Trung Quốc lợi dụng mạng xã hội làm vũ khí để bẻ lái dư luận về vấn đề phản kháng tại Hồng Kông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những chống đối liên tiếp ở Hồng Kông cho thấy rõ chính phủ Trung Quốc sử dụng mạng xã hội phương Tây để nỗ lực tuyên truyền bẻ lái dư luận ở nước ngoài.

Tuần trước, các trang mạng Twitter, Facebook và YouTube đã đình chỉ hàng trăm tài khoản liên kết với hoạt động thông tin của chính phủ Trung Quốc hòng tìm cách làm suy giảm phong trào phản kháng ở Hồng Kông.

Ngoài ra, Twitter đã cấm các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát quảng cáo trên trang này, trong khi YouTube đã bắt đầu dán nhãn video trên trang web Hồng Kông của mình để xác định liệu kênh đăng những video này có tài trợ của chính phủ hay không. Các video của truyền thông nhà nước Trung Quốc hiển thị thông tin “được tài trợ toàn bộ hoặc một phần bởi chính phủ Trung Quốc”.

Những động thái này ngày càng cho thấy rõ ràng về chiến dịch gây ảnh hưởng do chính phủ Trung Quốc phát động trên mạng xã hội để chèo lái dư luận xung quanh vấn đề phản kháng tại Hồng Kông, mà Bắc Kinh gắn nhãn là hành động “khủng bố”, do các thế lực “cấp tiến” và cường quốc phương Tây xúi giục. Một tin đăng trên Facebook đã so sánh Hồng Kông với tổ chức khủng bố của ISIS. Công ty cũng đưa ra một mạng lưới tài khoản có nguồn gốc từ chính phủ Trung Quốc, và mạng lưới tài khoản này đã lan truyền các thông tin sai lệch về sự phản kháng tại Hồng Kông.

Mở rộng phạm vi của mạng xã hội

Trong khi dùng “Tường lửa” để chặn các mạng xã hội Twitter, Facebook, và YouTube, Trung Quốc lại tìm cách tận dụng các mạng này. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã liên tục ra chỉ thị cho các lãnh đạo của bộ máy tuyên truyền phải “kể các câu chuyện thật hay về Trung Quốc và hết sức phổ biến tư tưởng của Trung Quốc.”

Trong khi đó, những người sử dụng mạng xã hội thông thường ở Trung Quốc chỉ có thể vào các trang mạng bị chặn này thông qua các mạng lưới mạng riêng ảo (VPN) – là các chương trình thường được sử dụng để tạo kết nối mạng để tránh bị chặn trên internet bằng cách tạo hiệu ứng người sử dụng mạng đang bên ngoài Trung Quốc – thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phạt, bị bắt, và bị bỏ tù.

Embed from Getty Images

ĐCSTQ sử dụng nền tảng mạng xã hội phổ biến như một công cụ để đạt được mục đích chính trị, trong khi ngăn chặn người dân tiếp cận được thông tin chân thực.

Sarah Cook, một nhà phân tích tình hình Trung Quốc có kinh nghiệm tại Freedom House, nói hệ thống này được khẳng định dựa trên tiêu chuẩn kép cơ bản.

“Những công dân bình thường ở Trung Quốc, ngoài việc bị chặn sử dụng các trang này, trong một số trường hợp bị bắt giữ, hoặc thậm chí bị cầm tù,” cô nói với Epoch Times.

Bằng phương tiện truyền thông nhà nước như Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung ương Trung Quốc CGTN, Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn cầu và Nhân dân Nhật báo, những cơ quan được cấp quyền, đang sử dụng VPN và thậm chí có kết nối internet mở, và công việc của họ là đăng nội dung quảng bá tư tưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới.

“Việc này làm suy yếu bất cứ lập luận nào của chính phủ Trung Quốc về lý do tại sao các mạng xã hội kia bị chặn và… phơi bày việc chính phủ đã sử dụng các mạng xã hội để làm chính trị thế nào, kiểm soát thông tin thế nào, cũng như dẫn dắt các câu chuyện và độc quyền như thế nào,” ông Sonny Lo, một giáo sư môn khoa học chính trị của Đại học Hong Kong nói chính phủ Trung Quốc đã biến công nghệ thành “công cụ bá chủ chính trị - xã hội” để đảm bảo rằng mọi người đang “đi theo hướng tư duy chính trị đúng đắn.”

“Mạng công cộng dự kiến ​​sẽ là công cụ phục vụ nhà nước chứ không phải là chi nhánh thứ năm của chính phủ để kiểm tra quyền lực của chính phủ,” ông nói với tờ Epoch Times trong một email.

Chiến lược này bao gồm việc sử dụng mạng xã hội bên ngoài Trung Quốc để “lấy lòng và thu phục” người dân ngoài Trung Quốc, ông Lo nói.

Một số hồ sơ dự thầu của công ty Dịch vụ Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho thấy các kênh truyền hình đã đề xuất hàng trăm ngàn đô la để gia tăng số lượng người sử dụng mạng Twitter và Facebook.

Các tài liệu đăng ngày 16 tháng 8, hiện đã gỡ bỏ trên mạng, đã đề xuất 1,25 triệu nhân dân tệ (176.461 đô la) cho các dịch vụ để tăng thêm 580.000 người theo dõi trên Twitter, và 1,2 triệu nhân dân tệ (169.403 đô la) để tăng thêm 670.000 người theo dõi trên Facebook .

Tháng 6 năm 2015, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng tìm cách mua các dịch vụ để mở rộng ảnh hưởng trên Facebook.

Ủy ban Các vấn đề Không gian mạng Trung ương, cơ quan quản lý internet hàng đầu của Trung Quốc, đã gọi thầu các gói tương tự vào tháng 5 năm 2018 và vào ngày 19 tháng 8 năm 2019, để thực hiện quảng bá trực tuyến các chủ đề quan trọng. Các hồ sơ thầu không cung cấp thêm chi tiết về những gì đòi hỏi trong công việc. Giá trị của hai gói thầu tổng cộng gần 1,07 triệu nhân dân tệ (149.331 USD).

Cook nói rằng bằng cách thúc đẩy số lượng người theo dõi trên truyền thông xã hội của họ, các kênh này có thể sẽ có sức thuyết phục hơn là đài phát thanh do chính quyền thiết lập.

“Khi bạn thấy hàng chục triệu người theo dõi, thì bạn cảm thấy điều này khá đáng tin”

Embed from Getty Images

Với lượng tương tác mạng xã hội lớn, tin giả cũng có thể trở thành tin thật.

Đề cập về mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ và cá nhân hóa của mạng xã hội như Facebook và Twitter, Cook cho rằng không phải ngẫu nhiên mà truyền thông nhà nước Trung Quốc lựa chọn chúng làm đại lộ để tiếp cận thế giới toàn cầu.

“Đây là một bờ cõi mới, nó trải đường cho họ để tiếp cận với mọi người trong xã hội và với công chúng ở các nước khác”.

Ảnh hưởng đến nhận thức của các cuộc biểu tình

Trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông gần đây, các kênh như CGTN, là kênh Truyền hình Toàn cầu tiếng Anh của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) đã liên tục đăng thông tin cố gắng giảm nhẹ mức độ căng thẳng của phong trào.

Một video trên kênh Tiếng Anh CGTN ngày 28 tháng 8 với phụ đề tiếng Anh và tiếng Trung đã miêu tả những người biểu tình như những kẻ khủng bố đang phá vỡ hòa bình và thịnh vượng của Hồng Kông, mà không đề cập đến những khiếu nại về việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức khiến cộng đồng quốc tế phải lo ngại.

Những câu chuyện và hình ảnh tương tự đã tràn ngập trên internet gần đây, cả trong và ngoài Trung Quốc, khiến Twitter, Facebook và YouTube phải đình chỉ hàng ngàn tài khoản Trung Quốc mà họ phát hiện đã bị thao túng.

“Chính phủ Trung Quốc đang rất tích cực cố gắng gieo rắc sự bất đồng và lèo lái ý kiến ​​bằng những câu chuyện bịa đặt,” Cook nhận định.

Họ xây dựng các kênh phụ, sau đó khi xuất hiện vấn đề giống như thế này, họ sử dụng các kênh được thiết lập đó để tiếp cận tất cả các đối tượng khán giả.

Hiện vẫn chưa rõ về mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông xã hội của Trung Quốc - phần lớn các bài đăng đều không thấy mấy người vào xem. Tuy nhiên, chiến dịch hoạt động tích cực và sự hiển thị của nó vẫn có thể để lại dấu ấn, Cook nói.

Nghiên cứu năm 2016 của một học giả từ Đại học George Washington cho thấy trong khoảng thời gian sáu năm không ngừng tiếp xúc với truyền thông của nhà nước Trung Quốc, với những câu chuyện trên đó, thiện cảm của công chúng ở châu Phi đối với chính phủ Trung Quốc trở nên tích cực hơn và gắn kết hơn.

“Cứ hàng ngày nhìn thấy hình ảnh cho gấu trúc và các con vật khác ăn...ý nghĩ sẽ đến một cách vô thức: Trung Quốc, xứ sở của gấu trúc và tàu cao tốc, và chắc chắn không phải là tra tấn và tra tấn, không phải là giết chóc và các trại giam,” Cook khẳng định.

Thu Hà (biên dịch)

Tác giả: Eva Fu

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc lợi dụng mạng xã hội làm vũ khí để bẻ lái dư luận về vấn đề phản kháng tại Hồng Kông