Vương Hách: Sự nguy hiểm của dịch bệnh và những lời dối trá của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh tại Trung Quốc hiện nay đang tồn tại ít nhất hai nguy cơ lớn và hai lời nói dối của ĐCSTQ đang khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết WHO cần có thêm những thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, đặc biệt số ca nhập viện và số ca bệnh nặng để đánh giá toàn diện về tình hình dịch bệnh ở quốc gia này.

Ngày 22/12, Ngoại trưởng Mỹ Blinken kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ thông tin về dịch bệnh. Ông nói rằng sự gia tăng số ca mắc ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới, đồng thời nhắc lại đề xuất chia sẻ vắc xin của Mỹ.

Nguy cơ đầu tiên: sự bùng phát của dịch bệnh đã khiến rất nhiều người chết, trong đó có cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ

Tại Bắc Kinh, Hà Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh, Quảng Đông và nhiều tỉnh thành, hệ thống nhà tang lễ đã quá tải. Ví dụ, nhà tang lễ ở quận Thông Châu, Bắc Kinh trước đây hỏa táng được khoảng 40 thi thể mỗi ngày, nhưng hiện tại những nhân viên của nhà tang lễ phải làm thêm giờ, có ngày họ phải xử lý đến 140-150 thi thể. Mặc dù vậy, một số nhà tang lễ đã phải lên lịch hẹn đến hơn một tháng, muốn hỏa táng thi thể sớm hơn thì cần phải chi thêm 30.000 tệ. Có rất nhiều video trên Internet cho thấy nhà xác tại các bệnh viện đã chật kín và các nhà tang lễ cũng đầy thi thể.

Theo biên bản của một cuộc họp trực tuyến nhưng không được công bố chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Đảng Cộng sản Trung Quốc (ngày 21 tháng 10): Ước tính số ca nhiễm mới ở Trung Quốc chỉ trong ngày 20 cũng có thể lên đến 37 triệu người, con số này vẫn đang tăng; từ ngày 1/12 đến ngày 20/12, số ca nhiễm đã lên đến 248 triệu người, chiếm 17,56% tổng dân số Trung Quốc.

ĐCSTQ từ chối thừa nhận cơn “sóng thần” dịch bệnh và số người tử vong trong đại dịch

Điều vô lý là vào ngày 20 tháng 12, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thay đổi khái niệm “người tử vong do dịch bệnh” - chỉ có những người tử vong do viêm phổi và suy hô hấp do virus gây ra mới được phân loại là tử vong do COVID. (điều này hoàn toàn trái ngược với các tiêu chuẩn quốc tế, đó là những bệnh nhân được xác nhận là nhiễm bệnh vào thời điểm tử vong sẽ được tính vào).

Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngay lập tức chỉ ra rằng định nghĩa của ĐCSTQ quá hẹp và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá đúng số người tử vong liên quan đến vi rút SARS-CoV-2. Định nghĩa này sẽ làm giảm đáng kể số liệu tử vong.

Số trường hợp tử vong do dịch bệnh được công nhận chính thức trên toàn quốc, tính từ đầu tháng 12 kể từ khi dỡ bỏ phong tỏa đến ngày 20, chỉ là 7 người và tất cả những trường hợp này đều ở Bắc Kinh. Hơn nữa, báo cáo của Ủy ban Y tế và Sức khỏe của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 22 tháng 10 cho thấy có 2.966 trường hợp nhiễm mới (nhóm có triệu chứng) được chẩn đoán trong ngày 22 tại Trung Quốc và không có trường hợp tử vong mới.

Nhưng điều này khác xa với thực tế. Nếu biên bản cuộc họp nội bộ nói trên là đúng, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Trung Quốc cao hơn 10.000 lần so với dữ liệu được công bố chính thức. Những lời dối trá của ĐCSTQ nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta: làm sao họ có thể dối trá đến mức độ như vậy!

ĐCSTQ cố gắng giành được "chiến thắng về mặt tinh thần", nhưng thực tế lại vô cùng tàn khốc: Hiện tại, số ca nhiễm mới ở Trung Quốc là hơn một triệu ca và hơn 5.000 người tử vong mỗi ngày - đây là số liệu ước tính do công ty phân tích dữ liệu y tế Airfinity đưa ra dựa trên dữ liệu từ các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc. Bảng phân tích nguy cơ tử vong của công ty này cho thấy số người chết có thể lên tới 1,3 triệu đến 2,1 triệu trong đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay tại Trung Quốc. Một số mô hình dự báo khác ở trong và ngoài nước cũng cho kết quả tương tự như vậy.

Nguy cơ thứ hai: đột ngột thay đổi phương pháp chống dịch, thuốc men và y tế thiếu thốn trầm trọng, người dân rơi vào hỗn loạn

Chiến lược “Zero Covid” kéo dài gần ba năm của ĐCSTQ chính là phong tỏa nghiêm ngặt các cộng đồng dân cư, toàn bộ thành phố hoặc bất cứ khu vực nào khi phát hiện ra một ca bệnh - bản thân cách chống dịch này đã là sai lầm. Tuy nhiên, ĐCSTQ hiện đã quay ngược 180 độ và nới lỏng gần như tất cả các hạn chế và phong tỏa trong phòng dịch, để cho dịch bệnh lây lan. Đây là "cách nguy hiểm nhất để chấm dứt chính sách Zero Covid" và "giống như một trận cháy rừng, COVID đang lây lan giữa những người không có miễn dịch" (Theo Tiến sĩ Ezekiel J. Emanuel, phó giám đốc sáng kiến ​​toàn cầu tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ).

Ngay lập tức, cơn sóng thần dịch bệnh ở Trung Quốc (CDC của ĐCSTQ ước tính rằng 800 triệu người ở Trung Quốc có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 90 ngày tới) đã khiến các bệnh viện quá tải và trên bờ vực sụp đổ. Không chỉ các phòng chăm sóc đặc biệt đều đã chật kín, mà ngay cả hành lang cũng được dùng để cấp cứu bệnh nhân nặng. Đồng thời rất nhiều nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh. Nhiều khu vực đã đưa ra yêu cầu, trừ những người đang điều trị ung thu, tất cả nhân viên y tế phải tuân theo sự điều động thống nhất, không được phép nghỉ, nếu không những nhân viên này sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc như đình chỉ hành nghề và cắt giảm nửa năm lương bổng. Đồng thời, tình trạng thiếu thuốc và người dân đổ xô đi mua thuốc đã lan sang Hồng Kông và Ma Cao.

ĐCSTQ nói rằng tình hình vẫn đang tốt và từ chối viện trợ nước ngoài.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn làm ngơ trước tình hình hỗn loạn trong nước. Ngày 21/12, có phóng viên hỏi rằng đối với đề xuất cung cấp vắc xin cho Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Mỹ, liệu Trung Quốc có chấp nhận không? Trung Quốc có kế hoạch để phê duyệt cho phép sử dụng vắc xin nước ngoài ở Trung Quốc không? Ông Mao Ninh trả lời: "Hiện tại, việc triển khai tiêm mũi vắc xin tăng cường vẫn đang tiến triển một cách có trật tự, nhìn chung thuốc men và kít xét nghiệm có thể đáp ứng được nhu cầu". Ông từ chối viện trợ của Hoa Kỳ.

Nước Đức cũng đưa tay giúp Trung Quốc. Vào ngày 21 tháng 12, tờ "Der Spiegel" của Đức đã đưa tin cho biết gần đây chính phủ Đức đã liên hệ với các quan chức Trung Quốc và nhiều lần thúc giục việc nhập khẩu và sản xuất vắc xin BioNTech trong nước để cải thiện khả năng miễn dịch của người dân Trung Quốc. Theo các báo cáo, Tổng thống Đức Steinmeier đã một lần nữa nhắc lại với chủ tịch Tập Cận Bình về đề xuất hợp tác trong cuộc điện đàm vào ngày 20. Tổng thống Steinmeier nói với chủ tịch Tập Cận Bình rằng Đức có thể cung cấp ngay lập tức cho Trung Quốc hàng trăm triệu liều vắc xin BioNTech và Viện Robert Koch, cơ quan chống dịch liên bang của Đức, cũng sẵn sàng giúp đỡ. Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh vẫn bác bỏ đề xuất của Đức.

Điều này làm tôi nhớ đến thời đại của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ “Nạn đói lớn ở Trung Quốc” từ năm 1959 đến 1961 khi hàng chục triệu người chết đói, và trong trận động đất Đường Sơn vào năm 1976 khiến hàng trăm nghìn người tử vong. ĐCSTQ đã nhiều lần từ chối viện trợ nước ngoài. Sau khi tiến hành "cải cách và mở cửa", ĐCSTQ lại bắt đầu tìm kiếm viện trợ nước ngoài. Giờ đây, trước cơn sóng thần dịch bệnh, ĐCSTQ lại đi vào con đường cũ.

Phần kết

Dịch bệnh đang hoành hành, người dân Trung Quốc đang phải lâm vào hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm. Làm thế nào để người Trung Quốc có thể sống sót qua thảm họa này? Chỉ có một cách để tự cứu mình: đó chính là nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ, vạch ra ranh giới rõ ràng với ĐCSTQ và cùng nhau giải thể ĐCSTQ càng sớm càng tốt.

Theo The Epoch Times Chinese

Song Hoài biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Vương Hách: Sự nguy hiểm của dịch bệnh và những lời dối trá của ĐCSTQ