Truyền thông Trung Quốc kêu gọi tẩy chay, WalMart càng hút khách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, Sam's Club - chuỗi câu lạc bộ cửa hàng bán lẻ của Mỹ do WalMart sở hữu, đã loại các sản phẩm từ Tân Cương khỏi kệ hàng vì liên quan đến vấn đề nhân quyền. Động thái này khiến chính quyền Bắc Kinh rất tức giận. Truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tiếp chỉ trích WalMart và kích động người dân tẩy chay các cửa hàng của Mỹ. Tuy nhiên, tại Sam's Club vẫn rất đông người mua sắm, thậm chí trước khu vực đồ ăn nóng phải xếp hàng dài chờ mua.

WalMart hạ kệ sản phẩm từ Tân Cương, Bắc Kinh tức giận

Gần đây, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương, Sam's Club tại Trung Quốc đã hạ kệ một số sản phẩm như "dưa gang Tân Cương", "táo đỏ Tân Cương" và "mơ Tân Cương". Động thái này đã thu hút sự chú ý của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sau đó, một số kênh truyền thông nhà nước ĐCSTQ như CCTV, Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, China Business Journal, v.v. đưa tin rằng, sau khi WalMart hưởng ứng chính sách của chính phủ Mỹ và hạ kệ toàn bộ các sản phẩm Tân Cương, đã khiến người dân ở Trường Sa, Hồ Nam, Hàng Châu, Chiết Giang và Hạ Môn, Phúc Kiến tức giận, rất nhiều người nói rằng họ sẽ không mua bất kỳ sản phẩm nào của Sam's Club nữa.

Thông tin liên quan đứng đầu top tìm kiếm nóng trên Weibo. Theo truyền thông Đại lục đưa tin, sau làn sóng tẩy chay, đông đảo người dân các nơi đã huỷ thẻ thành viên của Sam's Club, nhân viên cửa hàng này cũng cho biết, gần đây số người huỷ thẻ thành viên tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, “làn sóng tẩy chay” được truyền thông đưa tin lại khác xa so với tình thực tế.

Xếp hàng dài chờ mua tại Sam's Club

Có kênh truyền thông đã đến cửa hàng một số nơi để quan sát, có nhân viên bán hàng cho biết, Sam's Club luôn có chính sách huỷ thẻ tương ứng và không phát hiện tình trạng này tăng lên gần đây.

Truyền thông nhà nước liên tiếp chỉ trích WalMart và kích động công chúng tẩy chay các cửa hàng của Mỹ, tuy nhiên người dân vẫn xếp hàng dài chờ mua tại Sam's Club. (Nguồn ảnh Internet)
Truyền thông nhà nước liên tiếp chỉ trích WalMart và kêu gọi tẩy chay các cửa hàng của Mỹ, tuy nhiên người dân vẫn xếp hàng dài chờ mua tại Sam's Club. (Nguồn ảnh Internet)

Tờ Strait Metropolitan Post cũng đưa tin rằng, trưa ngày 28/12, vẫn có rất nhiều người mua sắm tại Sam's Club ở Phúc Châu. Phóng viên quan sát khoảng 1 giờ đồng hồ tại hiện trường và phát hiện chỉ có một người dân hỏi ​​nhân viên về việc xử lý thẻ phụ, không có ai huỷ thẻ và cũng không có tình trạng người dân xếp hàng huỷ thẻ.

Ngoài ra, hôm 28/12, có cư dân mạng Đại lục đã chia sẻ cảnh hiện trường tại Sam's Club trên mạng. Hình ảnh cho thấy, rất đông người tại khu vực đồ ăn nóng và hàng dài người xếp hàng chờ thanh toán.

Về vấn đề này, cư dân mạng mỉa mai rằng:

"Tiểu phấn hồng phát hiện chỉ có họ đi huỷ thẻ".

"Cuối cùng tôi cũng có thể đến Sam's Club vì tiểu phấn hồng đi sạch rồi".

"Tốt nhất nên quy định ai hoàn thẻ rồi thì không thể gia nhập hội viên nữa".

Sam’s Club có 47 triệu hội viên tại Mỹ với hơn 656 cửa hàng bao phủ khắp 48 tiểu bang. Tại Trung Quốc, Sam’s Club đã mở 36 cửa hàng tại 22 thành phố, số lượng hội viên trong năm nay đã vượt quá 4 triệu người. Từ dữ liệu tài chính cho thấy, hiện nay phần lớn lợi nhuận của WalMart Trung Quốc đến từ Sam’s Club.

Intel từ chối sử dụng sản phẩm Tân Cương

Hôm 23/12, chính phủ Mỹ đã thông qua “Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ" với số phiếu áp đảo 428-1. Trong đó cấm hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này.

Ngày 23/12, Intel - công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới ra thông báo gửi lời xin lỗi tới khách hàng, đối tác và người dân Trung Quốc. Intel nói rằng lý do công ty này tẩy chay các sản phẩm của Tân Cương chỉ để “bày tỏ tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ" và không phản ánh lập trường của họ.

Về việc này, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, việc từ chối sử dụng các sản phẩm của Tân Cương sẽ "gây tổn thất cho chính họ".

Tuy nhiên, do sự phụ thuộc của Trung Quốc vào chip chất lượng cao từ các nhà cung cấp phương Tây, Intel có thể ít bị tổn thất hơn nhiều so với các công ty thời trang.

Năm ngoái, một số thương hiệu thời trang lớn như H&M, Nike, Uniqlo, v.v. đã tuyên bố không sử dụng bông và các sản phẩm lao động cưỡng bức từ Tân Cương. Dưới sự xúi giục của các kênh truyền thông ĐCSTQ, làn sóng tẩy chay các thương hiệu này đã nổ ra ở Trung Quốc. Sau đó, doanh thu của H&M tại Trung Quốc đã giảm 40%, 20 cửa hàng ở Trung Quốc phải đóng cửa.

Minh Anh

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông Trung Quốc kêu gọi tẩy chay, WalMart càng hút khách