Trung Quốc liệt 'Ode to Joy' của Bethoven vào nhạc tôn giáo và cấm giảng dạy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc xếp tác phẩm kinh điển "Ode to Joy" của Beethoven là "âm nhạc tôn giáo" và yêu cầu xóa nó khỏi tài liệu giảng dạy của trường học.

Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục có những hành động nhằm đàn áp tôn giáo và phương thức ngày càng leo thang. Vài ngày trước, một đoạn ghi âm được cho là của một giáo sư tại Nhạc viện Trung Quốc, đã được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc.

Ảnh chụp màn hình tin nhắn giữa một giáo sư dạy nhạc tên Ngô Linh Phân (Wu Lingfen) và bạn đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội như Weibo, WeChat và TikTok ở Trung Quốc. Giáo sư Ngô nói với bạn của mình rằng theo "chỉ thị của lãnh đạo", ĐCSTQ đã yêu cầu không cho phép âm nhạc tôn giáo xuất hiện trong tài liệu giảng dạy.

Trong đó, Bei Nine Fourth Movement (chỉ Ode to Joy) và Tannhäuser cùng các tác phẩm âm nhạc cổ điển phương Tây khác, do có nền tảng tôn giáo nên cũng bị coi là vi phạm quy định. Giáo viên được yêu cầu phải "tự điều chỉnh tài liệu giảng dạy", nếu không "xảy ra vấn đề sẽ phải tự chịu trách nhiệm".

Rõ ràng, bà Ngô Linh Phân bất bình với yêu cầu này, trong tin nhắn trao đổi với bạn bà đã nói: “Đó là một tác phẩm kinh điển, không phải âm nhạc tôn giáo!” Bà cũng nói rằng bà đã quyết định không dạy.

Trên mạng xã hội Trung Quốc có thông tin giáo sư tại Nhạc viện Trung Quốc bà Ngô Linh Phân tiết lộ ‘theo lệnh của lãnh đạo’, chính quyền yêu cầu loại bỏ các tác phẩm kinh điển của Beethoven như "Ode to Joy" khỏi tài liệu dạy nhạc của trường. (Ảnh chụp màn hình mạng)
Trên mạng xã hội Trung Quốc có thông tin giáo sư tại Nhạc viện Trung Quốc bà Ngô Linh Phân tiết lộ ‘theo lệnh của lãnh đạo’, chính quyền yêu cầu loại bỏ các tác phẩm kinh điển của Beethoven như "Ode to Joy" khỏi tài liệu dạy nhạc của trường. (Ảnh chụp màn hình mạng)

Nhà soạn nhạc nổi tiếng của Trung Quốc sống ở Đức, Vương Tây Lân (Wang Xilin), nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng Wu Lingfen là giáo sư Khoa Chỉ huy của Nhạc viện Trung Quốc và từng là chỉ huy trưởng Hợp xướng của Nhà hát Lớn Quốc gia Trung Quốc.

Qua nội dung tin của bà Ngô Bei Nine Fourth Movement để chỉ bản Giao hưởng số 9 của nhạc sĩ nổi tiếng Beethoven, thường được gọi là "Ode to Joy". Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, nhạc trưởng nổi tiếng Bernstein đã chơi bản giao hưởng thứ 9 của Beethoven trước Brandenburg ở Berlin vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, và đổi tên chương số 4 của bản "Ode to Joy" (Khúc hoan ca) thành "Ode to Freedom" (Bài ca tự do).

Đối với bản Tannhäuser được đề cập tới, để chỉ vở opera nổi tiếng Tannhäuser của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức Wagner.

Thông tin rằng ĐCSTQ muốn xóa các tác phẩm kinh điển như Ode to Joy khỏi tài liệu dạy nhạc đã gây ra phản ứng dữ dội trong các cư dân mạng.

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Có âm nhạc cổ điển nào mà không liên quan đến giáo đường?”. Một số cư dân mạng nói đùa: “Một người thường như tôi, nếu không cấm thì tôi cũng không biết chương 4 bản giao hưởng số 9 của Beethoven là âm nhạc tôn giáo…”. Một số cư dân mạng bình luận: "Đúng là điên rồ hết mức!".

Trên mạng Twitter, một số cư dân mạng bình luận: “Họ đã cấm văn học, cấm lịch sử, cấm chính trị, cấm tôn giáo, cấm tiếng Quảng Đông, tiếng Mông Cổ, tiếng Triều Tiên, cấm Internet, cấm các hội đoàn, cấm ngôn luận và giờ không cho phép dạy ngay cả âm nhạc! Họ là ai? Thật đáng sợ khi làm việc vô lương tâm thế này!"

Ông Vương Tây Lân nói với RFA rằng nhiều bản nhạc cổ điển có liên quan đến các tôn giáo phương Tây và là một phần của văn minh và tư tưởng thế giới. Những việc ĐCSTQ đang làm thật điên rồ như muốn hủy diệt nền văn minh nhân loại giống như ngày tận thế.

Ông Vương nói: "Kể từ năm 1942, các tiêu chuẩn nghệ thuật đã phải phục vụ cho đảng, họ đã giết chết tất cả nghệ thuật và cấm tất cả các tác phẩm hay có ý nghĩa tư tưởng. Ngày nay, lại đang giết chết nghệ thuật quốc tế. Điều này cực kỳ ngu ngốc và vô lý, về mặt tư tưởng và văn hóa, ĐCS đang hướng tới mạt thế".

Ông Thành Thế Quang (Cheng Shiguang), một mục sư gốc Đài Loan ở Đức, chỉ ra rằng những năm gần đây ĐCSTQ đã phá hủy các nhà thờ và thập tự giá trên quy mô lớn, và sau đó đã biên soạn lại Kinh thánh, viết lại giáo lý bằng cách ép buộc hệ tư tưởng của ĐCSTQ vào đó. "Ode to Joy" bị cấm vì là "âm nhạc tôn giáo". Đây là biểu hiện trong chiến lược tổng thể của ĐCSTQ nhằm tiếp tục đàn áp các niềm tin tôn giáo.

Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu các nội dung tin lan truyền trên mạng xã hội có phải do chính giáo sư Ngô Linh Phân đưa ra hay không, và các video như "Ode to Joy" do Dàn nhạc giao hưởng Berlin biểu diễn trên mạng xã hội có bị chặn hay không.

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc liệt 'Ode to Joy' của Bethoven vào nhạc tôn giáo và cấm giảng dạy