Trung Quốc siết chặt việc kiểm duyệt mạng trước sự bùng phát dịch virus Corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự bùng phát của dịch virus Corona tại Trung Quốc đại lục đã kiểm chứng được giới hạn về tự do ngôn luận trên đất nước này, vốn từ lâu đã bị kiểm duyệt chặt chẽ trên mạng và các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù tự do ngôn luận phần nào được nới lỏng trong tháng 1/2020, chính quyền đã “siết chặt” vấn đề này không lâu sau đó.

Sự kiểm duyệt mạng xã hội được thắt chặt dưới thời Tập Cận Bình, điều này khiến công chúng trở nên đặc biệt nhạy cảm về tính minh bạch đối với sự bùng phát dịch lần này. Bên cạnh đó, người dân cảm thấy nghi ngờ và mất niềm tin khi hồi tưởng lại việc Bắc Kinh đã che đậy mức độ bùng phát của dịch SARS vào năm 2003, dẫn đến việc công chúng chính thức lên tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên “cởi mở” hơn về quyền tự do ngôn luận trong lần dịch này.

Khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 là thời điểm cộng đồng dấy lên nhiều mối quan ngại về sự bùng phát của dịch bệnh virus Corona, tuy nhiên thời điểm này lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc, do đó, việc kiểm duyệt thông tin phần nào đã được “nới lỏng”. Mặc dù tin đồn lan tràn trên mạng về sự bùng phát dịch bệnh, cư dân mạng không trực tiếp nhắm vào các lãnh đạo trung ương mà phần lớn tỏ ra khó chịu và chỉ trích chính quyền địa phương về cách xử lý khủng hoảng.

Tuy nhiên, theo thông tin từ các phóng viên Trung Quốc, sự nới lỏng tự do ngôn luận đó đã bị chấm dứt trong tuần qua, thể hiện qua việc các nhà kiểm duyệt đã đóng các nhóm thảo luận trên WeChat và gỡ bỏ các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội về tình hình dịch bệnh. Các nhà chức trách cũng khiển trách các công ty công nghệ đã cung cấp quyền trao đổi tự do trên mạng.

Theo ông Fergus Ryan, nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), đồng thời là chuyên gia nghiên cứu về truyền thông xã hội Trung Quốc, cho biết:

“Ông Tập Cận Bình đã nói rõ ràng rằng ông hy vọng các nỗ lực được tăng cường đối với ‘việc hướng dẫn dư luận’. Chúng tôi đã thấy khoảng 300 nhà báo được điều đến Vũ Hán và các khu vực lân cận để báo cáo về tình hình dịch bệnh này. Rất có khả năng các tin tức của họ là nhằm vào việc ‘vẽ ra’ một bức tranh màu hồng về các nỗ lực cứu trợ của chính phủ thay vì đưa các tin tức quan trọng”.

Cơ quan an ninh mạng và Cục quản lý An ninh mạng Trung Quốc (CAC) đã không trả lời các cuộc gọi điện thoại hoặc yêu cầu bình luận được gửi qua fax.

Ngoài ra, hệ thống kiểm duyệt thông tin của Trung Quốc đã được “thử nghiệm” vào tuần trước, khi một bác sĩ người Trung Quốc là Lý Văn Lượng đã bị chính quyền khiển trách vì đưa ra cảnh báo sớm về virus Corona. Cái chết của vị bác sĩ này sau đó do nhiễm virus Corona đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và thương tiếc trong cộng đồng.

Các hãng truyền thông trực tuyến được phép đưa tin về cái chết của bác sĩ Lý, nhưng không được nhắc đến những phẫn nộ của dư luận liên quan đến vụ việc, và các cuộc thảo luận ban đầu trên phương tiện truyền thông xã hội nhằm kêu gọi chính phủ Vũ Hán xin lỗi vị bác sĩ này sau đó đã biến mất.

Kênh Reuters cho biết đã được xem một thông báo gửi đến cho ban biên tập của một hãng truyền thông trực tuyến của Trung Quốc, với yêu cầu rằng họ không được đưa ra những “bình luận hay suy đoán” về cái chết của bác sĩ Lý, “không được gắn hashtag tên bác sĩ Lý hay sự việc liên quan và để thông tin về cái chết của bác sĩ Lý dần dần ra khỏi danh sách chủ đề nóng, đồng thời kiểm soát thông tin gây hại".

Bà Sarah Cook, giám đốc bản tin truyền thông Trung Quốc tại Freedom House, nói rằng thông tin đã được nới lỏng đôi chút đối với các cuộc khủng hoảng trước đó, chẳng hạn như đối với vụ tai nạn kinh hoàng năm 2011 của một chuyến tàu cao tốc và trận động đất tàn khốc tại Tứ Xuyên năm 2008. Lý do là vì các nhà báo trong nước và người dùng phương tiện truyền thông xã hội đã dũng cảm săn tin.

Bà Sarah Cook cho biết thêm: “Đồng thời, ở thời điểm đầu của dịch virus Corona, các quan chức có thể hơi mất tập trung khi ứng phó với một cuộc khủng hoảng bất ngờ, do đó, thông tin đã lọt qua được. Ngay cả những người kiểm duyệt trong một số công ty truyền thông xã hội cũng cảm thấy đồng tình với một số nội dung và để nó lọt qua”.

Bầu không khí trực tuyến tốt”

Tự do truyền thông được nới lỏng đôi chút sau khi các quan chức ở Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh, thừa nhận rằng tình trạng dịch tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán. Chính quyền Vũ Hãn cũng bị chỉ trích nặng nề vì đã khiển trách tám người, trong đó có bác sĩ Lý về việc “lan truyền tin đồn” về sự xuất hiện của virus corona hồi tháng 1/2020.

Tuy nhiên, vào tuần trước, CAC tuyên bố rằng họ đã phạt một số trang web, ứng dụng di động và tài khoản truyền thông xã hội vì đã đăng nội dung bất hợp pháp về dịch bệnh, với chỉ trích rằng những kênh này đang thúc đẩy một “bầu không khí trực tuyến tốt” trong khi chính phủ đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.

Bên cạnh đó, kênh Reuters cho biết rằng một thông báo được lưu hành bởi CAC vào tuần trước đã yêu cầu các ứng dụng truyền thông về âm thanh và hình ảnh tăng cường kiểm soát thông tin có hại, cũng như các tin đồn có liên quan đến virus Vũ Hán.

Họ cũng yêu cầu hệ thống này “bám theo” các phương tiện truyền thông chính thức như Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo, “không được ‘đẩy’ bất kỳ câu chuyện tiêu cực nào và không được tự ý tiến hành phát trực tuyến về tình hình virus”.

Một số bài báo mang tính chất điều tra sự việc được công bố bởi các phương tiện truyền thông địa phương từ Vũ Hán cũng đã bị xóa.

Ngoài ra, theo thông tin từ gia đình và bạn bè của Chen Qiushi, một nhà báo công dân, Chen đã bị buộc cách ly kể từ ngày 7 tháng 2 khi anh đã gửi các thông điệp về tình hình dịch bệnh từ Vũ Hán qua Twitter, bao gồm cả hình ảnh thi thể bệnh nhân trong bệnh viện của thành phố này. Hiện nay các thông tin này đã bị chặn ở Trung Quốc.

Nhiều người dùng internet tại Trung Quốc đã chuyển sang thể hiện thái độ “bi hài”, hoặc dùng việc chia sẻ các hình ảnh, bài hát và các hình thức nghệ thuật khác trong các nhóm WeChat để thể hiện sự mất tinh thần của họ. Một cụm từ được chia sẻ rộng rãi mang ý chế giễu về việc nhiều trang internet với nội dung hiển thị lỗi “máy chủ không tìm thấy” hoặc lỗi “404”.

Cư dân mạng “hài hước” chia sẻ: “404 + 404 + 404 + 404 + 404 = 2020”

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc siết chặt việc kiểm duyệt mạng trước sự bùng phát dịch virus Corona