Phơi bày truyền thông Trung Quốc dựng cảnh video phòng chống dịch: 'Sẵn sàng! Khóc!'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng trên toàn thế giới và các video giả do chính quyền Trung Quốc dàn dựng để quảng bá cho cái gọi là ‘thành tựu phòng chống dịch’ liên tục bị phơi bày. Ngày 23/3 cư dân mạng đã lan truyền cảnh quay bệnh nhân xuất viện tại Vũ Hán, trong đó đạo diễn hô "Sẵn sàng! Khóc!", và bệnh nhân ngay lập tức nước mắt lưng tròng.

Trong đoạn video ngắn này cho thấy tại hành lang của một bệnh viện ở Vũ Hán, có 4 nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ đầy đủ và một trong những bộ quần áo bảo hộ của nhân viên y tế có dòng chữ "hữu cầu tất ứng". Trên quần áo bảo hộ của một số nhân viên y tế khác cũng viết những từ này, và một số còn vẽ hoa văn.


Bên cạnh các nhân viên y tế có 3 diễn viên "bệnh nhân" cầm "giấy chứng nhận xuất viện" đứng cạnh. Đạo diễn quay video nói: "Sẵn sàng! Khóc!", một trong những diễn viên "bệnh nhân" lập tức mắt đỏ hoe, bật khóc, tiến đến ôm chầm lấy một nhân viên y tế và những người khác đều vỗ tay.

Cư dân mạng Niuniu đã đăng video này lên và bình luận: "kiểu biểu diễn cứu trợ, kiểu biểu diễn bày tỏ lòng biết ơn, biểu diễn chia tay, tin tức biểu diễn, biểu diễn điều trị, chỉ có hỏa táng là thật. Chỉ có sự xấu xa của ĐCSTQ là thật”.

Cư dân mạng Niuniu đã đăng một số video tại bệnh viện của truyền thông nhà nước Trung Quốc. Trong đó có video bị nghi là một bộ phim điện ảnh do truyền thông ĐCSTQ quay trong bệnh viện. Diễn viên nhí diễn cảnh tới bệnh viện thăm bố qua phòng bệnh kính kín.

Học giả Đường Bách Kiều đã chia sẻ lại video và nói rằng ông đang ăn, xem xong không ăn nổi nữa. Không hiểu sao những người quay phim này có thể sống được như vậy, bán cả nhân cách để lấy chút lợi nhỏ, đều là phù phiếm.

Cư dân mạng Niuniu còn đăng video khác với hình ảnh một nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ đang nhảy trong bệnh viện.

Sau khi video được lan truyền ra các cư dân mạng không ngừng trách mắng các diễn viên:

"Đồ bảo hộ đều bị lãng phí để cho các diễn viên chuyên nghiệp!"

"Những người này đã bị tẩy não rồi, đáng buồn và đáng thương".

"Tôi chưa được nhìn thấy các thiên sứ, tôi đã nhìn thấy quỷ nhảy múa".

"Những tên cướp cộng sản ngụy trang thành y tá, chà đạp lên lương tri và hủy diệt nhân tính!"
Trên thực tế, kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ đã dàn dựng và quay các video giả, để tuyên truyền cái gọi là thành quả chống dịch. Nhưng chúng đều đã bị phơi bày.

Vào ngày 6/3, CCTV cho biết, phóng viên đã vào Bệnh viện cấp cứu Trác Nhĩ Trường Giang Vũ Hán để phỏng vấn vào ngày 3/3. Đoạn video CCTV quay cảnh một nữ y tá nói chuyện với một bệnh nhân lớn tuổi, khiến các cư dân mạng bình luận sôi nổi.

Khi bác sĩ hỏi thăm một bệnh nhân lớn tuổi đang nằm trên giường "Hôm nay tình hình sức khỏe ông thế nào?", người bệnh nhân trả lời "Tốt!". Bác sĩ lại hỏi "Hôm nay cổ họng ông có đau không?", ông trả lời "Không đau".

Bác sĩ hỏi lại: "Ông thở có bị hụt hơi không?" Thật bất ngờ, người bệnh lần này có chút do dự, ngập ngừng và hỏi lại bác sĩ “ý nói thở hụt là tốt hay thở dài là tốt?”.

Bác sĩ đưa ra một gợi ý "không bị thở hụt". Người bệnh lập tức trả lời: "Không thở hụt, không thở hụt..."

(Ảnh chụp màn hình video CCTV)

Sau khi video này bị lộ ra, nhiều người đã chế giễu CCTV "Tôi không biết tại sao một phim như vậy vẫn được phát sóng...". Người đàn ông lớn tuổi đó hơi thở còn tốt lắm, trả lời giọng to rõ lắm, rõ ràng là ông ấy được mời tới đóng làm bệnh nhân. Truyền thông nhà nước và bệnh viện hợp tác diễn kịch, họ coi 1,4 tỷ người là những kẻ ngốc".

Sinh chưa đầy tháng đã biết nói

Ngày 15/2, truyền thông Trung Quốc "Hoa Thương Hán Trung" đăng một bài viết kể về một phụ nữ công tác trong bệnh viện, do dịch bệnh bùng phát, cô đã nộp đơn xin làm việc tại tuyến đầu chống dịch bệnh. Điều khôi hài là cặp song sinh của cô mới sinh chưa đầy 20 ngày khi nhìn thấy bố đã có thể nói và hỏi: "Mẹ đi đâu thế?"

(Ảnh chụp màn hình video CCTV)

Để làm làm sạch hình ảnh tiêu cực của "Bệnh viện cabin" giống như trại tập trung, chính quyền đã để một “bệnh nhân” xuất hiện trả lời phỏng vấn trên CCTV. Sau khi cô gái “bệnh nhân” nói lời "cảm ơn nhà nước", bất ngờ cô còn tuyên bố rằng cô muốn ở lại viện, không muốn rời đi.

Một số cư dân mạng phát hiện ra rằng "nữ bệnh nhân" này giống "nữ y tá" từng hôn bạn trai qua kính cách ly. Cư dân mạng giễu cợt: "Bệnh viêm phổi của cô đã chữa khỏi, nhưng đầu óc thì hỏng rồi".

Ngoài ra, vào giữa tháng 2, tin tức về việc ở nhiều nơi trên Trung Quốc người dân đổ xô tới đồn cảnh sát, văn phòng đảng ủy quận và ‘để 10.000 nhân dân tệ rồi bỏ đi’, nội dung đều nói là muốn quyên góp cho Vũ Hán. Cư dân mạng rất tức giận nói rằng kiểu thủ đoạn “chuyên làm giả" và "lăng-xê tồi tệ" như vậy quá là ti tiện.

Không chỉ vậy, tin tức từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy ĐCSTQ đang khẩn trương thuê các sinh viên ở nước ngoài quay video giả, sau đó sử dụng cho tuyên truyền giả nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng trước sự giấu diếm của chính quyền khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu.

(Ảnh chụp màn hình mạng)

Vào ngày 22/3, một bài đăng trên mạng tiết lộ rằng các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã khẩn trương thuê các sinh viên quốc tế ở châu Âu để quay các chương trình video, liên quan đến sự phân biệt đối xử gần đây đối với người Trung Quốc do virus Vũ Hán gây ra. Quảng cáo thuê được viết bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh, đặc biệt nêu rõ "cần đối mặt với máy quay để ra dấu hiệu". Thời gian quay là hai giờ và giá là 60 euro (khoảng hơn 1.500.000 VNĐ). Nhưng không nói rõ quay ở nước nào.

Vào giữa tháng 3, các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã công bố một video. Tại một khu vực nhỏ không bóng người ở Rome, xuất hiện một đoạn ghi âm bài hát nhạc đỏ. Trong video có một người đàn ông và một phụ nữ người nói tiếng Ý liên tục hô to "Cảm ơn Trung Quốc" ...

Dư luận đã đặt nghi vấn rằng đây cũng là một video giả mạo do ĐCSTQ chi tiền để thuê người quay. Trước đây, một số người Canada nói với truyền thông rằng họ được thuê để làm phim, khoản thù lao là 100 đến 150 USD cho hai giờ. Sau đó người ta phát hiện ra là đóng giả người dân địa phương để ủng hộ giám đốc Huawei, bà Mạnh Vãn Châu. Một phụ nữ cho biết sau khi biết sự thật, cô thấy rất xấu hổ.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Phơi bày truyền thông Trung Quốc dựng cảnh video phòng chống dịch: 'Sẵn sàng! Khóc!'