viên an ninh trục xuất sau khi ném những mẩu giấy xé từ tài liệu quy tắc của Hội đồng lập pháp Hồng Kông, trong một cuộc xô xát giữa những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và ủng hộ Bắc Kinh tại buổi bỏ phiếu ghế chủ tịch tại trụ sở Hội đồng lập pháp Hồng Kông vào ngày 18/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)

Ông Kwok nói: “Kế hoạch của Bắc Kinh đã tạo nên cảm giác tràn ngập sự tức giận và tuyệt vọng cho các cư dân Hồng Kông, những người vẫn còn đang quay cuồng từ những cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ vào năm ngoái”.

Ông nói thêm: “Cứ như thể họ (Bắc Kinh) chưa học được điều gì”.

Sự phẫn nộ vì dự luật mới đã khiến rất nhiều thành viên của Đảng Dân chủ tham gia biểu tình trước Văn phòng Liên lạc chính phủ ở Hồng Kông.

Theo thống kê vào ngày 21/5, phần mềm vượt tường lửa của Đức, NordVPN, có thể cho phép người dùng vượt qua kiểm duyệt internet, đã có số lượt tải về gấp 120 lần trước đó [tại Hồng Kông].

Các nhà lập pháp cho rằng ĐCSTQ đang lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán như một “màn chắn” để [tùy ý] thực hiện các hành động của họ, trong thời gian các quốc gia khác đang tập trung ứng phó với dịch bệnh trong nước.

Các nhà hoạt động dân chủ tuần hành phản đối bộ luật an ninh mới, tại gần Văn phòng Liên lạc chính phủ ở Hồng Kông, vào ngày 22/5/2020. (Tyrone Siu/Reuters)
Các nhà hoạt động dân chủ tuần hành phản đối bộ luật an ninh mới, tại gần Văn phòng Liên lạc chính phủ ở Hồng Kông, vào ngày 22/5/2020. (Tyrone Siu/Reuters)

Ông Kwok nói: “Họ đang hành động cứ như thể thế giới không có ai đang nhìn [họ]. Họ nghĩ họ có thể lợi dụng cơ hội này để làm những thứ điên rồ kia”.

Ông nói thêm rằng ông sẽ không nhắc đến quá khứ của ĐCSTQ, khi họ từng đề xuất những bộ luật khác nhằm bỏ qua hệ thống lập pháp ở Hồng Kông, nhưng hiện giờ họ đã đặt ra tiền lệ [chưa từng có] này.

Ông Kwok dự đoán rằng vào tuần tới sẽ có nhiều cuộc đụng độ lớn giữa những người biểu tình và cảnh sát, khi [những người biểu tình] chống lại điều luật mới: “Hình sự hóa việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc”.

Ông Martin Lee, một nhà cựu lập pháp và là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, đã ví thái độ kìm kẹp của ĐCSTQ lên Hồng Kông như một loại virus, và gọi nó là “virus ĐCSTQ”.

Ông nói: “Virus ĐCSTQ… đã lây lan đến Hồng Kông và nó sẽ giết chết sự tự do của chúng ta”.

Ông cũng cảnh báo rằng việc đàn áp tự do của ĐCSTQ ở Hồng Kông dường như không có khả năng dừng lại: “Đấy [chính] là đặc tính tự nhiên của virus, lây lan sang [các] nước khác, sang [các] vùng lãnh thổ khác.

Quang Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Sợ hãi gia tăng khi có báo hiệu rằng Trung Quốc sẽ thành lập cơ quan an ninh ở Hồng Kông