Sự thần kỳ mang tên Trung Quốc đã kết thúc

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Mô hình Bắc Kinh” đã bị bóc mẽ ở Hồng Kông và chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển đổi vì sự dối trá của mô hình này.

Lời bình

Sau gần sáu tháng gián đoạn hoạt động tại Hồng Kông - trung tâm tài chính toàn cầu - tại sao chính quyền Trung Quốc không đàn áp các cuộc biểu tình đang diễn ra? Quân đội Giải phóng Nhân dân bố trí đóng quân tại Hồng Kông và Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân, một lực lượng bán quân sự, đã đóng quân ở Thâm Quyến, gần Hồng Kông trong nhiều tuần. Liệu có phải cái gọi là tập trận quân sự vẫn đang diễn ra hay không?

Chúng ta nên lý giải việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiềm chế trong ứng xử với Hồng Kông để không xảy ra như sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn năm xưa như thế nào?

Bạo lực, một chỉ báo thích hợp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc

Một số người xem việc kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10 là một nhân tố hòa trộn lẫn lộn. Có lẽ thế thật. Nhưng Trung Quốc kiên nhẫn không đàn áp các cuộc biểu tình không chỉ thuần túy vì lý do này. Mặc dù đàn áp những người chống đối ở Hồng Kông bằng bạo lực là điều khó xử đối với ĐCSTQ, nhưng mặt khác, nó cũng lột tả những gì là bản chất của ĐCSTQ.

Mỹ thêm dầu vào lửa về mối đe dọa “Ảnh hưởng của nước ngoài”

Sự hồi sinh của các lực lượng hải quân của Hoa Kỳ ở Biển Đông, chiến tranh gần đây với Hàn Quốc và Nhật Bản, hay sự hiện diện định kỳ của Mỹ ở Eo biển Đài Loan... Vị thế đang tăng lên của Mỹ trong khu vực liệu có khiến Trung Quốc ấp ủ âm mưu dập tắt các cuộc biểu tình ở Hồng Kông?

Embed from Getty Images

Sự hiện diện của Mỹ tại biển Đông gây cản trở lớn tới mộng bá chủ của ĐCSTQ đối với vùng biển giàu tài nguyên này.

Điều này ít có khả năng xảy ra do Trung Quốc có tiềm lực huy động nhiều quân và vũ khí chống tàu chiến tiên tiến và Tổng thống Donald Trump không muốn Mỹ dính líu ngày càng nhiều vào các cuộc xung đột ở nước ngoài. Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực và việc Tổng thống Trump cảnh báo về tình hình ở Hồng Kông, đã đổ thêm dầu vào câu chuyện nội bộ của Trung Quốc kéo dài nhiều thập kỷ về ảnh hưởng của nước ngoài, điều vốn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc

Còn về các mối đe dọa của Tổng thống Trump gắn việc giải quyết cuộc chiến thương mại với cách Trung Quốc đối xử với những người biểu tình thì sao? Đó có phải là mối đe dọa khiến ĐCSTQ kiềm chế đàn áp? Đây chắc chắn là một khả năng. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và ĐCSTQ sẽ sớm nhận ra, nếu họ đã không kiềm chế, thì cuộc chiến thương mại sẽ diễn ra tồi tệ như thế nào.

Trên thực tế, tác động của chiến tranh thương mại đã biểu hiện ở nhiều nơi trên cả nước. Lần đầu tiên sau ba mươi năm, chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu đang rời xa Trung Quốc. Các nhà máy ở khu vực ven biển phía Đông Nam đang sa thải công nhân và đóng cửa. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại ở mức thấp nhất trong vòng 27 năm và có khả năng sẽ còn tồi tệ hơn.

Diễn biến toàn diện và mới mẻ này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai gần. Việc các nhà máy rời Trung Quốc để sang các nước khác khiến thất nghiệp ở nước này gia tăng. Không ngạc nhiên khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng giảm tỷ lệ thất nghiệp là ưu tiên kinh tế hàng đầu của ông.

Hồng Kông là mối lo lắng trọng tâm của ĐCSTQ

Không chỉ chiến tranh thương mại khiến ĐCSTQ thương tổn. Hồng Kông là mối lo lắng trọng tâm của ĐCSTQ. Điều này có một số nguyên nhân.

Ví dụ, nếu Hồng Kông bị quân đội Trung Quốc “chiếm đóng”, thì điều này sẽ khiến các doanh nghiệp tài chính nước ngoài rời đi, giống như cuộc chiến thương mại đang khiến cho việc sản xuất bị đình trệ. Hơn nữa, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác có thể tước bỏ vị thế kinh tế đặc biệt của Hồng Kông, và do đó, trung tâm tài chính của châu Á này sẽ mất tất cả lợi thế mà Trung Quốc đang dựa vào.

Embed from Getty Images

Chính lợi thế địa chính trị quan trọng của Hồng Kông khiến Bắc Kinh chùn tay trong việc đàn áp các cuộc biểu tình.

Khi ấy, ĐCSTQ sẽ phá hủy cửa ngõ tài chính của Trung Quốc ra thế giới với một thị trường chứng khoán thậm chí còn vượt cả thị trường chứng khoán Luân Đôn. Nó cũng sẽ thổi lượng tài sản khổng lồ, do giá bất động sản sẽ sụp đổ, trong khi các dịch vụ tài chính và các doanh nghiệp sinh lợi cao khác sẽ rời bỏ Hồng Kông. ĐCSTQ phải nhận thức được rằng mặc dù thương hiệu Trung Quốc có thể đã sống sót sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, đó là trước khi các nền kinh tế phương Tây bị Trung Quốc đục khoét. Trong trường hợp xảy ra vụ thảm sát ở Hồng Kông vào thời điểm hiện nay, quan hệ thương mại của Trung Quốc với phương Tây chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với trước đây.

Huyền thoại mô hình Bắc Kinh tan vỡ

Với Kế hoạch đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc và Mô hình Bắc Kinh sẽ là lựa chọn tốt hơn so với mô hình lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Mô hình phát triển kinh tế của Bắc Kinh là kế hoạch tổng thể của toàn thế giới cho thế kỷ 21. Các nền Dân chủ cộng hòa theo kiểu phương Tây sẽ bị các nền kinh tế do nhà nước điều hành và chế độ độc đảng vượt xa. Đó là những gì Bắc Kinh đã lừa gạt thế giới trong hai thập kỷ qua.

Trên thực tế, toàn cầu hóa Mô hình Bắc Kinh chính là những điểm nằm trong hai sáng kiến ​​của Trung Quốc: "Một vành đai, Một con đường" và “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”.

Nên nhớ rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” được xây dựng nhằm đánh cắp tài nguyên thiên nhiên từ các nước đang phát triển và sáng kiến “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” là để sáng kiến sau đó là để đánh cắp công nghệ từ các quốc gia phát triển. ĐCSTQ kỳ vọng Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ toàn cầu duy nhất trong tương lai.

Nhưng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ của Trung Quốc đã làm tan vỡ huyền thoại Mô hình Bắc Kinh. Là một tác nhân của chủ nghĩa tư bản phương Tây, người Hồng Kông nhận ra rằng chính họ là chìa khóa cho sự giàu có của Trung Quốc trong tương lai, chứ không phải Mô hình Bắc Kinh. Nếu ĐCSTQ tấn công người biểu tình, ảo ảnh của Mô hình Bắc Kinh sẽ biến mất nhanh hơn.

Embed from Getty Images

ĐCSTQ từng hy vọng chiến lược mô hình Bắc Kinh sẽ giúp Trung Quốc thống trị toàn cầu.

Đảng viên tỷ phú lo sợ bị mất tiền

Không chỉ các sáng kiến ​​lớn của ĐCSTQ, mà cả người Hồng Kông và người nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Hồng Kông. Nên nhớ rằng ĐCSTQ không phải là một nhóm người giàu có từ đôi bàn tay trắng mà nó là đảng của các tỷ phú.

Các Đảng viên tỷ phú này có tài sản và gia đình ở nước ngoài trên khắp thế giới từ châu Á, châu Úc, châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Có nhiều khả năng hàng triệu đô la của các vị này đang nằm ở Hồng Kông, cũng như tại các định chế tài chính phương Tây.

Họ có dám sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu phần tài sản của mình để thể hiện lòng trung thành đối với ĐCSTQ? Có bao nhiêu đảng viên sẽ sẵn sàng chịu chung cảnh đắm thuyền với ĐCSTQ?

Mọi đảng viên đều biết rằng họ kiếm được rất nhiều tài sản nhờ vị trí trong Đảng và khả năng Đảng nhận được hỗ trợ tài chính từ các nước phương Tây. Họ cũng biết rằng phần lớn tài sản của Trung Quốc là giá trị ảo. Nếu không như vậy thì hàng nghìn tỷ đô la sẽ vẫn còn ở trong nước chứ không phải chảy ra khỏi nơi đây từ năm này qua năm khác, và cho đến bây giờ thì đường phố Hồng Kông đã đỏ ngầu máu của người biểu tình.

Chính nỗi sợ mất mát tài sản và những lợi ích thứ đi đi kèm đã khiến Quân đội giải phóng Nhân dân “nằm im” trong doanh trại cho đến nay. Tập Cận Bình là người duy nhất nhận ra rằng tương lai của ĐCSTQ phụ thuộc vào những gì ông ta quyết định làm hay không làm ở Hồng Kông. Càng có nhiều cuộc biểu tình kéo dài, thì càng không thể tránh được sự phai nhạt của huyền thoại mô hình Bắc Kinh.

Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan của ĐCSTQ và mọi người đều biết điều này. Một trong những người biểu tình ở Hồng Kông với khẩu hiệu mạnh mẽ thách thức ông Tập và ĐCSTQ: “Nếu chúng tôi bị cháy thì các ông cũng cháy cùng chúng tôi”.

Thùy Minh (biên dịch)

Theo Epoch Times

Thùy Minh biên dịch theo mục ý kiến trên Epoch Times từ James Gorrie, là một nhà văn và diễn giả tại Nam California. Ông là tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Sự thần kỳ mang tên Trung Quốc đã kết thúc