Truyền thông Bắc Kinh: Trung Quốc phải chuẩn bị cho chiến tranh

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Trung Quốc phải chuẩn bị về mặt quân sự và đạo đức cho chiến tranh”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) khẳng định trong một bài xã luận.

Trong một bài xã luận có tiêu đề “Trung Quốc phải chuẩn bị về mặt quân sự và đạo đức cho chiến tranh”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) khẳng định, tuy người dân Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng tranh chấp lãnh thổ ngày càng trầm trọng của Bắc Kinh với các nước khác, chẳng hạn như Ấn Độ, đe dọa phá vỡ hiện trạng này.

Trung Quốc hiện đang tham gia vào “các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng được Hoa Kỳ khuyến khích đối đầu với Trung Quốc. Một số quốc gia này tin rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ mang lại cho họ cơ hội chiến lược và cố gắng đối xử với Trung Quốc một cách thái quá. Họ tin rằng Trung Quốc, dưới áp lực chiến lược của Hoa Kỳ, sẽ sợ hãi và không muốn hoặc không thể tham gia vào xung đột quân sự với họ", ông Hồ tuyên bố.

Ngoài các cuộc xung đột khác bên ngoài Nam Á, những nỗ lực bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm chinh phục Biển Đông - cụ thể là tuyên bố về “thống nhất” Đài Loan, quốc đảo có chủ quyền giáp biển với Trung Quốc, bằng vũ lực nếu cần - có nghĩa là “nguy cơ việc Trung Quốc đại lục bị buộc phải tham gia chiến tranh [vũ trang] đã tăng mạnh trong thời gian gần đây”, theo ông Hồ.

Vị Tổng biên tập nói thêm rằng: “Xã hội Trung Quốc phải có can đảm thực sự để tham gia một cách bình tĩnh vào một cuộc chiến tranh, nhằm bảo vệ các lợi ích cốt lõi và sẵn sàng chịu đựng cái giá phải trả”.

Ông dự đoán: “Chúng ta tự tin giành chiến thắng trên chiến trường nếu xảy ra xung đột với các lực lượng láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tương tự, nếu xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ gần vùng ven biển của Trung Quốc, chúng ta cũng có cơ hội chiến thắng”.

Tổng biên tập tờ báo nhà nước này đề xuất 5 hành động mà Trung Quốc nên thực hiện “trước khi tham chiến với một lực lượng láng giềng”. Đề xuất thứ 5 là Bắc Kinh "phải đưa ra tối hậu thư trước, để một cuộc chiến tranh chính nghĩa có thể được bắt đầu một cách ngay thẳng". Tuy nhiên, ông Hồ nói thêm rằng hành động này nên được thực hiện "chỉ trong những tình huống gay cấn, nếu chúng ta cần nổ những phát súng đầu tiên”.

Xung đột lãnh thổ của Trung Quốc với Ấn Độ và Đài Loan tiếp tục leo thang. Hôm 10/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, máy bay chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vi phạm không phận Đài Loan 2 ngày liên tiếp trong tuần này. Bộ này lên án các cuộc xâm nhập là "một hành động gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực".

Trung Quốc và Ấn Độ đã có một cuộc tranh chấp biên giới ở phía tây dãy Himalayas kể từ tháng Năm. Xung đột đã gây ra cuộc đụng độ biên giới đẫm máu nhất trong 45 năm qua giữa các trung đoàn biên giới của 2 quốc gia vào ngày 15/6.

Ngày 7/9, cả hai bên đã cáo buộc nhau nổ súng vào các trung đoàn biên giới đối lập gần lãnh thổ phía bắc Ladakh của Ấn Độ. Nếu đúng như vậy, vụ việc sẽ đánh dấu những phát súng đầu tiên bắn dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trong 45 năm qua. Bộ trưởng Quốc phòng của cả 2 quốc gia đã gặp nhau trong tuần này tại Moscow để hội đàm ngoại giao. Truyền thông Trung Quốc mô tả sự kiện này là “cơ hội cuối cùng” để tránh chiến tranh.

Người dẫn chương trình của Epoch Times, ông Đường Hạo, phân tích rằng, khi ĐCSTQ đối mặt với khó khăn cả bên trong và bên ngoài, thì cách thông thường là nên tránh xung đột. Vậy tại sao ĐCSTQ lại phải gia tăng xung đột ở biên giới Trung - Ấn? Có thể lãnh đạo ĐCSTQ muốn lợi dụng cuộc chiến để thị uy, do họ chắc chắn không dám gây chiến với Hoa Kỳ, cũng không thể khiêu khích Nga ở phía bắc và đồng minh Bắc Triều Tiên. Như vậy, cuối cùng, ĐCSTQ đã chọn gây xung đột ở biên giới với Ấn Độ, theo NTDTV.

Vì khu vực này cách xa bờ biển và quân đội Hoa Kỳ, xung đột ở đây sẽ không gây ra động tĩnh lớn. Hơn nữa với địa hình ở núi cao hiểm trở, nếu xung đột thực sự nổ ra, thì sẽ không có điều kiện địa lý thích hợp cho xung đột trực tiếp trên quy mô lớn.

Đối với vấn đề ở biên giới Trung - Ấn, ngoài mục đích chuyển hướng sự chú ý, thì nó cũng có thể giải tỏa cảm xúc trong quân đội: để quân đội ĐCSTQ biết rằng chính quyền thực sự có dũng khí “dám chiến đấu”.

Ông Đường Hạo nói đùa, thật không may, các chiến sĩ ĐCSTQ thực sự rất xui xẻo vì trong cả 2 cuộc xung đột từ cuối tháng Tám và cả tháng Sáu trước đó, binh lính Ấn Độ đều chiếm thế thượng phong. Ông có cảm giác như ĐCSTQ cưỡi trên lưng hổ khó xuống, khi hiện đang triển khai binh lực dày đặc ở biên giới và tìm kiếm đường thoái lui.



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông Bắc Kinh: Trung Quốc phải chuẩn bị cho chiến tranh