Trung Quốc: Bão kép tấn công vùng duyên hải phía bắc, lũ áp sát sông Hoàng Hà tại phía nam

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lưu vực sông Trường Giang phía nam Trung Quốc lũ lụt còn chưa rút, nay đang phải đối mặt với cuộc tấn công của cơn bão kép Sinlaku và Hagupit. Cơ quan Khí tượng Trung Quốc dự đoán rằng cơn bão kép này sẽ một lần nữa đưa mưa lớn tới miền nam Trung Quốc. Ngoài ra, phía bắc sông Hoàng Hà lưu lượng nước đổ về tăng cao nhất kể từ khi bước vào mùa lũ, hồ chứa phải mở cửa để xả lũ, nước lũ cuồn cuộn chảy xiết. Cư dân mạng kinh hãi thốt lên "Thật đáng sợ!".

Theo truyền thông Đại Lục, đài quan sát khí tượng trung ương của Trung Quốc dự đoán rằng sau khi cơn bão Sinlaku đổ bộ vào Trung Quốc từ miền bắc Việt Nam vào chiều 2/8, cùng với tác động của hiệu ứng gió mùa sẽ mang theo mưa liên tục tới các khu vực ven biển miền nam Trung Quốc. Trong đó, ở Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và những nơi khác xuất hiện mưa lớn hoặc bão. Đồng thời, ở vùng ven biển phía tây Quảng Đông, phía đông Hải Nam và các khu vực ven biển phía nam, sẽ xuất hiện những đợt sóng trung bình cao từ 2 đến 3 m; những đợt sóng lớn từ 3 đến 4,5 m sẽ xuất hiện ở Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ.

Có thông tin cho biết, vào lúc 15h30 ngày 1/8 Cục kiểm soát lũ của tỉnh Quảng Đông đã phát động ứng phó khẩn cấp phòng bão cấp IV.

Bão Hagupit di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 15 km/h và cường độ sẽ tăng dần. Nó sẽ đổ bộ vào bờ biển Chiết Giang và Phúc Kiến vào đêm 3/8. Từ đêm 3-4/8, sẽ có những trận mưa to hoặc mưa rất to ở miền nam Chiết Giang, phía đông và phía bắc Phúc Kiến. Mưa sẽ xảy ra trên diện rộng.

Chịu ảnh hưởng bởi bão Hagupit, dự kiến ​​từ sáng sớm ngày 3/8, những đợt sóng cao từ 3 đến 4,4 m sẽ xuất hiện ở vùng nước ven biển Chiết Giang, những đợt sóng cao từ 2,5 đến 3,5 m sẽ xuất hiện ở vùng ven biển phía bắc Phúc Kiến. Các khu vực ven biển vịnh Hàng Châu, Ninh Ba, Đài Châu và Ôn Châu sẽ xảy ra hiện tượng nước dâng dưới tác động của bão.

Ông Hồ Khiếu (Hu Xiao), một chuyên gia khí tượng học ở Trung Quốc đại lục, cho rằng bão Sinlaku và Hagupit cách nhau rất gần và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, bão Hagupit có tính biến đổi cao và khó xác định.

Để đối phó với tình hình bão kép, Cục Khí tượng Chiết Giang đã đưa ra ứng phó khẩn cấp bão cấp III vào lúc 9h sáng ngày 2/8. Cục Khí tượng Phúc Kiến đã tăng cường ứng phó khẩn cấp từ cấp IV lên III vào lúc 12h trưa ngày 2/8.

Ngoài ra, gần đây vành đai mưa lớn ở miền nam Trung Quốc đã di chuyển về phía bắc, khiến lưu lượng nước chảy vào sông Hoàng Hà lên cao nhất kể từ khi lũ lụt.

Truyền thông Đại Lục cho biết, khu vực thượng nguồn sông Hoàng Hà đã xuất hiện mưa trong vài ngày liên tục và hồ chứa đã mở cửa xả lũ. Điều này khiến lưu lượng nước tại Lâm Phần, Sơn Tây vào ngày 1/8 dâng cao. Thác Hà Khẩu, sông Hoàng Hà có lưu lượng chảy vượt quá 2.700 m3/s.

Cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ video nước sông Hoàng Hà chảy xiết, hồ chứa thượng nguồn nước cuồn cuộn. Cư dân mạng liên tiếp bình luận: "Thật đáng sợ"!

Một số cư dân mạng đề cập rằng Nguyên Đế xưng bá khu vực Đông Á vào thế kỷ 13, nhưng Hoàng Hà ngập lụt đã trở thành "cú hích cuối cùng làm sụp đổ truyền Nguyên".

Minh Thanh
Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Bão kép tấn công vùng duyên hải phía bắc, lũ áp sát sông Hoàng Hà tại phía nam