Thảm sát thời hiện đại: Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cuộc diệt chủng tương tự như thảm họa diệt chủng do Đức Quốc xã lãnh đạo đang tái diễn nhưng với một chiêu bài khác.

Sau khi trải qua vụ thảm sát 6 triệu người Do Thái có hệ thống được nhà nước hậu thuẫn tại các khu người Do Thái và các trại tập trung, thế giới đã kêu gọi “đừng bao giờ để điều này xảy ra nữa”. Tuy nhiên, bất chấp cam kết mạnh mẽ, chúng ta hiện đang sống ngay giữa hai thảm kịch thời hiện đại: thảm họa diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Các cuộc điều tra và nghiên cứu độc lập đã xác nhận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra hai “tội ác chống lại loài người” trong hơn 20 năm qua. Dần dần, thế giới đang thức tỉnh trước mức độ nghiêm trọng của những vi phạm nhân quyền này, những điều không thể tiếp tục được bỏ qua.

Theo Tòa án Hình sự Quốc tế: “Tội diệt chủng được đặc trưng bởi ý định cụ thể là tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần của một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo bằng cách… gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm ; [hoặc] cố ý gây ra các điều kiện sống của nhóm được tính toán để dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của nhóm".

Epoch Times Photo
Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Hongkong, người miền Nam Mông Cổ, người Đài Loan và các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc cùng nhau kêu gọi các chính phủ đứng lên chống lại sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tự do, dân chủ và nhân quyền trước trụ sở Liên hợp quốc ở Thành phố New York vào ngày 1 tháng 10 năm 2020. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Cuộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ

Kể từ năm 2017, ĐCSTQ đã mở rộng quy mô đáng kể các cơ sở giam giữ ở Tân Cương. Dựa trên dữ liệu hình ảnh vệ tinh, các nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã xác định và lập bản đồ hơn 380 địa điểm trong mạng lưới giam giữ trên khắp vùng Tân Cương.

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), ĐCSTQ đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ kể từ năm 2017 và khiến vô số người khác thuộc dân tộc thiểu số này bị giám sát chặt chẽ và buộc phải triệt sản.

CFR báo cáo rằng mặc dù chi tiết về những hành động tàn bạo diễn ra trong các trại giam giữ và cải tạo tại Tân Cương còn hạn chế, nhưng những gì được những người trốn thoát khỏi Trung Quốc cộng sản tiết lộ là vô cùng gây sốc. Những người bị giam giữ tìm cách trốn khỏi Trung Quốc đã báo cáo về việc tra tấn vô nhân đạo được thực hiện đằng sau những bức tường rào kín bằng thép gai của mạng lưới giam giữ ở Tân Cương.

Những người đàn ông và phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ đã bị buộc phải từ bỏ đức tin của họ vào Hồi giáo và cam kết trung thành với ĐCSTQ. Ngoài sự ngược đãi nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, họ còn bị cưỡng bức triệt sản. Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ cũng bị lạm dụng tình dục và cưỡng bức phá thai.

Trong quá khứ gần đây, các hành động tàn bạo đối với người Duy Ngô Nhĩ đã được báo chí quốc tế đưa tin rộng rãi, dẫn đến việc toàn cầu đang gây sức ép lên các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo của ĐCSTQ.

Vào ngày 8/2, một nhóm luật sư London đã kết luận trong ý kiến pháp lý dài 105 trang của họ (pdf) rằng những hành vi mà ĐCSTQ thực hiện chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương “là tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng”.

Epoch Times Photo
Phụ nữ dân tộc Duy Ngô Nhĩ biểu tình trong một cuộc biểu tình ở Urumqi thuộc tỉnh Tân Cương xa xôi phía tây Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. (Peter Parks / AFP qua Getty Images)

Cộng đồng người Do Thái sống sót sau sự kiện thảm sát nhiều năm trước đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang bị đàn áp ở Trung Quốc. Tại sự kiện trực tuyến Ngày tưởng niệm Holocaust do Doughty Street Chambers tổ chức vào ngày 27/1, Giáo sĩ Jonathan Wittenberg - một nhà văn và nhà tư tưởng hàng đầu sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc Do Thái ở Đức - nhớ lại cách mẹ ông từng chờ đợi người đưa thư trong nỗi sợ sẽ nhận được tro cốt của các thành viên gia đình đã qua đời, theo Bitter Winter đưa tin.

Tại sự kiện này, Wittenberg đã nói chuyện với một người Duy Ngô Nhĩ lưu vong tên là Ziba Murat, người có mẹ là một bác sĩ y khoa đã nghỉ hưu đã phải chịu bản án 20 năm tù của ĐCSTQ. Wittenberg nói: "Vì lòng nhân đạo, chúng ta cần phải đứng lên chống lại điều này".

Mẹ của Ziba, bác sĩ Gulshan Abbas, đã mất tích ở Trung Quốc vào năm 2018, sáu ngày sau khi chị gái của bà là Rushan Abbas, người sáng lập và chủ tịch Chiến dịch cho người Duy Ngô Nhĩ ở Herndon, Virginia, lên tiếng tại Viện Hudson ở Washington. Tuy nhiên, chỉ vào tháng 12/2020, gia đình mới biết được từ các nguồn ẩn danh rằng bà Gulshan đã bị tuyên án 20 năm vào tháng 3/2019.

Bà Rushan tin rằng em gái của mình đã bị giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc vì chính quyền độc tài này muốn cảnh báo những người khác về những hậu quả thảm khốc nếu họ “dám lên tiếng chống lại ĐCSTQ”, theo Bitter Winter đưa tin.

Bà Rushan nói: “[Gulshan] và dì của tôi đã bị bắt cóc, mặc dù họ sống cách xa nhau 1.400 km. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Em gái tôi không phạm tội gì, và cô ấy đang bị giam giữ tùy tiện như một tù nhân… Một tù nhân không có tội. Tự do ngôn luận của tôi ở đây, tại Mỹ, đã khiến em gái của tôi bị mất tự do”.

Thúc giục cộng đồng quốc tế đứng lên chống lại ĐCSTQ, bà Rushan nói: “Nếu một quốc gia có thể bỏ tù các thành viên gia đình của công dân nước ngoài, thì đây có thực sự là quốc gia mà bạn sẽ chọn để kinh doanh không?”

Bà phát biểu trong một video từ Chiến dịch cho người Uyghurs: “Đối với các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu, những người cảm thấy thoải mái khi tin tưởng một chế độ như vậy, tôi yêu cầu các bạn phải có trách nhiệm về việc đã trao quyền cho họ thực hiện những tội ác diệt chủng này. Họ đang điều hành các trại tập trung, bình thường hóa chế độ nô lệ, và đang trừng phạt em gái tôi vì tôi thực hiện quyền của một công dân nước ngoài".

Rahima Mahmut, giám đốc Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới tại London, cũng phát biểu tại sự kiện Doughty Street Chambers. Bà đã liệt kê ra những điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa thảm họa tàn sát của Đức Quốc xã và tội ác diệt chủng của ĐCSTQ, theo Bitter Winter.

Bà Rahima nói: “Mục đích của tội ác diệt chủng ở bất cứ nơi nào nó xảy ra là xóa bỏ ký ức của một dân tộc khỏi trái đất”. Bà cũng cho biết thêm rằng đáng buồn là người Duy Ngô Nhĩ đang là nạn nhân của chiến dịch thảm sát hàng loạt được hỗ trợ bởi công nghệ của Trung Quốc.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Sau hai thập kỷ nỗ lực toàn cầu để nâng cao nhận thức, cộng đồng quốc tế cuối cùng đã lên tiếng chống lại một cuộc diệt chủng âm ỉ đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc cộng sản: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên các nguyên lý phổ quát là Chân, Thiện và Nhẫn. Môn thiền định ôn hòa này được thực hành tự do trên khắp thế giới nhưng đang bị đàn áp dữ dội ở Trung Quốc kể từ tháng 7/1999 sau khi ĐCSTQ phỉ báng đó là một “tà giáo” nguy hiểm.

Theo ước tính của nhà nước, khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc đã tập luyện các bài tập thiền nhẹ nhàng của Pháp Luân Công vào cuối những năm 1990. Cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, coi sự hiện diện đạo đức của Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với sự cai trị của Đảng và đã phát động một chiến dịch bức hại chưa từng có để tiêu diệt môn tập.

Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam, tẩy não, tra tấn, hãm hiếp và thậm chí bị giết để lấy các cơ quan nội tạng quan trọng nhằm phục vụ ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng trị giá hàng tỷ đô la được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Gần đây, The Epoch Times đã lấy được từ một nguồn đáng tin cậy một tài liệu "tuyệt mật" bị rò rỉ. Tài liệu được ban hành cách đây 20 năm, vào ngày 30/11/2000, xác nhận rằng ĐCSTQ “đã lợi dụng hệ thống tư pháp và thao túng bộ máy an ninh của đất nước để thực hiện tội ác diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công”.

Tài liệu nêu rõ rằng “các cơ quan chính trị và lập pháp các cấp phải kiên quyết thực hiện những chỉ thị quan trọng của Giang Trạch Dân để tiêu diệt Pháp Luân Công".

Epoch Times Photo
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc tuần hành lớn kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tại Washington vào ngày 20 tháng 6 năm 2018. (Edward Dye / The Epoch Times)

Luật sư Trung Quốc Liu Ping (bí danh), người đã bảo vệ nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đã nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là cuộc chiến do ĐCSTQ phát động chống lại cộng đồng những người tu luyện Pháp Luân Công bằng cách sử dụng quyền lực tư pháp của nhà nước!”

Ông Liu nói: “Các văn bản có tính chất pháp lý phải được thông báo công khai thì mới có hiệu lực. ĐCSTQ vạch ra một 'luật' bí mật, vậy làm sao mọi người có thể tuân thủ nó? Vì vậy, loại 'luật' này là một phương tiện bắt bớ mờ ám và cho thấy sự bất hợp pháp của nó".

Theo số liệu do Minghui.org tổng hợp, hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công đã chết do cuộc đàn áp của ĐCSTQ từ năm 1999 đến năm 2020; tuy nhiên, khi chế độ cộng sản duy trì sự kiểm soát chặt chẽ và hoàn toàn giữ bí mật về các chi tiết của cuộc đàn áp, hàng chục ngàn người chết vẫn chưa được xác nhận.

Minghui.org cho biết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công vươn đến hầu như mọi miền trên đất nước, với số người chết được xác nhận ở hầu hết các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc".

Báo cáo cho biết hơn 100.000 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án vào các trại lao động cưỡng bức. Vài nghìn “học viên khỏe mạnh về tinh thần đã bị nhốt trong bệnh viện tâm thần, bị đánh đập dã man, và bị tiêm thuốc chống rối loạn tâm thần”. Vô số người đã bị buộc tham gia các buổi tẩy não để buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Hàng chục ngàn người đã bị giam giữ và bỏ tù.

Năm 2006, hai nhà điều tra độc lập của Canada - David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế, và David Kilgour, một cựu Ngoại trưởng Canada (Châu Á Thái Bình Dương) và nhà vận động nhân quyền - đã công bố một báo cáo dài 46 trang, kèm theo 14 phụ lục, cho thấy rằng các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị sát hại để lấy những cơ quan nội tạng quan trọng của họ.

Vào tháng 3/2020, Tòa án về vấn đề Trung Quốc, một tòa án độc lập có trụ sở tại London, đã công bố một báo cáo nói rằng ĐCSTQ vẫn tiếp tục giết người và bán nội tạng. Tài liệu cũng bao gồm hàng trăm trang lời khai của nhân chứng và bản đệ trình. Ngài Geoffrey Nice QC, chủ tọa của tòa án, đã khẳng định lại các kết luận trước đó được đưa ra vào ngày 17/6/2019.

Tòa án cho biết: “Việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể, và các học viên Pháp Luân Công là một - và có lẽ là nguồn cung cấp nội tạng chính”.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Thảm sát thời hiện đại: Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công