Trung Quốc trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ thuộc ba tờ báo lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc đã tổ chức trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ làm việc tại các trụ sở ở Trung Quốc, bao gồm New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post. Đây được xem là hành động trả đũa sau khi chính quyền Trump đã có động thái nhắm vào các cơ quan truyền thông thuộc nhà nước Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu các chi nhánh của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, New York Times, Wall Street Journal, Washington Post tạp chí Time báo cáo thông tin về nhân viên, tài chính, hoạt động và bất động sản của họ ở Trung Quốc. Đây là hành động đáp trả Hoa Kỳ khi nước này liệt 05 hãng truyền thông thuộc nhà nước Trung Quốc vào mục làm nhiệm vụ ngoại giao.

Đầu tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xét 05 hãng truyền thông thuộc nhà nước Trung Quốc là “các cơ quan ngoại giao”, đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên người Trung Quốc được phép làm việc tại các cơ quan truyền thông có trụ sở tại Mỹ. Một quan chức chính quyền trước đó đã chỉ rõ các hãng truyền thông Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa XãMạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào thời điểm đó, các quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ cho biết, những hành động này là nhằm đáp trả Bắc Kinh vì đã tiếp tục thực hiện việc “đe dọa nhằm bịt miệng các nhà báo của một nền báo chí tự do và độc lập”.

Việc đáp trả

Để trả đũa Hoa Kỳ về việc giảm quy mô nhân viên tại các hãng truyền thông của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố vào ngày 17/3 rằng: họ sẽ yêu cầu tất cả các nhà báo có quốc tịch Hoa Kỳ làm việc cho New York Times, Wall Street Journal Washington Post - những người hết hạn thị thực trong năm phải nộp lại thẻ báo chí của họ trong vòng 10 ngày.

Họ sẽ không được phép tiếp tục làm nhà báo ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tại khu vực hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Macao”.

Trung Quốc nói thêm rằng họ sẽ áp đặt “các biện pháp đối với các nhà báo Mỹ” đối ứng với “các phân biệt đối xử mà Mỹ đã áp đặt đối với các nhà báo Trung Quốc, bao gồm các hạn chế liên quan đến thị thực, đánh giá hành chính và báo cáo”.

Phản ứng

Tổng biên tập của tờ Washington Post, ông Marty Baron, cho biết trong một tuyên bố rằng: hãng này đã lên án một cách dứt khoát bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm trục xuất các phóng viên Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay, quyết định của chính quyền Trung Quốc là “rất đáng tiếc”. Vì trong lúc đại dịch toàn cầu lây lan chưa từng có, thông tin rõ ràng và đáng tin cậy về phản ứng quốc tế đối với dịch viêm phổi Vũ Hán là rất cần thiết.

Việc hạn chế nghiêm trọng luồng thông tin mà Trung Quốc đang cố thực hiện chỉ làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn”, ông Baron nói.

Tại một cuộc họp báo ngày 17/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông lấy làm đáng tiếc cho quyết định của chính quyền Trung Quốc “dẫn đến việc hạn chế khả năng hoạt động báo chí tự do của thế giới, dù điều này rất tốt với người dân Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hoá đầy thách thức này; thời đại mà càng có nhiều thông tin hơn, càng minh bạch hơn sẽ cứu vãn được cuộc sống con người". Ông phủ định sự quả quyết của chính quyền Trung Quốc khi cho rằng các hành động của Mỹ đã thúc đẩy họ hành động.

“Đây là không phải là việc so sánh táo với táo”, Ngoại trưởng Pompeo nói. “Bạn đều biết các quyền tự do báo chí mà bạn có. Bạn đều có thể hỏi tôi bất cứ câu hỏi nào bạn muốn, và tôi sẽ trả lời bạn. Chúng ta đều biết rằng loại tự do đó không tồn tại trong nước Trung Quốc”.

“Đúng là như thế, người Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng họ muốn có thêm thông tin, mọi người cần biết nhiều hơn về đất nước của họ. Nhưng họ [chính quyền Trung Quốc] vẫn tiếp tục hành động như những gì bạn đang chứng kiến hiện nay: họ từ chối việc để thế giới biết những gì đang thực sự xảy ra bên trong đất nước họ”, ông nói thêm.

Ông Pompeo bảo vệ quyết định xếp các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc là cơ quan ngoại giao, nói rằng họ không phải là hãng truyền thông hoạt động tự do ở đây, mà “họ là một phần của các kênh tuyên truyền của Trung Quốc”.

Bà Suzanne Nossel, CEO của Tổ chức PEN America, cũng than thở về quyết định của Bắc Kinh.

“Không thể không xem động thái mới nhất của Bắc Kinh là một nỗ lực nhằm kiểm soát điều không thể kiểm soát được, cụ thể là sự lây lan của COVID-19”, bà Nossel cho biết trong một tuyên bố gửi qua email. “Cả hai quốc gia nên dỡ bỏ mọi hạn chế áp dụng và cho phép các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp đóng vai trò báo cáo tin tức và gọi đúng bản chất của họ”.

Ngoại trưởng Pompeo từng nói rằng các biện pháp là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm thiết lập “một sân chơi đã bị trì hoãn quá lâu” trong mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc.

Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt sự giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo Mỹ và nước ngoài khác đang hoạt động tại Trung Quốc”, ông nói.

Trong khi có hàng trăm công dân Trung Quốc làm việc trong ngành truyền thông ở Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 100 nhà báo Mỹ làm việc tại các cơ quan truyền thông có trụ sở ở Trung Quốc, theo một quan chức chính quyền cho biết.

Các quan chức Hoa Kỳ cũng chỉ trích Bắc Kinh đã thực hiện một “cuộc đàn áp sâu” đối với báo chí độc lập trong nước. Ví dụ như sự mất tích của các nhà báo công dân đã thông tin về dịch virus corona ở Vũ Hán, vụ bắt giữ Jimmy Lai, người sáng lập tờ báo độc lập Apple Daily có trụ sở tại Hồng Kông, với cáo buộc liên quan và tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của thành phố vào năm ngoái.

Thượng nghị sĩ Ben Sasse, trong một tuyên bố, cho biết người đứng đầu Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình là “nỗi kinh hoàng của một nền báo chí tự do và độc lập vì ông không muốn bị thách thức khi chính phủ của ông thường xuyên có những tuyên truyền điên rồ như thuyết âm mưu gần đây nhất khi cho rằng Hoa Kỳ đã tạo ra virus corona”.

Những cây viết cộng sản dễ phản ứng lại này ghét sự thật và cam kết che đậy những thất bại của họ”, ông Sasse nói thêm.

Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã thu hồi thị thực của ba phóng viên của tờ Wall Street Journal đang làm việc ở Bắc Kinh, với lý do tờ báo từ chối xin lỗi về một tiêu đề “phân biệt chủng tộc” khi gọi Trung Quốc là “kẻ bệnh hoạn thực sự của châu Á”. Điều đáng lưu ý là những phóng viên này đã không hề tham gia vào viết bài báo đó.

Một phóng viên khác của tạp chí cũng phải rời Trung Quốc vào năm ngoái sau khi Bắc Kinh từ chối gia hạn visa.

Vào ngày 2/3, Hiệp hội Phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cho biết trong một báo cáo rằng: chính quyền Trung Quốc đã “vũ khí hóa thị thực” - sử dụng thị thực làm chiến dịch tăng cường đàn áp việc đưa tin tức độc lập về các vấn đề nhạy cảm của Bắc Kinh.

Trong bản báo cáo viết: “Khi Trung Quốc đạt đến tầm cao mới về ảnh hưởng kinh tế, nó đã cho thấy việc [chính quyền] ngày càng sẵn sàng sử dụng sức mạnh nhà nước để đàn áp thông tin nói lên sự thật nhưng không phù hợp với hình ảnh toàn cầu mà chính quyền này muốn tạo dựng”.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ thuộc ba tờ báo lớn