Trung Quốc xuất hiện mặt trời đỏ và mặt trăng máu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chập tối ngày 16/4, một số nơi ở tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm của Trung Quốc xuất hiện mặt trời đỏ, sau đó lại xuất hiện mặt trăng đỏ, hay dân gian còn gọi là “trăng máu”. Cư dân mạng Đại lục nói rằng đây là hiện tượng hiếm gặp và cảm giác rằng sắp xảy ra chuyện lớn.

Vào thời điểm hoàng hôn ngày 16/4, nhiều cư dân mạng ở thành phố Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang), thành phố Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm), thành phố Triệu Khánh (tỉnh Quảng Đông) đăng loạt ảnh và video tự quay cho biết, bầu trời nơi họ ở xuất hiện vầng Thái Dương màu đỏ.

Từ các hình ảnh trên Internet có thể thấy, mặt trời lúc đó đỏ chói. Trong một số bức ảnh khác lại thấy ở giữa mặt trời là màu vàng sáng và có vòng tròn màu đỏ bao quanh.

Mặt trời đỏ chụp tại một số nơi ở Trung Quốc hôm 16/4/2022
Mặt trời đỏ chụp tại một số nơi ở Trung Quốc hôm 16/4/2022. (Ảnh tổng hợp từ Weibo)

Cũng ngay trong tối thứ Bảy vừa qua, tỉnh Hắc Long Giang lại nhìn thấy mặt trăng máu.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, “trăng máu” tượng trưng cho điều không may mắn thuận lợi, báo hiệu sẽ có thiên tai nhân họa khiến xã hội rối ren như nạn đói, hỏa hoạn hoặc chiến tranh, án oan, hay những sự bất công, bất bình lớn, v.v. Vậy nên mới có câu “Huyết nguyệt kiến, yêu nghiệt hiện” (Tạm dịch: Khi thấy trăng máu thì yêu quái, những điều quái dị, hoặc điều ác, kẻ ác xuất hiện).

Người Trung Quốc xưa cho rằng, mặt trăng màu đỏ là thể hiện của “chí âm chí hàn” (vô cùng âm ám lạnh lẽo), là dấu hiệu cho thấy ở nhân gian “chính khí nhược, tà khí vượng, oán khí thịnh, lệ khí cường” (Tạm dịch: Chính nghĩa suy yếu, tà ác ngông cuồng, oán hận hừng hực, tàn bạo cường đại).

Cư dân mạng Trung Quốc bình luận về hiện tượng này như sau: “Hôm nay có trăng máu, mỗi lần xuất hiện thiên tượng này đều không phải chuyện gì tốt đẹp”; “Trăng máu cực âm, điều bất thường”; “Trăng máu nghĩa là sắp xảy ra chuyện lớn”; “Cảm giác sắp xảy ra đại sự, vừa có trăng máu, vừa có 3 mặt trời”; v.v.

Hai ngày trước đó (14/4), Trung Quốc xuất hiện “3 mặt trời”, hay còn gọi là mặt trời giả, ở thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc.

Hiện tượng Mặt trời giả ở Hình Đài, Trung Quốc hôm 14/4/2022.
Hiện tượng Mặt trời giả ở Hình Đài, Trung Quốc hôm 14/4/2022. (Ảnh từ Weibo)

Trung Quốc cổ đại cũng có ghi chép về “huyễn nhật” – mặt trời giả, ví như trong cuốn “Xuân Thu - Vận Đẩu Xu”, “Hà Đồ”, “Hiếu Kinh Vĩ”. Người xưa cho rằng, hiện tượng này báo hiệu thiên hạ tất sẽ đại loạn.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc xuất hiện mặt trời đỏ và mặt trăng máu