Thịnh vượng chung của Trung Quốc cướp của ‘nhà giàu' để chia tiền túi ai?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà đồng sáng lập Alibaba Jack Ma vừa liên tiếp thôi kiểm soát hai công ty con là Ant Group và Hundsun. Kể từ khi bị chính quyền thổi còi, ông Ma ngày càng lui về hậu trường và thường xuyên xuất hiện ở nước ngoài. Giới quan sát cho rằng, khi tài chính cạn dần cũng là lúc Bắc Kinh phải tóm mấy con gà đẻ trứng vàng để "gây quỹ cấp thiết".

Ngày 7/1, Ant Group, công ty con của Alibaba, thông báo ban lãnh đạo Ant Group không còn là đối tác của Alibaba. Thông báo cho thấy cổ phần có quyền biểu quyết của ông Jack Ma (Mã Vân) đã được điều chỉnh từ 53% xuống còn 6%, đồng nghĩa với việc ông không còn là người kiểm soát thực tế của công ty.

Tới tối ngày 8/1, Công ty TNHH Điện tử Hundsun cũng đăng thông báo trên Sở giao dịch Chứng khoán Hong Kong rằng, người kiểm soát thực tế của công ty sẽ được thay đổi từ Jack Ma thành "không có người kiểm soát thực tế". Theo thông báo này, trước khi có sự thay đổi về quyền lợi, Ant Group nắm giữ 100% cổ phần của Hundsun và Jack Ma đã gián tiếp kiểm soát 20,72% cổ phần có quyền biểu quyết của Hundsun.

Bị đánh bầm dập, Jack Ma lui về hậu trường

Kể từ năm 2020 tới nay, Alibaba và Ant Group của Jack Ma đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giám sát, quản chế và đàn áp. Vào tháng 10/2020, Jack Ma công khai chỉ trích rằng hệ thống quản lý và tài chính của ĐCSTQ đã kìm hãm sự sáng tạo đổi mới.

Tới tháng 11/2020, ĐCSTQ đã dừng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của Ant Group; ngày 10/4/2021, cơ quan quản lý của ĐCSTQ đã áp đặt hình phạt 18,228 tỷ nhân dân tệ (2,55 tỷ USD) đối với Tập đoàn Alibaba.

Trong hai năm qua, Jack Ma từng có một khoảng thời gian biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng và sau đó, ông thỉnh thoảng được phát hiện ở nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, v.v.

Tháng 11 năm ngoái, nguồn tin biết trực tiếp về hành tung của Jack Ma nói với Financial Times rằng, ông và gia đình đã sống ở Tokyo gần sáu tháng, họ cũng thường xuyên có các chuyến đi đến Mỹ và Israel.

Bài báo dẫn lời nguồn tin cho biết, Jack Ma đang sử dụng thời gian ở Nhật Bản để mở rộng lợi ích kinh doanh của mình sang lĩnh vực phát triển bền vững. Ông đã trao phần lớn quyền lãnh đạo của hai công ty Alibaba và Ant Group cho một thế hệ lãnh đạo mới.

Chế độ Bắc Kinh cướp của người giàu để cứu tế ai?

Việc Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group sau khi nhà quản lý Trung Quốc đàn áp nhiều lần vào đế chế kinh doanh của ông kể từ cuối năm 2020, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận trực tuyến về việc "cướp của người giàu, cứu tế người nghèo". Cựu Cố vấn trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Chính sách Trung Quốc Miles Yu (Dư Mậu Xuân) nói rằng bản chất hành vi "cướp của người giàu, cứu tế người nghèo” của ĐCSTQ thực chất là “cướp của người giàu để cứu tế đảng”.

Ông Yu viết trên Twitter vào thứ Hai (ngày 9/1): "Mục đích cải cách và mở cửa của ĐCSTQ là cướp của người giàu, cứu tế người nghèo. Thế nên gần đây Ủy ban Trung ương ĐCSTQ lại gửi lời hỏi thăm (HiJack!) tới Jack Ma và nó đã được người đứng đầu tính toán từ trước. Tất nhiên, cướp của người giàu để cứu tế đảng chứ không phải người nghèo”.

Bình luận này đã gây được tiếng vang trên Twitter. Một người dùng Twitter có tên "Great Jesus" nói: "Nói hay lắm, cướp của người giàu chia cho người nghèo, đó hoàn toàn là ăn cướp, nếu không đã không gọi là lưu manh thổ phỉ!".

Cựu nhân viên ngân hàng đầu tư, người phụ trách chuyên mục Thị trường Châu Á của Bloomberg Nhậm Thục Lị (Shuli Ren) đã viết vào tháng 11 năm ngoái rằng, “chính sách Zero Covid” cực đoan của ĐCSTQ và cuộc đàn áp nghiêm trọng vào ngành bất động sản đã làm cạn kiệt kho bạc tài chính của chính phủ. Giới nhà giàu Trung Quốc lo lắng rằng ĐCSTQ có thể nhân danh “thịnh vượng chung” để “gây quỹ cấp thiết” cho chính phủ.

Trong hai năm qua, các nhà quản lý Trung Quốc đã tiến hành một loạt cuộc đàn áp nhắm vào các công ty công nghệ, để kiềm chế cái mà ông Tập gọi là "sự mở rộng vô trật tự và tăng trưởng không kiểm soát của các phương tiện huy động vốn và nguồn vốn". Ông Tập cũng muốn phân phối lại của cải xã hội theo mục tiêu “thịnh vượng chung" của mình. Kết quả là các công ty như Alibaba, Tencent và Didi Chuxing đã bị điều tra và xử phạt khoản tiền lớn.

Cổ phiếu của các công ty bị đàn áp đã giảm mạnh. Trong hai năm qua, Alibaba và Tencent đã bốc hơi hơn 1 nghìn tỷ USD giá vốn hóa thị trường.

Phản hồi trước thông tin Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, cựu Chủ tịch Morgan Stanley Châu Á Stephen Roach cho biết: "Đây là một bài học khó khăn cho các doanh nhân Trung Quốc".

Ông Gordon Chang (Trương Gia Đôn), một chuyên gia về Trung Quốc, nói về tin tức này như sau: "Công việc nguy hiểm nhất trên thế giới là gì? Đó là trở thành doanh nhân thành công nhất ở Trung Quốc. Để hình dung thì đó sẽ luôn là người bị ĐCSTQ chặt đầu".

"Trung Quốc đang bị cai trị bởi một chế độ làm gì tùy thích – ĐCSTQ. Không ai có bất kỳ quyền lợi nào", ông Chang viết trong một bài đăng khác trên Twitter.

Theo The Epoch TimesNTD tiếng Trung

Đông Phương tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Thịnh vượng chung của Trung Quốc cướp của ‘nhà giàu' để chia tiền túi ai?