Nguy cơ bùng phát dịch lần 2 ở Trung Quốc khi dữ liệu không thống nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố tình trạng "thời chiến" ở ít nhất hai thành phố lớn, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.

Hàng triệu công dân Trung Quốc có thể bị buộc cách ly vì số liệu thống kê không đồng nhất và số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực phía Đông Bắc Trung Quốc tăng mạnh. Điều này cho thấy một đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán mới lại đang xảy ra.

Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố tình trạng "thời chiến" ở ít nhất hai thành phố lớn, trong đó có thủ đô Bắc Kinh. Tại thủ đô Bắc Kinh, hàng chục bệnh nhân đã được phát hiện có triệu chứng sốt, nhưng họ khẳng định chỉ bị nhiễm vi khuẩn chứ không phải virus corona Vũ Hán.

Giới chức ở khu vực phía Đông Bắc Trung Quốc đã cách ly khoảng 8.000 người dân sau khi những người này tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán. 6 quan chức địa phương đã bị sa thải vì không ngăn chặn được dịch.

Trong khi đó, tại Vũ Hán, nơi virus bùng phát lần đầu tiên, chính quyền thực hiện xét nghiệm bắt buộc cho 11 triệu người dân của thành phố này, sau khi một số trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo. Thành phố đã dỡ bỏ các biện pháp phong toả vài tuần trước khi tuyên bố rằng virus đã được ngăn chặn.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc phản bác lại những chỉ trích quốc tế về việc xử lý khủng hoảng và kiềm chế dịch bùng phát, nhưng những cảnh hỗn loạn tại các địa điểm xét nghiệm và sự che đậy của chính phủ Trung Quốc đã làm dấy lên những nghi ngờ về dữ liệu của Trung Quốc.

"Họ không báo cáo gì cả, bạn có biết đấy? Báo cáo [số liệu thực sự] sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong cộng đồng. Bây giờ tất cả chúng ta đều biết sự việc này nghiêm trọng như thế nào, bởi vì nó xảy ra trước mắt chúng ta", bà Yang, một chủ doanh nghiệp nhỏ đến từ thành phố Cát Lâm phía Đông Bắc nói với tờ The Epoch Times.

Những sai lệch

Kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát lần đầu tiên, chính quyền Trung Quốc đã báo cáo những con số mâu thuẫn. Điều này khiến các nhà nghiên cứu quốc tế và người dân Trung Quốc bối rối. Dữ liệu nội bộ của chính phủ mà tờ The Epoch Times có được cũng đã tiết lộ rằng chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo sai số ca nhiễm.

Mới đây, vào ngày 18/5, sự sai lệch lại một lần nữa xảy ra khi các quan chức y tế từ tỉnh Cát Lâm báo cáo 5 trường hợp mới trong khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chỉ báo cáo 2 trường hợp từ khu vực trên.

Chính quyền Cát Lâm sau đó đã báo cáo giảm số ca với lý do 3 ca nhiễm bệnh được xác định sau nửa đêm ngày 18/5 và do đó được tính vào dữ liệu của ngày hôm sau.

Cùng ngày, Thượng Hải ghi nhận không có trường hợp nhiễm mới nào. Báo cáo này mâu thuẫn với báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia rằng có 1 ca nhiễm mới ở thành phố này. Chính phủ đã không đưa ra giải thích nào cho sự khác biệt này.

Tại Vũ Hán, chính phủ đã nhanh chóng sa thải một quan chức Đảng địa phương sau khi 6 ca nhiễm mới được xác định, đánh dấu "chấm hết" cho một khoảng thời gian hơn một tháng liên tục các nhà chức trách báo cáo không có ca nhiễm mới.

Việc báo cáo không chính xác và không minh bạch của các nhà chức trách ở Trung Quốc đã gây ra những khó khăn để hiểu quy mô mức độ thực sự của dịch bệnh ở Trung Quốc.

"Có vẻ như virus này tuân theo mệnh lệnh của họ. Có một chênh lệch lớn như vậy giữa dữ liệu thống kê, số ca nhiễm và số người chết trên khắp thế giới trong 3 tháng qua", Mitch Ge Bidong, một nhà bình luận chính trị có trụ sở tại California, nói với NTD. Ông nhấn mạnh rằng thậm chí số người chết ở các quốc gia nhỏ hơn đã vượt qua cả số người chết vì bệnh dịch của Trung Quốc. Vì vậy, "làm thế nào bạn có thể tin họ được?"

Zhong Nanshan, một chuyên gia về hô hấp của Trung Quốc, đã cảnh báo về những thách thức lớn phía trước.

"Phần lớn người Trung Quốc hiện tại vẫn còn dễ bị nhiễm COVID-19 vì [thiếu] khả năng miễn dịch. Chúng tôi đang đối mặt với [một] thách thức lớn. Hiện tại, tình hình không tốt hơn nước ngoài đâu, tôi nghĩ thế", ông Zhong cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 16/5.

Miền Bắc Trung Quốc

Khu vực phía Đông Bắc lần đầu tiên báo cáo các ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán liên tục bắt đầu từ một người lao công 45 tuổi ở Thư Lan, một đô thị nhỏ thuộc thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Người này đã nhanh chóng lây virus Vũ Hán sang những người khác thông qua các tiếp xúc gần.

Do đó, quận Thư Lan đã tuyên bố tình trạng "thời chiến" và phong toả các khu phố địa phương, chỉ cho phép một người từ mỗi hộ gia đình đi ra ngoài hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm thiết yếu. Mỗi lần ra ngoài bị giới hạn trong hai giờ đồng hồ. Hơn 1.100 tòa nhà dân cư, 1.200 ngôi làng và 9 cộng đồng lân cận hiện đang bị phong toả hoàn toàn do lo sợ lây nhiễm bệnh.

Một cư dân từ một khu nhà hiện đang bị phong toả ở quận Xương Ấp, thành phố Cát Lâm, cho biết gần 100 cảnh sát đã đến niêm phong trên mỗi cánh cửa căn hộ để cấm mọi người rời khỏi nhà.

Các biện pháp phong toả chặt chẽ đang đè nặng lên người dân địa phương vì họ phải đấu tranh để sinh tồn. Bạn đi bất cứ nơi nào. Không có ai trên đường phố. Không có một người nào ở xung quanh tòa nhà chung cư của tôi" một người làm công tác xã hội yêu cầu giấu tên nói trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Li, một chủ siêu thị ở quận Phong Mãn, thành phố Cát Lâm đã đặt rào chắn xung quanh lối vào để giảm thiểu tiếp xúc với khách hàng. Quận Phong Mãn và Thư Lan là hai khu vực bị chính quyền xếp vào khu vực rủi ro cao. "Chỉ cần nói với tôi những gì bạn muốn, tôi sẽ mang nó ra [bên ngoài]", ông nói. Một nhân viên siêu thị khác ở Thư Lan cho biết ông sẽ viết đơn đặt hàng cho mọi người và để chúng ở ngoài để mọi người đến lấy".

"Họ [chính phủ] nói với bạn rằng có một hoặc hai trường hợp nhiễm bệnh, điều đó không nghiêm trọng, nhưng cách họ xử lý nó khá nghiêm trọng", ông Lü, người làm việc tại Bệnh viện của Đại học Y Trung Quốc ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nói với The Epoch Times.

Nỗi sợ hãi cũng làm gia tăng sự kỳ thị đối với người dân ở quận Thư Lan. "Không có xe taxi nào chở bạn nếu họ biết bạn đến từ quận Thư Lan. Họ không muốn tiếp xúc với người từ quận Thư Lan", cô Zhang, từ Thư Lan, nói trong một cuộc phỏng vấn.

Qiu Haibo, một chuyên gia từ Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết các bệnh nhân ở các cụm nhiễm bệnh ở khu vực phía Đông Bắc của Trung Quốc dường như mang virus trong một thời gian dài hơn các trường hợp nhiễm bệnh ở Vũ Hán trước đó, và sự hồi phục của họ cũng mất nhiều thời gian hơn, theo một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước vào ngày 19/5 .

Những vấn đề trong xét nghiệm trên diện rộng

Người dân ở Vũ Hán đã được xét nghiệm và phàn nàn về các quy trình cẩu thả có thể khiến xét nghiệm trở nên vô giá trị và gây ra các rủi ro nhiễm bệnh.

Trong một khu dân cư ở Thặng Tứ, mọi người nói rằng gạc đã dùng kiểm tra họng của họ tình cờ được ném vào cùng một hộp hoặc chai mà không dán nhãn, theo một video gần đây được quay bởi người dân địa phương. Các nhân viên y tế cũng không chuẩn bị đầy đủ. Mặc dù khoảng 6.000 cư dân sống trong khu nhà, các nhân viên y tế chỉ mang theo khoảng 600 bộ dụng cụ xét nghiệm, theo các cư dân.

"Bạn nghĩ họ đang làm gì ở đây? Bạn không thể phân biệt được cái nào đã sử dụng cho ai?", một người phụ nữ hét lên trong video.

Có cáo buộc rằng các cơ quan chức năng trục lợi từ xét nghiệm. Các xét nghiệm có giá khoảng 260 nhân dân tệ (khoảng 37 đô la) cho mỗi người, theo ông Li, sống tại một khu phức hợp khác ở Vũ Hán.

Ông Wang, cư dân địa phương cho biết cả gia đình ông đã từ chối làm xét nghiệm. Mỗi lần các nhân viên địa phương ép ông làm xét nghiệm, ông đều hỏi họ về độ chính xác của xét nghiệm. "Họ đang đối xử với chúng tôi như những con lợn. Nếu nó không chính xác, tôi sẽ không làm", ông Wang nói.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nguy cơ bùng phát dịch lần 2 ở Trung Quốc khi dữ liệu không thống nhất