Thêm một vụ bê bối của ĐCSTQ - Bắc Kinh vội vã dập lửa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách đây không lâu, một quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mạo hiểm cung cấp hơn 400 trang tài liệu liên quan tới Tân Cương cho thời báo New York Times. Tài liệu cho thấy ĐCSTQ đang giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác với quy mô lớn dưới danh nghĩa chuyển hóa giáo dục và đào tạo nghề. Làn sóng phản kháng của Bắc Kinh về việc rò rỉ các tài liệu bí mật này vẫn chưa qua, làn sóng xung kích mới đã đến.

Tổ chức phi chính phủ Washington "Liên minh các nhà báo điều tra quốc tế" vào ngày 24/11 đã tiết lộ loạt tài liệu nội bộ mới nhất của ĐCSTQ về việc giam giữ 1 triệu người tại trại tập trung Tân Cương, theo giới truyền thông Mỹ cho biết, nội dung các tài liệu này khiến người ra không rét mà run.

Ngày 26 tháng 11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một cuộc họp báo rằng các tài liệu bị rò rỉ gần đây cùng "lượng lớn bằng chứng ngày càng tăng cho thấy rằng ĐCSTQ đang vi phạm nhân quyền và lạm dụng hàng loạt những người bị giam giữ".

Sau khi ‘Vương Lập Cường’ xưng là gián điệp của ĐCSTQ, trốn sang Úc và tiết lộ những bí mật của một điệp viên ĐCSTQ, đã gây nên vụ bê bối về ý đồ của ĐCSTQ cài đặt các đặc vụ nằm vùng vào Quốc hội Liên bang Úc. Cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông vào ngày 24 đã làm suy yếu nghiêm trọng thế lực của phe chính quyền, làm trọng thương các xúc tu của ĐCSTQ tại Hồng Kông. Cộng thêm vụ bê bối một triệu người bị giam giữ tại trại tập trung của ĐCSTQ bại lộ, Bắc Kinh hiện đang thực sự bận rộn dập lửa bốn bề, nhưng không thể nào dập tắt nổi.

Chi tiết một triệu người bị giam giữ tại trại tập trung tiết lộ

Tài liệu được tiết lộ bởi "Liên minh các nhà báo điều tra quốc tế" lần đầu tiên phơi bày chi tiết về một triệu người bị giam giữ trại tập trung của ĐCSTQ.

Đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
Tổ chức phi chính phủ Washington "Liên minh các nhà báo điều tra quốc tế" vào ngày 24/11 đã tiết lộ loạt tài liệu nội bộ mới nhất của ĐCSTQ về việc giam giữ 1 triệu người tại trại tập trung Tân Cương. (Ảnh: Getty).

"Cửa ký túc, cửa hành lang và cửa tầng phải được khóa hai lần, mở ra phải khóa ngay lập tức. Các hoạt động của học viên được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chạy thoát";

"Nghiêm cấm học viên giấu điện thoại di động cá nhân hoặc nhân viên đưa học viên sử dụng điện thoại di động, ngăn chặn nhân viên và học viên liên hệ với nhau, thông đồng giữa bên trong và bên ngoài";

"Trong trung tâm đào tạo, thiết lập khu vực quản lý đặc biệt, khu vực quản lý chặt chẽ, khu vực quản lý phổ thông... áp dụng các chế độ quản lý và phương pháp giáo dục và đào tạo khác nhau";

"Camera giám sát phòng ký túc xá phải có thể bao quát tất cả và không có góc chết, để đảm bảo rằng nhân viên trực ban giám sát, ghi danh chi tiết, khi phát hiện tình huống khả nghi báo cáo ngay lập tức";

"Kiên trì hàng ngày tập trung lên lớp học tiếng phổ thông, luật và kỹ năng, mỗi tuần có một bài kiểm tra nhỏ, mỗi tháng làm một bài kiểm tra vừa và mỗi quý làm một bài kiểm tra lớn";

"Thúc đẩy học viên hối lỗi sửa sai và tố cáo vạch trần";

"Cần phải tăng cường ý thức về bảo mật của nhân viên và thực hiện nghiêm túc kỷ luật chính trị và kỷ luật bảo mật";

"Tổ chức sở tại địa phương chịu trách nhiệm theo dõi việc giáo dục, đồn cảnh sát và văn phòng tư pháp được đưa vào mục tiêu kiểm soát, trong một năm không được thoát khỏi tầm kiểm soát ."

Trịnh Quốc Ân và một số học giả, những người đã nghiên cứu hệ thống giam giữ quy mô lớn của ĐCSTQ thời gian dài, và các chuyên gia khác trong ngành tình báo đã xem xét, phân tích và xác nhận các tài liệu này là "chân thực". Ông cho biết "nó phù hợp với các bằng chứng do các nhân chứng cung cấp, đó là lý do tại sao các tài liệu này rất quan trọng". VOA cho biết các chi tiết được phơi bày ‘khiến người ta không rét mà run’.

ĐCSTQ tăng cường tẩy não người Duy Ngô Nhĩ
Kiên trì hàng ngày tập trung lên lớp học tiếng phổ thông, luật và kỹ năng, mỗi tuần có một bài kiểm tra nhỏ, mỗi tháng làm một bài kiểm tra vừa và mỗi quý làm một bài kiểm tra lớn. (Ảnh: Getty).

Kinh khủng hơn nhiều so với trại lao động ở trại tập trung Tân Cương

Tình huống của một triệu người bị giam giữ tại trại tập trung được phơi bày, thực tế từ khoảng năm 2000 một học viên Pháp Luân Công tên là Lý đã từng đích thân trải qua. Ông Lý nhận xét trại cưỡng bức lao động vào thời điểm đó còn kinh khủng hơn nhiều so với trại tập trung một triệu người hiện tại.

Vì tập luyện Pháp Luân Công, ông Lý đã bị bắt đưa vào cái được gọi là trại lao động Song Khẩu Thiên Tân "nền văn minh hiện đại hóa". Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục hiện đã đóng cửa tất cả các trại lao động. Sự bức hại cũng đã được chuyển sang các cơ quan "thực thi pháp luật" khác.

Ông Lý cho biết trong năm đó, trại lao động Song Khẩu có 5 đại đội, mỗi đại đội có 8 lớp, tổng cộng có 96 giường. Nhưng sức chứa thực tế là 150-160 người, không có đủ giường thì phải nằm đất. Ở đây đầy ruồi muỗi ngay cả vào mùa đông, con rệp tưởng ngoài xã hội đã không thấy từ lâu thì ở đây nhiều không thể hình dung. Một số học viên Pháp Luân Công từng nói đùa rằng "phi cơ xe tăng điên cuồng tấn công".

Theo ông Lý, trại lao động quy định các học viên Pháp Luân Công chỉ được nghỉ ngơi sau 12 giờ đêm, đến 5 giờ sáng đã bị gọi dậy đi làm. Khối lượng công việc hàng ngày rất nặng, một số người thậm chí không có thời gian để đi vệ sinh. Nhưng ngay cả như vậy, nhiều người phải cố ép làm xong công việc đến sáng hôm sau lúc ba hoặc bốn giờ sáng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải chịu trận đánh đập tàn nhẫn. Quanh năm suốt tháng, cứ lặp đi lặp lại như thế.

Cưỡng bức lao động học viên Pháp Luân Công
Nhưng ngay cả như vậy, nhiều người phải cố ép làm xong công việc đến sáng hôm sau lúc ba hoặc bốn giờ sáng , nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải chịu trận đánh đập tàn nhẫn. (Ảnh: Getty).

Có một cảnh sát tên Diêu Lai Xuân, người đã từng nói với người cải tạo lao động: “Đồ cải tạo lao động hôi thối, ngày ngủ hai tiếng là đủ rồi.", “Đừng có quên, mày còn có biệt danh là cải tạo lao động.”

Một cảnh sát khác tên Trấn Nhuận Trọng, nói khủng khiếp hơn: "Mày phải làm thì phải làm, không làm cũng phải làm, xảy ra chuyện mày chết đi cũng phải đội tao lên đầu. Mày chết, tao cho mày 99 đồng đi hỏa táng, tao có người quen ở nhà hỏa táng, tới đó không phải xếp hàng, được hỏa táng luôn. Tao đưa người quen 100 đồng, anh ta trả lại 1 đồng, tao đi mua mỳ ăn liền.”

Về phần thức ăn, ông Lý cảm thấy phát ốm khi nhắc đến nó. Ông nói rằng mỗi ngày chỉ có năm cái bánh bao bé xíu, buổi sáng tối nó màu đen , buổi trưa hơi trắng một chút và thường có phân chuột ở bên trong bánh. Bát cháo chan nước có thể đếm được số hạt gạo. Cải trắng không rửa cho vào nồi, dùng nước nấu xong vớt ra, bên trên thấy rất nhiều con bọ nổi lên.

Ông Lý cũng mô tả tình huống một số học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Mới đây báo Epoch Times có bài về học viên Pháp Luân Công tên là Chu Hướng Dương, người đã bị bức hại cùng với ông Lý trong một trại lao động. Chu Hướng Dương nhiều lần bị cảnh sát đánh đập và sốc điện, có một lần bị hôn mê bất tỉnh ngay tại chỗ. Ông Chu đã bị bắt và bị giam giữ nhiều lần. Đến giờ ông vẫn đang bị bức hại tại nhà tù Thiên Tân Tân Hải. Vợ ông là Lý San San bị bức hại tại nhà tù nữ Thiên Tân.

Có một học viên tên Lý Lương gầy gò và ốm yếu, khi mới vào trại lao động, đã bị đánh "người toàn máu", "toàn bộ khuôn mặt bị biến dạng" và rửa ba lần mà mặt vẫn dính máu. Theo ông Lý, Lý Lượng bị đánh liên tục cho đến khi Trấn Nhuận Trọng, viên cảnh sát đánh đó không còn sức nữa mới dừng lại.

Lưu Quỳnh là một thanh niên sáng sủa. Ông Lý nói rằng ông không biết cậu Lưu bị đánh bao nhiêu lần. Trong số những người đánh anh có một người họ hàng của giám đốc trại lao động tên là Vương Hồng Sinh, đây là một kẻ tàn bạo. Sau khi đánh Lưu Quỳnh, sang ngày hôm sau hắn lại muốn đánh tiếp. Tuy nhiên, khi lột quần của Lưu Quỳnh, tên ‘đồ tể’ kia không hạ thủ nổi vì hôm qua mông của Lưu Quỳnh bị đánh tới da thịt nứt toác hết.

Vương Kiến Hội, ở Thiên Tân bị hành hạ cho tới mức không thể chịu được. Anh từng nghĩ "chết đi cho rồi". Trong giai đoạn tuyệt thực phản đối, trại lao động đã yêu cầu mẹ và vợ anh tới thuyết phục anh ăn. Vương Kiến Hội đã nói rằng: "Con ăn thì mọi người có thấy nhẹ nhõm đi không? Mỗi phút ở đây con đều gặp nguy hiểm đến tính mạng và mỗi phút đều bị bức hại. Con ăn thì mọi người có yên tâm không?" Một lần Vương Kiến Hội bị đánh, cảnh sát Dương Tuấn Viễn chỉ thị cho tay chân của mình: "Hãy lấy một cây gậy và đánh chết nó, đánh chết đi, ta chịu trách nhiệm."

Mức độ đàn áp học viên Pháp Luân Công còn tàn bạo và khốc liệt hơn so với trại tập trung 1 triệu người ở Tân Cương
Mức độ đàn áp dã man các học viên Pháp Luân Công thực sự đáng sợ hơn trại tập trung một triệu người ở Tân Cương. (Ảnh: Getty).

Ông Lưu Trung Lâm là một nông dân trung thực ở Tĩnh Hải. Ông Lý nói rằng sau khi ông Lưu bị đưa vào trại lao động, vợ ông bị mắc trọng bệnh. Trước khi bà chết, các thành viên trong gia đình đã cầu xin trại lao động, hy vọng để cho vợ chồng họ gặp nhau lần cuối. Nhưng trại lao động đã không đồng ý, và cuối cùng vợ của Lưu Trung Lâm đã ra đi trong đau xót.

Một học viên khác tên là Đường Kiên đã nhiều lần bị tra tấn dã man. Một lần, anh ta bị cảnh sát họ Vương đánh, tát bạt tai. Quá trình này nhân viên trại lao động âm thầm ghi lại thời gian, và ước tính anh đã bị đánh trong 65 phút.

Khi Đường Kiên tuyệt thực để phản đối và bị cảnh sát ép thực dã man. Cảnh sát bỏ rất nhiều muối vào thức ăn lỏng, nhưng không cho anh uống nước. Đường Kiên bị nhiễm trùng phổi nặng, sốt cao và hôn mê bất tỉnh. Chỉ tới lúc anh hấp hối mới cho người nhà anh tới đem anh về. Đường Kiên nói với gia đình: "Cái khổ nào cũng trải qua hết rồi." Ngày 9 tháng 7 năm 2004, Đường Kiên ra đi một cách oan uổng. Khi chết, trên người anh vẫn còn rất nhiều vết sẹo.

Ông Lý cũng kể cho chúng tôi rất nhiều chuyện ở trại lao động Song Khẩu. Mức độ đàn áp dã man các học viên Pháp Luân Công thực sự đáng sợ hơn trại tập trung một triệu người ở Tân Cương.

Khủng bố khoác lên những lời nói dối ‘mỹ lệ’

Ông Lý nói rằng tội ác của ĐCSTQ đều bao bọc bằng những lời nói dối "mỹ lệ". ĐCSTQ tuyên bố dùng sự "quan tâm, yêu thương và kiên nhẫn" đối với các học viên Pháp Luân Công và "giáo dục, cảm hóa và cứu vớt". Tuy nhiên, lại phá hủy bao gia đình học viên Pháp Luân Công khiến gia đình vợ con ly tán, tan cửa nát nhà.

ĐCSTQ phá hủy gia đình, khiến vợ chồng ly tán khi bức hại các học viên Pháp Luân Công
ĐCSTQ tuyên bố dùng sự "quan tâm, yêu thương và kiên nhẫn" đối với các học viên Pháp Luân Công và "giáo dục, cảm hóa và cứu vớt". Tuy nhiên, lại phá hủy bao gia đình học viên Pháp Luân Công khiến gia đình vợ con ly tán, tan cửa nát nhà. (Ảnh: Getty).

Ông Lý tin rằng cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ chỉ sao chép một phần cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và chỉ sao chép một số điều trong trại lao động. Nếu cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ bị phơi bày hoàn toàn, thế giới sẽ sững sờ.

Ông Lý hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có thể nhìn thẳng vào cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công trong 20 năm qua và nhìn thẳng vào cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và những dân tộc khác. Ngăn chặn bạo lực và giải thể ĐCSTQ.

Quốc tế kêu gọi chấm dứt bạo lực

Ngày 26/11, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đưa ra kêu gọi yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ tùy tiện. Ông nói rằng mục tiêu đàn áp của ĐCSTQ không chỉ là người Hồi giáo, cơ đốc giáo, người Tây Tạng và các nhóm thiểu số khác, mà còn cảm thấy ‘thủ đoạn áp chế’ của ĐCSTQ nhằm ngược đãi và chà đạp nhân quyền trên quy mô lớn.

Chính phủ Anh đã kêu gọi Bắc Kinh cho phép các quan sát viên của Liên Hợp Quốc "được vào các trại giam giữ này ngay lập tức và không hạn chế". Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ "rất quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Tân Cương và sự leo thang của các cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là việc giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác."

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết Bắc Kinh phải thực hiện nghĩa vụ nhân quyền và cho phép các nhà quan sát độc lập, bao gồm cả Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, vào Tân Cương. Ông nói "nếu hàng chục ngàn người Hồi giáo thực sự bị giam giữ trong các trại này, thì cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ."

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án ĐCSTQ vi phạm nhân quyền
Ngoại trưởng Mike Pompeo cực lực lên án các hành động chà đạp nhân quyền, vi pham trắng trợn tự do tín ngưỡng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số. (Ảnh: Getty).

Bắc Kinh dập lửa bốn bề

Tiếng nói của cộng đồng quốc tế đã gây áp lực lớn cho Bắc Kinh. Trước quá nhiều bê bối xuất hiện gần đây khiến cho chính quyền Tập Cận Bình khó có thể xoay sở.

Đầu tiên, Vương Lập Cường tiết lộ từng tham gia và thao túng các cuộc bầu cử ở Đài Loan và Hồng Kông, bắt cóc những nghị sỹ bất đồng chính kiến. Sau đó, Úc đã tung ra một tin sốc khác rằng ĐCSTQ từng có ý đồ cài đặt điệp viên trong Quốc hội Úc. Sau khi vụ việc bại lộ, ĐCSTQ lại thực thi giết người diệt khẩu. Đồng thời, cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông đã phá vỡ kế hoạch chung của ĐCSTQ và làm tổn thương nghiêm trọng các xúc tu của ĐCSTQ.

Lần lượt, hàng loạt các vụ bê bối, các việc xấu xa ĐCSTQ làm ra đã bị phanh phui. Trong vài ngày qua, các quan chức của ĐCSTQ đã lên các phương tiện truyền thông chính thức để "bác bỏ tin đồn", tung ra những lời lăng mạ hoặc đổ lỗi cho "các thế lực bên ngoài" và "sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ", v.v. Tuy nhiên, chỉ là nhấn quả hồ lô xuống nó lại càng nổi lên.

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn nói rằng các trại tập trung Tân Cương đã bị vạch trần, đặc vụ của ĐCSTQ đã tiết lộ rất nhiều nội tình gián điệp, và người dân Hồng Kông cũng phản đối chống lại ĐCSTQ và chống lại chính phủ bạo lực. Lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ đã trở thành tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh có bận rộn cố gắng dập tắt lửa ở khắp nơi cũng không giúp được gì.

Đường Tĩnh Viễn cho biết các dấu hiệu đã chứng minh tội ác tày trời của ĐCSTQ, và con người và thần đều tức giận. Ông cảnh tỉnh chính quyền Bắc Kinh rằng vào thời khắc quan trọng trời diệt Trung Cộng, họ nên thuận theo trời, đưa ra lựa chọn đúng đắn và đừng lưu lại sự hối tiếc cho tương lai.

Minh Thanh (biên dịch)

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thêm một vụ bê bối của ĐCSTQ - Bắc Kinh vội vã dập lửa