Trung Quốc ngăn chặn Đài Loan mua vacxin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một buổi phỏng vấn độc quyền với The Epoch Times vào hôm 28/5, tiến sĩ Đỗ Thi Triết - một trong những quan chức y tế công cộng hàng đầu của Đài Loan, đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Trung Quốc đã gián tiếp cản trở  Đài Loan mua vacxin COVID-19 từ Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức.

Ông Đỗ - người đứng đầu Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học của Đài Loan và là cựu Bộ trưởng Y tế của Đài Loan, đã so sánh sự can thiệp độc đoán của Trung Quốc vào việc mua vacxin của Đài Loan với việc họ ngăn cản Đài Loan tham dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), bắt đầu vào tuần này. “Điều này hoàn toàn giống [với việc Đài Loan không được mời tham dự] WHA”, ông nói. "Trung Quốc chưa bao giờ bận tâm đến tình trạng sức khỏe của người dân Đài Loan hay của người dân trên toàn thế giới".

Trong tuần này, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đưa ra tuyên bố xác nhận việc Bắc Kinh can thiệp vào kế hoạch mua vacxin của hòn đảo dân chủ này, bà nói rằng: “Về phần BioNTech của Đức, chúng tôi đã gần như hoàn tất hợp đồng với nhà máy chính của Đức, song do sự can thiệp của Bắc Kinh, đến nay vẫn chưa có cách nào để hoàn tất được thủ tục”.

Trước khi hợp đồng đang chờ xử lý này bị hủy bỏ, BioNTech được cho là đã đặt vấn đề về việc Đài Loan sử dụng từ “quốc gia” để tự mô tả trong một dự thảo thông cáo báo chí, để chuẩn bị công bố thỏa thuận [mua vacxin].

Trên cương vị từng là tổng giám đốc của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC), ông Đỗ tuyên bố rằng; “Rõ ràng Đài Loan là một quốc gia” và đề cập đến việc Trung Quốc gián tiếp can thiệp vào việc mua vacxin của Đài Loan, “Điều này thật sự rất tệ. Vì đây là vấn đề liên quan đến y tế”.

Bất chấp việc chính quyền Trung Quốc ngăn cản kế hoạch mua vacxin từ BioNTech của Đài Loan, nước này hiện đang nhận được các lô vacxin mua được từ công ty Moderna có trụ sở tại Hoa Kỳ, và AstraZeneca có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Shanghai Fosun Pharmaceutical Group của Trung Quốc - một công ty có thỏa thuận với BioNTech để phát triển và thương mại hóa vacxin của BioNTech cho thị trường Trung Quốc, đã đề nghị gửi vacxin do Trung Quốc sản xuất đến Đài Loan. Nhưng ông Đỗ nói rằng; điều này thật viễn vông, ông viện dẫn động cơ đáng ngờ của Bắc Kinh và những lo ngại về chất lượng xung quanh vacxin do Trung Quốc sản xuất.

“Chúng tôi có thể đánh giá được vacxin nào hiệu quả hay không hiệu quả. Nếu ĐCS Trung Quốc nói rằng; 'không, quý vị không nên mua vacxin số một hoặc số hai [tốt nhất] đó, quý vị nên sử dụng vacxin của tôi, và nó mang ý nghĩa rằng chúng ta là 'đồng bào', hoặc chúng tôi muốn giúp đỡ Đài Loan’ - điều này hoàn toàn không đúng, vì đây là chính trị”, ông Đỗ nói. “Người dân Đài Loan nghĩ đến vacxin hoặc kiểm soát tình hình một cách khoa học và dân chủ… chúng tôi không thể chấp nhận đề nghị cung cấp vacxin rởm từ Trung Quốc”.

Ông Đỗ cũng đề cập đến việc Trung Quốc lợi dụng tuyên truyền về việc gia tăng các ca nhiễm COVID-19 gần đây ở Đài Loan. Tuần qua, nữ phát ngôn viên Chu Phượng Liên của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, mô tả đại dịch COVID-19 đang 'hoành hành' tại Đài Loan trong tuần này, mặc cho tổng số các ca tử vong do COVID-19 vẫn chưa đến 100 trường hợp, sau hơn một năm khi đại dịch bắt đầu tại đảo quốc có 24 triệu dân này.

Ông Đỗ nhấn mạnh rằng Đài Loan đang xem xét sự gia tăng các ca nhiễm gần đây một cách nghiêm túc và kiểm soát nó một cách khoa học.

“Trung Quốc nỗ lực lợi dụng dịch bệnh này như một cơ hội, [một] cơ hội để tấn công việc kiểm soát [đại dịch] của chúng tôi. … [Việc gia tăng số ca nhiễm] này rất nghiêm trọng ở Đài Loan, nhưng nếu quý vị so sánh với các quốc gia khác, có lẽ là không quá nghiêm trọng. Nhưng bởi vì chúng tôi đã [kiểm soát] rất tốt trong gần một năm rưỡi nay, sau đó lại tăng đột ngột… so với trước đây thì đó là điều gây chấn động hơn cho người dân Đài Loan”, ông nói. “Nhưng tôi không nghĩ rằng quý vị có thể gọi đây là một làn sóng hay một đợt bùng phát lớn… Tôi nghĩ rằng Đài Loan có thể vượt qua đợt dịch này [cũng] như trước đây, bởi vì chúng tôi đang ứng phó bằng cách kiểm soát dịch bệnh một cách khoa học và dân chủ”.

Về chủ đề gần đây mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác kêu gọi điều tra về nguồn gốc của COVID-19, ông Đỗ chỉ ra các báo cáo về sự thông đồng của Tổ chức Y tế Thế giới với Trung Quốc trong đại dịch, ông nêu rõ; “WHO [Tổ chức Y tế Thế giới] nên có trách nhiệm tìm ra nguồn gốc của vi rút… WHO không muốn biết sự thật. Họ chính trị hóa việc chế ngự sự thật về nguồn gốc của đại dịch. … Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người ở Đài Loan và tất cả mọi người trên toàn thế giới hiểu rằng; WHO có nghĩa vụ và trách nhiệm chia sẻ thông tin chính xác về dịch bệnh, nhưng họ đã không làm điều này”.

Về việc Đài Loan tiếp tục bị loại trừ khỏi WHO và WHA, ông Đỗ vạch trần vấn đề về nhân quyền.

“Tôi nghĩ đây là một thất bại của WHO. Nếu họ không chấp nhận Đài Loan hoặc mời Đài Loan tham dự vào WHO với tư cách là một quốc gia thành viên, điều này ảnh hưởng không tốt đối với nhân quyền của Đài Loan và nhân quyền của toàn thế giới… WHO nên cân nhắc lại vấn đề này”, ông nói. "Đài Loan là một quốc gia."

Khải Anh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc ngăn chặn Đài Loan mua vacxin