Trung Quốc là ‘mối đe dọa tiềm năng nhất’ mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong xung đột quân sự

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một chuyên gia, chiến lược an ninh quốc gia sắp tới của chính phủ Tổng thống Biden sẽ coi Trung Quốc là quốc gia có khả năng cao nhất sẽ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, quy mô và phạm vi tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc giảm tính hiệu quả của chiến lược của Hoa Kỳ trong 30 năm qua, nhằm kiềm chế các đối thủ cạnh tranh và phủ định các mục tiêu* của họ.

(Chiến lược phủ định “strategy of denial” là chiến lược khiến cho mục tiêu trở nên khó khăn tới mức đối thủ không có khả năng thực hiện).

“Cách tiếp cận phủ định đó là một cách rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn ai đó, nhưng nó chỉ thực sự hiệu quả khi quý vị là cường quốc quân sự chiếm ưu thế", ông Bryan Clark, một thành viên cao cấp tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “China Insider” của EpochTV.

“Hoa Kỳ đã quen với ý tưởng đó trong thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh, đã quen với việc là quốc gia lớn nhất trong khối".

Bình luận của clark sau khi Lầu Năm Góc phát hành một tờ thông tin phác thảo chiến lược quốc phòng mới, một tài liệu bổ sung cho chiến lược an ninh quốc gia sắp tới. Tờ thông tin thừa nhận Trung Quốc là ưu tiên chiến lược hàng đầu mà Hoa Kỳ phải đối mặt, và vạch ra cách chính quyền ông Biden cố gắng loại bỏ một số yếu tố của chiến lược phủ nhận đó.

Ông Clark nói rằng: “Chiến lược này về căn bản sẽ loại bỏ ý tưởng về phủ định và trừng phạt như là các công cụ để răn đe".

“Thay vào đó, họ sẽ]xem xét bộ công cụ tích hợp này. Quý vị biết đấy, công cụ kinh tế, công cụ ngoại giao, công cụ thông tin, công cụ quân sự và họ sẽ cố gắng phối hợp cùng nhau thông qua nỗ lực của chiến dịch này".

Ông Clark nói rằng chiến lược mới được thiết kế để khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc mất cân bằng và ngăn họ kéo vào một cuộc xung đột vũ trang với Hoa Kỳ, ngay cả khi giới lãnh đạo Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc là “mối đe dọa đang tiến gần” đối với Hoa Kỳ.

Các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) trong quân phục thể thao diễu hành tại lối vào Tử Cấm Thành trong ngày bế mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Bắc Kinh vào ngày 27/5/2020 (Ảnh Getty Images)

Ông Clark cho biết: “Lập luận ‘mối đe dọa đang tiến gần’ thực sự là nhằm thúc đẩy quy trình yêu cầu mà DoD sử dụng để lập kế hoạch phòng thủ".

“Điều đó thể hiện rằng Trung Quốc đang có lực lượng quân sự có năng lực nhất hiện nay. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải có sự chuẩn bị… Điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc có lẽ là mối đe dọa tiềm năng nhất hoặc gần như khả dĩ nhất mà Hoa Kỳ sẽ có thể phải đối mặt trong một cuộc đối đầu quân sự".

Việc lập kế hoạch cho kịch bản đó sẽ được sử dụng để thúc đẩy các yêu cầu trang bị của từng nhánh quân đội từ máy bay đến tàu hải quân, cũng như nâng cấp các hệ thống trong không gian.

Sự cạnh tranh ngày càng đối kháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được coi là một cuộc “Chiến Tranh Lạnh mới” và các đánh giá của cộng đồng tình báo liên tục xác định Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với Hoa Kỳ trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế và ngoại giao.

Kết hợp sự phức tạp của tình hình chiến lược là quan hệ đối tác của Trung Quốc với Nga, điều mà các nhà lãnh đạo tình báo quốc gia đã cảnh báo sẽ chỉ sâu sắc hơn trong những năm tới — Một dự báo mà các chuyên gia cho rằng sẽ đẩy Hoa Kỳ vào vị thế chưa từng có là phải đối đầu với hai hạt nhân gần như cùng một lúc.

Ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden nói chuyện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc tại khách sạn Bắc Kinh ở Bắc Kinh, vào ngày 19/8/2011. (Lintao Zhang / Getty Images)

Liên quan đến vấn đề này, việc đối mặt với một mối đe dọa to lớn như vậy sẽ để lại rất ít không gian để ngăn chặn các mối đe dọa nhỏ hơn mang tính khu vực trên toàn cầu.

Trong khi nhiều người có thể tin rằng, bằng cách tập trung vào xung đột với quân đội Trung Quốc, Mỹ sẽ chuẩn bị hiệu quả cho cuộc xung đột với các quốc gia nhỏ hơn như Iran, song ông Clark nói rằng không phải như vậy.

Theo ông Clark, mặc dù Hoa Kỳ có thể phát triển các năng lực để chống lại các đối thủ nhỏ hơn, nhưng việc đối phó với Trung Quốc gây ra những hậu quả sâu rộng nếu triển khai trên thực tế

Nói một cách đơn giản, nếu quân đội Hoa Kỳ được triển khai để đối phó với cuộc đối đầu toàn diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nó sẽ không có các nguồn lực cần thiết cần có ở các khu vực khác trên thế giới để ứng phó với các cuộc xung đột và khủng hoảng mới nổi.

Vì lý do này, chiến lược mới của chính phủ Tổng thống Biden có thể sẽ tận dụng mối liên hệ gia tăng với các đồng minh và đối tác để bù đắp cho việc Hoa Kỳ mất đi sự hiện diện tại các khu vực khác.

Ông Clark cho biết: “Quân đội Hoa Kỳ sẽ thiếu đi năng lực để có thể tham gia vào những nơi như Trung Đông hoặc Châu Âu, như họ đã từng làm trong quá khứ".

“[Chúng ta] đã thấy một nỗ lực từ phía Hoa Kỳ nhằm chuyển một phần gánh nặng đó sang các đồng minh vùng Vịnh, và sang các đồng minh Châu Âu và NATO, điều này cho phép Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn năng lực còn lại của mình vào những nơi như Biển Đông và Biển Hoa Đông".

Điều này cho thấy khó khăn mà Hoa Kỳ đang gặp phải khi đối phó với Trung Quốc như một mối đe dọa toàn cầu thay vì là một mối đe dọa khu vực. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng mới nổi liên quan đến tham vọng toàn cầu của Trung Quốc như mở rộng sự hiện diện ở Nam Mỹ và các nỗ lực gián điệp không ngừng ở Hoa Kỳ.

Tóm lại, ông Clark hy vọng rằng giới lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ hiểu được mức độ sâu sắc của mối đe dọa do Trung Quốc gây ra, nhưng ông lo rằng sự hiểu biết đó vẫn chưa được công nhận trong khuôn khổ chiến lược của chính phủ ông Biden.

“Khi quý vị nói chuyện với những người trong Bộ Quốc phòng, họ hiểu được và họ mô tả Trung Quốc hiện đang là thách thức toàn cầu này", ông Clark nói. “Tuy nhiên họ thực sự chưa tìm ra cách để đối đầu với thách thức này".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc là ‘mối đe dọa tiềm năng nhất’ mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong xung đột quân sự