Trung Quốc là “anh hùng rơm” của đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nhà khoa học trên thế giới ca ngợi, nhưng chiến lược ứng phó với virus viêm phổi Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thất bại thảm hại và kéo cả thế giới vào vòng phơi nhiễm với căn bệnh hiểm nghèo này.

Tháng 12/2019, các nhà khoa học Trung Quốc xác định có một loại virus bí ẩn mới xuất hiện. Ngay lập tức, họ được lệnh dừng các xét nghiệm, phá hủy mẫu và “ngậm miệng”. Khi các chuyên gia y tế của Trung Quốc bắt đầu báo động công chúng, họ đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong nhiều tuần, radio, truyền hình và báo chí của nhà nước Trung Quốc không hề đề cập đến sự xuất hiện và lây lan của virus. Khi các cán bộ công quyền của chính phủ nghe tin đồn về chủng virus mới giống với SARS, họ cúi đầu và tiếp tục ca ngợi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

bác sỹ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về con virus quái ác, đã hy sinh sự sống của mình
Bác sỹ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về con virus Corona Vũ Hán quái ác, đã hy sinh sự sống của mình. (Ảnh: MARK RALSTON/AFP via Getty Images)

Chiến lược ứng phó COVID-19, bệnh viêm phổi từ chủng virus corona mới, của Trung Quốc bao gồm:

  • Che giấu thông tin
  • Lừa dối thông tin
  • Đàn áp thông tin

Mặc dù được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nhà khoa học trên thế giới ca ngợi, chiến lược này đã thất bại thảm hại và kéo cả thế giới vào vòng phơi nhiễm với căn bệnh hiểm nghèo này.

Ngày 13/3, Trung Quốc tuyên bố “không ca nhiễm mới”, và đang cố gắng giành giật chiến thắng. Họ bắt đầu truyền bá thuyết âm mưu rằng chính phủ Hoa Kỳ sản xuất virus, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã “ứng phó quyết liệt”, còn Hoa Kỳ “thất bại rõ ràng”. Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chưa kịp phản ứng trước sự “đồn thổi về chiến thắng dịch bệnh” của Trung Quốc, thì sự vô trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc trước sự bùng phát dịch bệnh tại Vũ Hán đã gieo rắc nguy hiểm cho toàn thế giới.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình công khai mạnh mẽ lên án ông Trump lại hầu như không phản ứng trước sự ứng phó thiếu trách nhiệm của Trung Quốc, mà thậm chí còn ca ngợi họ. Làm như vậy, họ chính là đang truyền bá thông tin dối trá và những luận điệu tuyên truyền vu khống của Trung Quốc.

Chi tiết về những sai lầm nghiêm trọng của Trung Quốc có rất nhiều và được báo cáo rộng rãi. Năm 2007, cũng như 2019, khi các học giả đưa ra cảnh báo về loại virus giống SARS có thể xuất hiện từ các khu chợ ẩm ướt của Trung Quốc, ĐCSTQ vẫn cho phép các khu chợ này mở cửa.

Một phân tích tháng 2/2020 của The Washington Post về các tuyên bố của Trung Quốc, các tài khoản bị rò rỉ, và các cuộc phỏng vấn với các nhà chức trách y tế cộng đồng và các chuyên gia y tế đã kết luận rằng văn hóa Đảng quan liêu đặt sự ổn định chính trị lên hàng đầu, và theo đó đã cho phép virus lây lan xa hơn và nhanh hơn. Một nghiên cứu hồi tháng 3 của các nhà nghiên cứu Đại học Southampton của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nếu Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần thì số ca mắc virus corona có thể đã giảm 95% và sự lan truyền địa lý sẽ hạn chế đáng kể.

nhận tro cốt người chết do virus Vũ Hán
Người dân Vũ Hán xếp hàng chờ nhận tro cốt người thân chết do virus Vũ Hán tại nhà tang lễ Hán Khẩu (ảnh mạng Twitter)

Cuối tháng 12/2019, các nhà chức trách y tế Vũ Hán đã xác nhận gần ba chục trường hợp nhiễm virus và đóng cửa một khu chợ mà họ cho là có liên quan. Tuy nhiên, mặc dù các bác sĩ đã cảnh báo về đường lây truyền từ người sang người, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận. Cuối tháng 1/2020, họ mới chính thức công bố virus có thể lây lan giữa người và người. Trước đó, họ đã tổ chức một bữa tiệc Tất Niên “lớn nhất thế giới” có sự tham gia của vài chục ngàn gia đình ở Vũ Hán. Cũng trước đó, khoảng 5 triệu người không hề được sàng lọc đã rời khỏi Vũ Hán.

Đáng chú ý, theo báo cáo của chính ĐCSTQ, ông Tập cận Bình đã biết về virus từ hai tuần trước khi ông phát biểu trước công chúng trên truyền hình. Nhưng đến ngày 21/1, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ mới bắt đầu đưa tin về dịch bệnh và hành động ứng phó của ông Tập. Trong cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên ở Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc không ngăn chặn virus bùng phát không phải vì không có hệ thống y tế cộng đồng hiện đại hóa, mà là vì cấu trúc chính trị chuyên quyền lỗi thời. Căn bệnh quan liêu của chế độ hà khắc đã phủ nhận lợi ích tiềm tàng của hệ thống y tế cộng đồng, đã cho phép virus lây lan từ Vũ Hán sang Thái Lan, Hàn Quốc và khắp thế giới.

Dân chúng đã và đang mất đi niềm tin vào chế độ của ông Tập, không chỉ trong đất nước Trung Hoa, mà còn trong toàn bộ cộng đồng y tế thế giới. Một số nhà lãnh đạo thế giới đang ngày càng nghi ngờ về độ xác thực của dữ liệu do Trung Quốc cung cấp, cũng như về sự hữu hiệu của các hướng dẫn phòng chống virus của họ. Tuy nhiên, vẫn có những người tiếp tục ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc, như Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio.

Dường như đã lường trước được sự mất lòng tin của các quốc gia khác, truyền thông của Trung Quốc đã gắng gượng hết sức mình để khuếch trương “lòng nhân đạo” và sự lãnh đạo của đất nước họ: Trong một tuyên bố tuyên truyền về Biển Đông, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý nói sẽ quyên góp máy thở và cử đoàn chuyên gia đến nước này; báo chí viết rằng Trung Quốc đang gửi “viện trợ” tương tự đến Tây Ban Nha; chuyên gia Trung Quốc đang tổ chức đào tạo cho 10 quốc đảo trên Thái Bình Dương; đồng thời cử chuyên gia y tế, cùng khẩu trang và dụng cụ test virus tới Iran và Iraq.

Đây là nỗ lực tuyên truyền trên diện rộng của Tập Cận Bình nhằm làm cho thế giới tin rằng Trung Quốc không những không phải là quốc gia vô trách nhiệm mà còn có chiến lược ứng phó với đại dịch tốt nhất, và là một nhà lãnh đạo toàn cầu cao thượng và tín cẩn.

Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York.
Người biểu tình chống Tân Hoa Xã ở quảng trường Thời đại ở Manhattan, New York. (Ảnh: Getty)

Nhưng rất dễ để phản bác nhiều tuyên bố của Trung Quốc.

  • Trung Quốc đã không có động thái ngăn chặn virus lây lan;
  • Sơ suất của Bắc Kinh khiến dịch bệnh trở thành đại dịch toàn cầu.
  • Trung Quốc không quyên góp mà ngược lại đã bán máy thở, khẩu trang và các hàng hóa khác cho Ý và Tây Ban Nha.

Theo truyền thông Ý, một loạt các quốc gia châu Âu khác cũng đang lên kế hoạch mua máy thở từ Trung Quốc.

Ngay cả trong chính cuộc khủng hoảng do Trung quốc gây ra, chính quyền ông Tập Cận Bình đang áp dụng chiến lược kinh tế đơn giản giống như áp dụng với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Hành lang Kinh tế Trung Quốc (China’s Marshall Plan) - chiến dịch đầu tư và tiếp thị toàn cầu: xuất khẩu dư thừa trong nước ra nước ngoài. Trung Quốc thông qua sáng kiến ​​này xuất khẩu lao động và hàng hóa công nghiệp dư thừa xuống các quốc gia Nam bán cầu.

Và bây giờ, nhờ sự quản lý vô trách nhiệm của nhà nước Trung Quốc, thế giới bị nhiễm trùng phổi và cần máy thở. Trung Quốc lại có mặt để bán máy thở và khẩu trang dư thừa. Doanh số từ các thương vụ này cũng sẽ được sử dụng để nuôi dưỡng chiến dịch tuyên truyền “vô nhân tính” và giúp đất nước trẻ hóa lĩnh vực kinh doanh “mạt hạng”.

Trong khi Trung Quốc bán sự “cứu trợ”, thì có một thực tế là Tổng thống Trump của Hoa Kỳ hứa cung cấp 100 triệu đô-la viện trợ cho Trung Quốc và các quốc gia bị ảnh hưởng khác bởi đại dịch.

Tuy nhiên, có nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng phương Tây đã bất chấp và nhại lại sự tuyên truyền giả dối của Trung Quốc, chỉ trích những “thất bại rõ ràng” của Tổng thống Trump và ca ngợi những “thành công” có mục đích của ông Tập.

Rachel Maddow đã tổ chức một chương trình với sự tham dự của nhà báo Donald McNeil của New York Times, người nói rằng Trung Quốc đã “thành công lớn trong việc đánh bại dịch bệnh”. Maddow sau đó cảm ơn McNeil vì đã nêu chi tiết về “khác biệt giữa” sự ứng phó của Trung Quốc với “những gì Hoa Kỳ đang chuẩn bị”. Chương trình của Rachel nêu bật những thất bại của Tổng thống Trump, bên cạnh những chiến thắng được cho là của Trung Quốc, sau đó đã đăng một đoạn clip trên Twitter với tiêu đề “Coronavirus được xét nghiệm thế nào ở một quốc gia xem trọng vấn đề dịch bệnh”.

Người điều hành Chuck Todd (L) và Rachel Maddow nói chuyện với khán giả trong một sự cố kỹ thuật khi họ tổ chức đêm đầu tiên của cuộc tranh luận chính của tổng thống Dân chủ do NBC News tổ chức tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Adrienne Arsht ở Miami, Florida, vào ngày 26/6/2019. (Ảnh của JIM Waterton / AFP)

​​Ngày 13/3, có một tiêu đề trên trang ý kiến của The New York Times có ý nghĩa tương tự: “Trung Quốc câu giờ của phương Tây. Phương Tây không biết quý trọng thời gian của mình”.

Trong một tweet có 50.000 lượt “like”, Anne Applebaum, một nhà văn của Tạp chí Atlantic, viết: Khi virus corona bùng phát ở Ý, Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi viện trợ. Còn Hoa Kỳ phản ứng bằng cách đình chỉ các chuyến bay. Ai là siêu cường?”

Các chính trị gia và lãnh đạo Hoa Kỳ cũng đã rộng rãi cho phép Trung Quốc thao túng các quan ngại về vấn đề phân biệt chủng tộc. Họ lợi dụng vấn đề này để làm rối loạn cuộc tranh luận ai là kẻ phải chịu trách nhiệm gây ra đại dịch. Đúng là không ai, kể cả chính quyền của Tổng thống Trump, có lý do để sử dụng các thuật ngữ xúc phạm như “Kung Flu” hay đưa ra các thuyết âm mưu rằng virus được phát triển trong phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề virus này có nguồn gốc từ Trung Quốc lại không phải là vấn đề phân biệt chủng tộc.

Và ngay cả khi chính quyền Tổng thống Trump hoàn toàn không có lý do tức giận khi Trung Quốc chuyển hướng khỏi sự chỉ trích từ thất bại của chính họ, thì chúng ta cũng không được phép cho chính quyền Trung Quốc - kẻ đang giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung - sử dụng từ “phân biệt chủng tộc” làm vũ khí. Thật vậy, những cáo buộc mới của Trung Quốc về “bài ngoại” phản ánh ít nhiều sự “bất tiện về chính trị” để có thể chỉ ra nguồn gốc địa lý của virus.

Theo Victor Shih, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc, đây chính là chiến dịch lừa đảo của ĐCSTQ nhằm “bẻ lái thông tin và đánh lạc hướng công luận ra khỏi sự thật có đầy đủ chứng cứ rằng chính phủ Trung Quốc đã cố tình trì hoãn báo động về virus corona”. Chiến lược này “rất phù hợp với thông điệp của chính phủ Trung Quốc vài năm gần đây rằng toàn bộ nhân loại là một ‘cộng đồng có chung định mệnh’, và Trung Quốc là cường quốc số 1”.

Chiến dịch thông tin của ĐCSTQ đã gặt hái được mớ hổ lốn thành công tại nước nhà. Cố gắng tìm cách khôi phục tính hợp pháp của bản thân, ĐCSTQ đã khuyến khích nhiều chủ tài khoản mạng xã hội ở Trung Quốc trút thất vọng của họ sang Tổng thống Trump và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những chủ tài khoản khác ở Trung Quốc hiện đang tấn công truyền thông nhà nước, bất chấp bối cảnh một số tinh hoa của Trung Quốc đã dũng cảm đứng lên chỉ trích chính phủ và bị mất tích vô cùng bí ẩn.

ĐCSTQ không bao giờ để một cuộc khủng hoảng tốt như vậy bị lãng phí.
ĐCSTQ không bao giờ để một cuộc khủng hoảng tốt như vậy bị lãng phí. (Ảnh: Getty)

Một điều rất rõ ràng là ông Tập đang chơi xấu ông Trump, đào bới sai lầm của ông Trump để làm đòn đẩy cho Trung Quốc. Và mặc dù có thể hiểu rằng các nhà chính sách của Hoa Kỳ muốn chỉ trích phản ứng yếu kém của Tổng thống Trump trước cuộc khủng hoảng, nhưng điều này không thể là lý do khiến họ bị rơi vào bẫy của chiến dịch thông tin lừa đảo và vu khống của chế độ độc tài ĐCSTQ. Gần đây đã xảy ra điều tương tự và có nhiều nhà báo Hoa Kỳ bị thu hồi thẻ nhà báo bởi vì đã ca ngợi những gì không xứng đáng được ca ngợi.

Có một lời kêu gọi các “trọng tài tư tưởng”: khi chỉ trích Tổng thống Trump, cần phải thận trọng và có trách nhiệm trước sự thật để không nuốt phải độc dược từ chiến dịch tuyên truyền lừa đảo và luận điểm vu khống của Trung Quốc.

Thu Hà

Theo Slate

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc là “anh hùng rơm” của đại dịch viêm phổi Vũ Hán