Tỷ phú Đảng viên khấu đầu bán mình cho ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi, ngay cả ông trùm Mã Vân (Jack Ma) cũng phải cam kết trung thành với Đảng

Người phương Tây vẫn tranh luận rằng vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khối doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc chỉ là hình thức. Nhưng trong thời đại Tập Cận Bình, điều này lại hoàn toàn trái ngược.

Theo Yi-Zheng Lian, một nhà quan sát thân cận, nền kinh tế Trung Quốc hiện thời là "một tập đoàn doanh nghiệp - Đảng cộng sản". Mặc dù chỉ vài năm về trước còn có thể tranh luận rằng ĐCSTQ sẽ cho phép tiếp tục tự do hóa nền kinh tế, nhưng ngày nay đã trở nên rõ ràng rằng Đảng đã và đang dứt khoát đi theo hướng ngược lại.

Mối liên hệ giữa giới chức cấp cao của Đảng và các doanh nghiệp Trung Quốc mang tính cá nhân và chính trị. Các quan chức thường có lợi ích tài chính trong các tập đoàn Trung Quốc, thường thông qua các thành viên gia đình và các công ty bình phong. Ngay cả gia đình của trùm tham nhũng Tập Cận Bình cũng có khối tài sản khổng lồ ở nước ngoài. Một số công ty, chẳng hạn như HNA Group đầy bí ẩn (có chủ tịch được đưa tin là bị chết khi ngã từ tường ở Pháp vào năm 2018), được cho là phương tiện che giấu, bảo vệ và làm tăng thêm tài sản của các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ và gia đình họ.

Một nghiên cứu khoa học được công bố năm 2018 phát hiện rằng, khi các công ty liên kết với 25 thành viên Bộ Chính trị mua đất thuộc sở hữu của chính quyền địa phương, họ đã trả thấp hơn một nửa giá so với khách hàng không có mối liên hệ chính trị. Các thành viên của Ủy ban thường vụ tối cao gồm bảy thành viên của Bộ Chính trị được giảm giá 75%. Đổi lại, những quan chức địa phương đã gia ơn đều hy vọng được thăng tiến. Như ông Bùi Mẫn Hân, chuyên gia về Trung Quốc, đã trình bày trong cuốn sách năm 2016 của mình, để bù lại, những quan chức được thăng tiến này sẽ kiếm tiền bằng việc nhận hối lộ từ các quan chức cấp dưới và giới doanh nhân. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy, cuộc đàn áp chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đem lại kết quả là chi phí thăng quan tiến chức được giảm đôi chút.

Tỷ phú phải là “đồng chí” đảng viên ĐCSTQ

Một số giám đốc điều hành doanh nghiệp và nhà bình luận phương Tây, thậm chí cả một số học giả, vẫn cho rằng vai trò của ĐCSTQ trong khối doanh nghiệp tư nhân chỉ là hình thức, nhưng trong thời đại của ông Tập, điều này là hoàn toàn trái ngược. Hễ bất kỳ giám đốc điều hành công ty lớn nào mà từ chối tuân theo chỉ đạo của Đảng, thì sớm muộn họ sẽ gặp rắc rối và sẽ bị tịch thu tài sản. Tuyên bố của ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei rằng ông sẽ bất chấp mọi chỉ lệnh của Đảng để lắp đặt các backdoors (cửa hậu để giữ đường truy cập từ xa tới một máy tính mà không bị phát hiện) trong thiết bị của công ty chỉ là lời nhạo báng.

Nhà sáng lập và CEO của Huawei ông Nhậm Chính Phi (Photo by HECTOR RETAMAL / AFP) (Photo credit should read HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images)
Nhà sáng lập và CEO của Huawei ông Nhậm Chính Phi (Photo by HECTOR RETAMAL / AFP) (Photo credit should read HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images)

Mặc dù Luật Tình báo Quốc gia 2017 bắt buộc mọi công dân và tổ chức phải tuân thủ lệnh hợp tác trong 'hoạt động tình báo quốc gia', nhưng Luật này chỉ chính thức hóa một thông lệ đã có từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, bằng cách ban hành luật một cách rõ ràng, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã tự “đưa mình vào tròng”, vì phương Tây thường trích dẫn luật để lập luận rằng một công ty như Huawei không thể không là tay chân của cơ quan tình báo Trung Quốc.

Luật Tình báo Quốc gia 2017 càng củng cố niềm tin rằng các ông trùm quyền lực nhất của Trung Quốc cam kết tuyệt đối trung thành với ĐCSTQ, như tỷ phú Lưu Cường Đông, người sáng lập JD.com và được gọi là ‘Jeff Bezos’ (người sáng lập Amazon.com) của Trung Quốc. Ông Lưu nói rằng “chủ nghĩa cộng sản sẽ được hiện thực hóa trong thế hệ của ông”. Trung thành với Đảng là một điều kiện tiên quyết để làm kinh tế. Khi Hứa Gia Ấn, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy của tập đoàn phát triển bất động sản Hằng Đại lớn nhất đất nước, tuyên bố rằng 'mọi thứ mà công ty đang có đều là nhờ vào công ơn của Đảng', và khi ông trùm ngành công nghiệp nặng Trung Quốc Lương Văn Căn nói rằng cuộc sống của ông 'là thuộc về Đảng', cả hai đều nói lên sự thật, mặc dù đó không phải là chủ định.

Từ đầu những năm 2000, ĐCSTQ đã áp dụng chính sách thu hút các nhà tư bản và giám đốc điều hành các công ty vào bộ máy của Đảng. Để có được các đặc ân, họ phải phục tùng sự chỉ huy của Đảng. Theo cách này, các tỷ phú, chủ ngân hàng và các giám đốc điều hành đã được đề cử tham gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ngay cả một doanh nhân siêu sao như Mã Vân (Jack Ma) - ông chủ đầy quyền lực của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, người sở hữu tài sản trị giá 42 tỷ đô la vào cuối năm 2019 - cũng phải khuất phục trước mong muốn của Đảng, và đã công khai nói rằng việc ĐCSTQ huy động xe tăng đến quảng trường Thiên An Môn để nghiền nát sinh viên là 'một quyết định đúng đắn”.

Để đo lường mức độ sâu sắc của sự hợp nhất giữa Đảng-nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân, các đại biểu tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc năm 2018 bao gồm các CEO của các công ty công nghệ lớn nhất trong nước như Mã Hóa Đằng (Pony Ma) của Tencent và Lý Ngạn Hoành của Baidu. Tờ Nhân dân Nhật báo tiết lộ vào cuối năm đó rằng Mã Vân (Jack Ma) được kết nạp ĐCSTQ từ những năm 1980. Hầu hết các CEO khác của các hãng công nghệ lớn cũng vậy.

Cho dù ý nghĩa việc họ tham gia vào các sự kiện hàng đầu của Đảng có thể là vì mục đích cơ hội, ý thức hệ hoặc lòng yêu nước, thì họ đã sử dụng cơ hội này để trình báo về sự tôn sùng của mình đối với ĐCSTQ. Vào năm 2018, Trương Triều Dương, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghệ Sogou, đã nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng họ đang bước vào kỷ nguyên mà các công ty của họ sẽ được 'hợp nhất' với Đảng. Đảng có thể yêu cầu họ cho phép các công ty nhà nước mua cổ phần. Họ không được chống đối, vì nếu họ nghĩ rằng lợi ích của họ không phải là lợi ích của nhà nước thì ‘họ chắc sẽ bị mất mát và còn mất mát hơn những gì đã từng xảy ra ở Trung Quốc’.

Cuộc hợp nhất giữa doanh nghiệp và Đảng-nhà nước ở Trung Quốc thể hiện đặc biệt rõ ràng trong chính sách 'hợp nhất dân sự - quân sự' của ĐCSTQ. Là trụ cột trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Sự hợp nhất này còn có quy mô sâu rộng hơn so với tổ hợp công nghiệp-quân sự của Hoa Kỳ. Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, sự hợp nhất dân sự-quân sự đã góp phần vào hầu hết mọi sáng kiến ​​chiến lược lớn, bao gồm Kế hoạch Sản xuất tại Trung Quốc 2025, Kế hoạch trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Bìa cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới” đã được Harper Collins xuất bản với sự cho phép đặc biệt.

Nguyên Hương

Theo The Print



BÀI CHỌN LỌC

Tỷ phú Đảng viên khấu đầu bán mình cho ĐCS Trung Quốc