Tiếng nói từ Hồng Kông: Dự luật Nhân quyền và Dân chủ từ Hoa Kỳ là hy vọng của chúng tôi để chống lại chủ nghĩa độc tài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người Hồng Kông nói rằng dự luật nhân quyền vừa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua là hy vọng của họ để bảo vệ Hồng Kông chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết: Dự luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông đã được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với tỷ lệ tán thành 417-1, và đã nhất trí thông qua Thượng viện một ngày trước đó.

Dự luật có thể khiến vị thế thương mại đặc biệt của Hồng Kông phụ thuộc vào mức độ quyền tự chủ của hòn đảo với Trung Quốc đại lục, và dự luật này đóng vai trò cảnh báo Trung Quốc không được tiếp tục đàn áp biểu tình. Lãnh thổ Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với cam kết bảo tồn quyền tự do và tự chủ của Hồng Kông.

Dự luật hiện đang chờ tổng thống Hoa Kỳ ký để trở thành luật.

Nhân viên văn phòng ủng hộ dân chủ (Photo by NICOLAS ASFOURI / AFP) (Photo by NICOLAS ASFOURI/AFP via Getty Images)

Phản ứng của ông Trump

Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 cho biết, sự ủng hộ của ông đối với người biểu tình Hồng Kông là lý do khiến Bắc Kinh không áp dụng đàn áp quân sự.

“Tôi sẽ nói điều này, nếu không là tôi, thì hàng ngàn người ở Hồng Kông có thể đã bị giết ngay bây giờ và sẽ không có bất kỳ cuộc bạo loạn nào, sẽ có một chính quyền quân sự,” ông Trump nói với phóng viên Fox & Friends trong một cuộc phỏng vấn.

Nhưng ông không nói rõ liệu ông sẽ ký để ban hành dự luật thành luật hay không.

Ông Trump cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng một lập trường cứng rắn đối với Hồng Kông sẽ có tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

“Hàng triệu người lính của ông Tập đang dàn trận bên ngoài Hồng Kông… Lý do duy nhất ông Tập chưa ra lệnh cho quân đội vào là vì tôi nói rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại của chúng tôi,” ông Trump Trump cho hay.

Ông nói tiếp: “Nếu tôi không can thiệp, Hồng Kông sẽ bị xóa sổ sau 14 phút.”

Khi phóng viên của hãng tin Fox News hỏi về khả năng phủ quyết dự luật, ông trả lời: “Chúng tôi phải giúp Hồng Kông, nhưng tôi cũng đang sát cánh với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ấy là bạn của tôi.”

Một người biểu tình vẫy cờ Mỹ trước Lãnh sứ quán của Mỹ tại Hồng Kông (Photo by VIVEK PRAKASH / AFP) (Photo by VIVEK PRAKASH/AFP via Getty Images)

“Không thể quay lại”

Căng thẳng ở Hồng Kông liên tục leo thang kể từ tháng 6, khi bùng phát các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại sự xâm lấn của ĐCSTQ vào các vấn đề của thành phố. Cảnh sát đã bắn hơn 10.000 đạn hơi cay và làm bị thương nghiêm trọng ít nhất ba người biểu tình với đạn thật.

Một số người biểu tình vẫn đang mắc kẹt tại khuôn viên Đại học Bách khoa, nơi đang bị cảnh sát bao vây từ thứ Bảy. Hàng trăm người đang bị mắc kẹt bên trong, mặc dù có nhiều người đã trốn thoát ra ngoài.

Những người mắc kẹt bên trong vẫy cờ Mỹ khi nghe tin tức về dự luật đã được quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 20 tháng 11.

Trong số đó có Cheng Hei, người bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Hồng Kông, những người mà theo anh đang góp phần cùng ĐCSTQ hủy hoại tự do của Hồng Kông .

“Không còn đường quay lại trong trận chiến này. Nếu quay lại, chúng ta sẽ phải trả giá cho hậu quả. Ai cũng đều phải trả giá,” anh nói với The Epoch Times ngày 20 tháng 11.

Giống như nhiều bạn đồng hành của mình, Cheng cho biết anh đã viết di chúc, chuẩn bị cho tình huống bị giết khi biểu tình trên đường phố. Anh nói: “Khi nghĩ rằng mình đang làm đúng thì không phải hối tiếc.”

Hàng chục người ra khỏi khu trường ngày 19 tháng 11 có triệu chứng hạ thân nhiệt. Ngày 21 tháng 11, người biểu tình còn lại bên trong đã sắp xếp các vật phẩm thành chữ SOS khổng lồ để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Chữ SOS trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông (Photo by DALE DE LA REY / AFP) (Photo by DALE DE LA REY/AFP via Getty Images)

Lời thỉnh cầu của Hồng Kông

Những người biểu tình ở Hồng Kông đã liên tục kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ thể hiện sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh của họ. Trong các cuộc biểu tình trước, họ vẫy cờ và giương biểu ngữ với thông điệp thân Mỹ để thể hiện hy vọng cho nền dân chủ của mình.

Khi đoàn biểu tình tiến về lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9, Cherry, một nhân viên tài chính 26 tuổi, nói với các phóng viên của Reuters: “Chúng tôi muốn chính quyền Hoa Kỳ giúp chúng tôi bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông.”

“Vào thời điểm này khi Hoa Kỳ đang kẹt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đây là cơ hội tốt để chúng tôi cho [Hoa Kỳ] thấy được các nhóm thân Trung Quốc cũng vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và cho phép cảnh sát hành động tàn bạo như thế nào,” cô cũng cho biết.

Chữ "Hồng Kông tự do" ở trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông (Photo by DALE DE LA REY/AFP via Getty Images)

Ngày 8 tháng 9, một lần nữa, người Hồng Kông đã tổ chức buổi cầu nguyện tại Chater Garden trong khu Trung tâm thương mại, và biểu tình tại lãnh sự quán Hoa Kỳ, kêu gọi Hoa Kỳ thông qua dự luật.

“Hiện tại, sự chú ý của quốc tế rất quan trọng đối với Hồng Kông,” người biểu tình tên Lam nói với The Epoch Times.“ Bởi vì sự chú ý này đã kéo Hồng Kông ra khỏi tình trạng tất cả công dân bị bức hại, như ở những nơi khác của Trung Quốc.” ông nói.

Một người biểu tình khác tên Hồ nói với The Epoch Times: “Cách duy nhất mà Hồng Kông thoát khỏi sự kiểm soát của cộng sản là nhờ vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ”.

Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra vào ngày 31/8, ngày 20/9, ngày 14/10, ngày 20/10 và ngày 2/11.

Nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chí Phong ngày 20/11 đã kêu gọi tổng thống Hoa Kỳ ký dự luật càng sớm càng tốt.

Anh nói: “Quyền của con người không bao giờ được để thỏa thuận thương mại chi phối”.

Thu Hà (biên dịch)
- Theo The Epoch Times Hồng Kông

 



BÀI CHỌN LỌC

Tiếng nói từ Hồng Kông: Dự luật Nhân quyền và Dân chủ từ Hoa Kỳ là hy vọng của chúng tôi để chống lại chủ nghĩa độc tài