Tòa án Hồng Kông chính thức bác bỏ đơn của chính phủ, ‘Luật cấm đeo mặt nạ’ chính thức mất hiệu lực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng trước, Tòa án tối cao Hồng Kông đã ra phán quyết "Luật khẩn cấp" và "Luật cấm đeo mặt nạ" vi hiến. Ngày 10 tháng 12, Tòa án Tối cao đã từ chối đơn xin phép lệnh tạm hoãn thi hành của chính phủ, tương đương với công bố "Luật cấm đeo mặt nạ" chính thức mất hiệu lực. Tòa án Tối cao dự kiến ​​sẽ tổ chức một phiên điều trần về kháng cáo của Chính phủ Hồng Kông vào ngày 9 tháng 1 năm sau. Giới quan sát lo ngại việc liệu đại biểu nhân dân của ĐCSTQ sẽ lại thực hiện lại cái gọi là "giải thích luật" hay không.

Ngày 18 tháng 11, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã tiến hành xem xét đơn của một số thành viên Hội đồng Lập pháp Dân chủ, và phán quyết rằng một số điều khoản của Luật Khẩn cấp và Luật cấm đeo mặt nạ trái với Luật Cơ bản. Cảnh sát sau đó đã buộc phải đình chỉ việc thi hành Luật cấm đeo mặt nạ. Nhưng chính phủ Hồng Kông vẫn yêu cầu tòa án tuyên bố rằng luật liên quan vẫn còn hiệu lực hoặc tạm hoãn phán quyết. Cuối cùng, thẩm phán chỉ hứa sẽ tạm hoãn việc công bố Luật cấm đeo mặt nạ vô hiệu lực cho đến ngày 10 tháng 12.

Tòa phúc thẩm Hồng Kông đã ban hành phán quyết bằng văn bản vào ngày 10/12, từ chối đơn xin "tạm hoãn thi hành lệnh" của chính phủ đối với phán quyết này, tương đương với tuyên bố chính thức Luật cấm đeo mặt nạ mất hiệu lực. Thẩm phán khi đưa ra phán quyết từ chối chỉ ra tuyên bố của chính phủ phải tiếp tục sử dụng Luật khẩn cấp và những quy tắc liên quan của Luật cấm đeo mặt nạ để đối phó với vấn đề trị an của Hồng Kông, nhưng tuyên bố không thuyết phục được tòa án. Bộ Tư pháp Hồng Kông đã kháng cáo phán quyết, và dự kiến ​​sẽ bắt đầu phiên tòa vào ngày 9 tháng 1 năm sau.

Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm cũng nhấn mạnh trong phán quyết của mình rằng quyết định này không thể được coi là một sự khích lệ hoặc ân xá cho những người bị bắt theo Luật cấm đeo mặt nạ. Vì vụ việc vẫn đang chờ kháng cáo, nếu chính phủ Hồng Kông kháng cáo thành công, người bị bắt vẫn sẽ phải đối mặt với các phiên tòa xét xử sau đó vì vi phạm Luật cấm đeo mặt nạ.

Giới quan sát lo ngại, trong quá trình chính phủ Hồng Kông kháng cáo, liệu Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ sẽ dùng quyền lực của Luật khẩn cấp Hồng Kông, để đưa ra cái gọi là "giải thích" Luật cơ bản, từ đó lật ngược phán quyết của Tòa án tối cao Hồng Kông. Ông Trương Đạt Minh, giảng viên chính của Khoa Luật của Đại học Hồng Kông, tin rằng nếu Đại biểu Nhân dân ĐCSTQ thông qua việc “giải thích pháp luật” để lật ngược phán quyết, thì nó tương đương với việc tuyên bố "một quốc gia, hai hệ chế độ" và độc lập tư pháp của Hồng Kông chỉ là cái danh hão.

Hồng Kông có một hệ thống chính trị trong đó nhánh hành pháp (chính phủ), lập pháp (quốc hội) và tư pháp (tòa án) là độc lập và có chức năng cân bằng và kiểm tra, các thẩm phán của tòa án hầu hết mang quốc tịch nước ngoài. Kể từ khi Phong trào Trung Quốc chiếm đóng, các tòa án Hồng Kông đã nỗ lực để ngăn chặn ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông lạm quyền. Tháng trước, khi ông Tập Cận Bình tuyên bố "ngăn chặn bạo lực và kiểm soát hỗn loạn" là "nhiệm vụ cấp bách nhất" vào lúc này, tòa án Hồng Kông tuyên bố rằng "Luật cấm đeo mặt nạ" là vi hiến và cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đứng sau chính phủ Hồng Kông cố tình dùng hình thức khiêu khích pháp luật.

Minh Thanh

Theo NTD



BÀI CHỌN LỌC

Tòa án Hồng Kông chính thức bác bỏ đơn của chính phủ, ‘Luật cấm đeo mặt nạ’ chính thức mất hiệu lực