Tại sao ĐCSTQ có chính sách ngoại giao ‘Sói chiến’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, chính sách “ngoại giao sói chiến”, một cách tiếp cận gây hấn và đối đầu của giới chính khách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để bảo vệ lợi ích của mình, đã thu hút sự chú ý của công luận quốc tế. Vậy tại sao chỉ có ĐCSTQ sử dụng chính sách ngoại giao chiến lang này? Ý nghĩa của nó là gì? Căn nguyên từ đâu? Dưới đây là bài bình luận của tác giả Wang Youqun, tiến sĩ luật học về vấn đề này. 

Bắt đầu từ cuộc đàm phán ở Alaska vào ngày 18/3, cái gọi là "sói chiến" của ĐCSTQ đã khơi mào cho một đợt tấn công ngoại giao mới.

Vào ngày 18/3, ở Alaska, trên lãnh thổ của Hoa Kỳ, ông Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị kiêm giám đốc Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ, đã “tố cáo” Hoa Kỳ và nâng chiến thuật này lên cấp độ ngoại giao cao nhất. Một số cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã sử dụng từ “tố cáo” trong các bản tin của họ để mô tả bài phát biểu kéo dài 17 phút của ông Dương tại cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-Trung.

Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp gọi ông Antoine Bondaz, một học giả người Pháp và chuyên gia về Trung Quốc, là “con linh cẩu điên cuồng” và “dư luận viên mang ý thức hệ”. Nó tuyên bố trên trang web chính thức của mình rằng, "nếu có chiến binh sói, thì đó là bởi vì có quá nhiều chó điên hung dữ".

Thuật ngữ “sói chiến” được ĐCSTQ sử dụng sau khi phát hành loạt phim cùng tên theo phong cách Rambo dân tộc cực đoan ở Trung Quốc. Cách tiếp cận ‘sói chiến’ khiến các nhà ngoại giao của ĐCSTQ trở nên trơ trẽn, lời nói hung hăng và quá mức công kích, đe dọa và kích động.

Nhưng đây mới chỉ là bề ngoài. Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ vào năm 2018, ĐCSTQ gặp rắc rối sâu sắc. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong năm 2019 chống lại dự luật dẫn độ ngày càng phơi bày bản chất xấu xa của ĐCSTQ. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu đã đẩy ĐCSTQ vào tình trạng cô lập quốc tế chưa từng có năm 2020. Năm 2021, cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ sẽ còn trầm trọng hơn nữa trên tổng thể.

Trên thực tế, lý do khiến ĐCSTQ cố gắng tỏ ra mạnh mẽ, hùng mạnh và độc đoán chính là để che đậy sự yếu kém của mình, để đe dọa đối thủ của mình bằng khí thế uy quyền giả tạo và để không bị cộng đồng quốc tế đẩy lùi.

Thông qua một mạng lưới ảo tưởng phức tạp, tôi nghĩ có ít nhất ba lý do khiến ĐCSTQ sử dụng các nhà ngoại giao của mình để thực hiện chính sách sói chiến.

  1. Đổ lỗi cho quốc tế về sự lây lan của vi rút ĐCSTQ

Năm 2020, đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu lây lan từ Vũ Hán sang phần còn lại của thế giới vì ĐCSTQ đã che giấu giai đoạn bùng phát ban đầu của virus, đàn áp các bác sĩ nói sự thật, tung tin giả như “virus không lây truyền từ người sang người” và virus “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, cũng như đã cho phép những người mang virus bay từ Vũ Hán đến các phần còn lại của thế giới.

Đến ngày 4/4/2021, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây nhiễm hơn 130 triệu người và cướp đi 2,88 triệu sinh mệnh ở 192 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là tai họa lớn nhất mà ĐCSTQ gây ra cho thế giới.

Kể từ tháng 3/2020, các nhóm dân sự, tổ chức công nghiệp và chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ý, Úc, Ấn Độ, Ai Cập và nhiều quốc gia khác đã khởi kiện chung chống lại ĐCSTQ, yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và bồi thường.

Nếu Hoa Kỳ lãnh đạo các nước khác buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu, thì ĐCSTQ sẽ không thể chịu được sức nặng này.

2. Chuyến hướng các cáo buộc ngược đãi nhân quyền của ĐCSTQ

Hành động vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đã nhắm vào nhiều nhóm thiểu số, bao gồm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công, Cơ đốc giáo, người Hong Kong, luật sư nhân quyền Trung Quốc, nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay P2P (cho vay ngang hàng) ở Trung Quốc, các giáo sư đại học nói ra sự thật và nhiều nạn nhân khác nữa.

Vào ngày 20/7/1999, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để phát động cuộc đàn áp và tiêu diệt Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện Phật gia, bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo, bao gồm năm bài công pháp và giáo lý dựa trên các nguyên lý của chân, thiện và nhẫn, theo thông tin từ trang web Minh Huệ (minghui), một nền tảng thông tin chính thức của các học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ đã sử dụng cuộc bức hại để tạo ra và hoàn thiện hơn 100 kiểu tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công, tạo ra thảm họa nhân quyền tồi tệ nhất của thế kỷ 21. Cuộc bức hại vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn tố cáo tội phạm đối với Giang Trạch Dân kể từ ngày 1/5/2015, dưới tên thật của họ, theo trang web Minghui.

Làn sóng mới khởi kiện Giang này bắt đầu vào ngày 1/5/2015, khi Tòa án Nhân dân Tối cao thực hiện "Cải cách Hệ thống Đăng ký" mới, quy định rằng tất cả các khiếu nại hình sự phải được đăng ký với tòa án, theo Minghui.

Đây là hành động pháp lý lớn nhất mà các học viên Pháp Luân Công đã thực hiện để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp kể từ tháng 8/2000, khi hai học viên là Zhu Keming và Wang Jie đệ đơn kiện Giang lên Viện Kiểm sát Tối cao vào tháng 8/2000.

Trong 22 năm, ở nhiều quốc gia, các thành viên quốc hội, quan chức chính phủ, chuyên gia và học giả, luật sư nhân quyền, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPEG) và Tòa án Trung Quốc độc lập ở London đã theo đuổi công lý đối với. cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Đặc biệt, hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công là tội ác tàn bạo nhất chống lại nhân loại kể từ cuộc Thảm sát năm 1930.

Trong các phiên tòa ở Nuremberg sau Thế chiến thứ hai, 12 tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình.

Một khi bị đưa ra xét xử, ông Giang chắc chắn sẽ phải đối mặt với mức án nặng nhất.

3. Chống lại cuộc khủng hoảng trong nước do tham nhũng nghiêm trọng gây ra

Màn trình diễn ngạo nghễ của các nhà ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ khiến nhiều người phương Tây không biết sự thật về ĐCSTQ có ấn tượng rằng, ĐCSTQ rất mạnh mẽ và quyền lực, trong khi trên thực tế ĐCSTQ đang mục rữa từ trong nội bộ.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang đã đẩy nhanh quá trình 'hoại' của ĐCSTQ.

Một mặt, Giang thông qua việc kinh doanh của con trai là Giang Miên Hằng và việc dẫn dắt con cái của các quan chức các cấp trên khắp đất nước làm kinh doanh. Mặt khác, Giang đã thăng chức và bổ nhiệm lại một số lượng lớn các cá nhân tham nhũng nghiêm trọng, biến địa vị chính thức của ĐCSTQ thành một thị trường đại chúng cho tiền bạc, quyền lực và tình dục.

Hai trong số những tay sai quan trọng nhất của Giang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) của ĐCSTQ, là những quan chức tham nhũng nhất trong quân đội của ĐCSTQ. ĐCSTQ không dám công khai số tiền mà họ đã biển thủ, bởi vì ĐCSTQ sợ rằng một khi số tiền bị tiết lộ, binh lính sẽ nổi loạn.

Ngày 10/3/2015, Tân Hoa xã, đưa tin, ông Yang Chunchang, một thiếu tướng của Học viện Khoa học Quân sự Trung quốc nói: “Công chúng ai cũng biết rằng, trong quân đội, bao gồm cả cảnh sát vũ trang và quân đội, đều có mã giá để gia nhập ĐCSTQ, thăng cấp làm trung đội trưởng, đại đội trưởng, trung đoàn trưởng, hoặc sư đoàn trưởng”.

Ngày nay, ĐCSTQ đã trở thành tổ chức tham nhũng nhất trên thế giới. Sự tham nhũng của nó dựa trên việc lợi dụng và bóc lột người Trung Quốc. ĐCSTQ chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm quyền lực của chính quyền ĐCSTQ, chứ không phải lợi ích của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.

ĐCSTQ đã dựa vào sự áp bức và lừa dối để duy trì sự cai trị của mình. Tuy nhiên, những người dân Trung Quốc thức tỉnh đã và đang chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ bằng nhiều cách khác nhau, điều này khiến ĐCSTQ rất bất an.

Do đó, các nhà ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ tấn công từ mọi phía, đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài về các vấn đề trong nước do tham nhũng nghiêm trọng của ĐCSTQ và kích động tình cảm yêu nước giữa những người bị tẩy não tại quê nhà với ý định chuyển giao đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng trong nước ra nước ngoài.

Nguồn gốc lý thuyết của chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ là triết lý đấu tranh do Karl Marx chủ trương. Triết lý này được Mao Trạch Đông, nhà sáng lập ĐCSTQ, tóm tắt là: “Chiến đấu với trời là niềm vui bất tận, chiến đấu với đất là niềm vui bất tận, và đấu tranh với nhân loại là niềm vui bất tận”.

Nguyên văn của Karl Marx trong “Tuyên ngôn cộng sản” như sau: “Những người cộng sản không cần che giấu quan điểm và mục tiêu của họ. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được thông qua việc cưỡng bức lật đổ mọi điều kiện xã hội hiện có. Hãy để cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản. Những người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ có một thế giới để chiến thắng”.

Những lời này cho thấy, Karl Marx căm thù những kẻ cầm quyền ở tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới, căm ghét tất cả các hệ thống xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống tư bản, và muốn lật đổ nó bằng bạo lực, máu lửa và chiến tranh.

Cuộc cách mạng bạo lực này đã truyền máu cho ĐCSTQ, và đã trở thành nội lực thúc đẩy ĐCSTQ phủ nhận các giá trị phổ quát và ra tay với các sói chiến của nó.

Bạo lực mà ĐCSTQ thừa hưởng từ Marx được thể hiện qua những gì nó đã làm trong suốt 72 năm qua kể từ khi nắm quyền. Trong những năm qua, ĐCSTQ đã không ngừng chiến đấu. Nó đấu tranh với các địa chủ Trung Quốc, rồi các nhà tư bản và trí thức. Nó cũng đấu tranh với các thành viên của chính mình, những người được gọi là đi theo “con đường tư bản”. Nó đã chiến đấu với chủ nghĩa xét lại của Liên Xô và sau đó là với chủ nghĩa đế quốc Mỹ. ĐCSTQ đã không ngừng chiến đấu cho đến ngày nay.

ĐCSTQ cũng có gien tiêu diệt chủ nghĩa tư bản ở Hong Kong và Đài Loan và gây hấn với các nước tư bản như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Anh và Canada.

Kết quả cuối cùng của chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ sẽ chỉ gây ra sự phẫn nộ mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới, và cuối cùng càng đẩy nhanh nỗ lực chung của tất cả các quốc gia trên thế giới để bao vây ĐCSTQ.

Tác giả: Wang Youqun

Wang Youqun tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ. về luật từ Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ông từng là người viết bài cho ông Úy Kiện Hành (1931–2015), thành viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ từ năm 1997 đến năm 2002.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao ĐCSTQ có chính sách ngoại giao ‘Sói chiến’