WHO trì hoãn công bố báo cáo truy xuất nguồn gốc virus, làm dấy lên nghi ngờ về tính độc lập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơn một tháng trôi qua kể từ khi nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc về virus viêm phổi Vũ Hán, và báo cáo điều tra đã bị trì hoãn cho đến cuối tháng Ba. Vì sự chậm trễ này là mà tính độc lập của báo cáo bị nghi ngờ.

Ban đầu, báo cáo điều tra dự kiến ​​được công bố vào giữa tháng 3, nhưng tới nay vẫn chưa có tin tức gì.

Vào ngày 19/3, ông Peter Ben Embarek, một chuyên gia về an toàn thực phẩm và bệnh động vật của WHO, đồng thời là chủ tịch nhóm điều tra, đã được hỏi tại cuộc họp báo của WHO rằng khi nào thì báo cáo được công bố.

Ông Embarek giải thích rằng trình tự công việc này rất phức tạp, các chuyên gia của quốc tế và Trung Quốc sống ở múi giờ khác nhau, nên cuộc họp nào cũng phải thu xếp để mọi người có thể cùng tham gia và cần thời gian phiên dịch để hoàn thành báo cáo quy mô lớn. Ông hy vọng có thể công bố báo cáo vào tuần tới, nhưng cũng nói rằng thời điểm này không chắc chắn 100%.

The Wall Street Journal: Các chuyên gia WHO có rất ít thẩm quyền để tiến hành các cuộc điều tra kỹ lưỡng và công bằng

Ngoài việc trì hoãn báo cáo, tính độc lập của cuộc điều tra này cũng bị đặt dấu hỏi.

Ngày 13/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan bày tỏ quan ngại sâu sắc về cách các chuyên gia công bố kết quả sơ bộ và đặt câu hỏi về quá trình WHO đưa ra kết luận. Ông nhấn mạnh rằng các kết quả khảo sát phải độc lập và không bị Trung Quốc can thiệp hoặc thay đổi.

Vào ngày 18/3, The Wall Street Journal đã đăng bài viết với tiêu đề "Cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc Coronavirus mới của WHO bị mắc kẹt ở Trung Quốc như thế nào?".

Bài báo chỉ ra rằng, Trung Quốc tuyên bố rằng kể từ tháng 7 năm ngoái, các chuyên gia trong nước đã xem xét hồ sơ bệnh án của 76.000 bệnh nhân Vũ Hán và chọn ra 92 bệnh nhân nhập viện vào tháng 10, 11 và đầu tháng 12 năm 2019. Các triệu chứng của những người này cho thấy họ có thể bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, nhưng không ai trong số họ có kết quả dương tính với kháng thể.

Về vấn đề này, nhóm chuyên gia của WHO đã đặt ra một số câu hỏi. Thứ nhất, ở tỉnh Hồ Bắc, với dân số gần 60 triệu người, có vẻ như việc chọn ra 92 trường hợp là quá ít. Đáng lẽ phải xét nghiệm nhiều trường hợp hơn. Thứ hai, nhóm chuyên gia muốn biết tiêu chí lựa chọn 92 trường hợp này và lý do tại sao vài tuần trước khi nhóm chuyên gia đến điều tra, Trung Quốc mới bắt đầu xét nghiệm kháng thể cho những bệnh nhân cũ này.

Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng yêu cầu được truy cập ngay lập tức vào dữ liệu 76.000 bệnh nhân ẩn danh, họ cho rằng có thể sử dụng các phương pháp khác để lọc dữ liệu nhằm tìm ra manh mối của 1.000 trường hợp mắc bệnh sớm nhất trong thời đầu dịch bệnh. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu này.

Bài báo cũng tiết lộ rằng khi WHO chiêu mộ các chuyên gia tham gia sứ mệnh truy tìm nguồn gốc virus vào ngày 17/8 năm ngoái, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cũng cung cấp danh sách ba người, đó là một nhà virus học, một bác sĩ thú y cấp cao và một nhà dịch tễ học trong Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu. Cuối cùng, không ai trong số những chuyên gia này được chọn.

Còn chuyên gia người Mỹ được lựa chọn là Peter Daszak đã hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán trong một thời gian dài. Ông này còn công khai phủ nhận khả năng virus có thể đến từ một phòng thí nghiệm.

Bài báo trên tờ The Wall Street Journal kết luận rằng. các chi tiết mới do kênh truyền thông này điều tra phát hiện được cho thấy, các chuyên gia WHO có rất ít thẩm quyền để tiến hành cuộc điều tra kỹ lưỡng và công bằng, và kết quả điều tra "dường như đã cho đáp án rõ ràng”.

Trung Quốc phát tín hiệu nhắc WHO 'hành động theo kế hoạch'

Khi báo cáo điều tra sắp được công bố, ĐCSTQ cũng đã bắt đầu phát ra các tín hiệu, dường như đã định trước kết quả của báo cáo, một lần nữa nhắc nhở WHO “hành động theo kế hoạch”.

Ngày 17/3, ông Lương Vạn Niên (Liang Wannian), trưởng nhóm chuyên gia bên phía Trung Quốc, đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với cơ quan ngôn luận Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ, khẳng định rằng "Thông qua nỗ lực chung của nhóm chuyên gia Trung Quốc và WHO, lần này hai bên đã có một số 'nhận thức chung’' quan trọng và đã có một khởi đầu tốt đẹp trong việc truy tìm nguồn gốc [của virus] cho thế giới”.

Cái gọi là "nhận thức chung" mà ông Lương liệt kê là:

  1. Thời gian phát bệnh của bệnh đầu tiên ở Vũ Hán được xác định là ngày 8/12 và không có trường hợp nào được tìm thấy trước đó;
  2. Chợ hải sản Hoa Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra dịch bệnh;
  3. Virus có nguồn gốc tự nhiên;
  4. Sự lây truyền qua chuỗi cung ứng lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc [tìm ra] nguồn gốc và quá trình lây lan của dịch bệnh;
  5. Việc dịch bệnh rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ không thể xảy ra”.

Vào ngày 20/3, Thời báo Hoàn cầu đã dẫn lời một "chuyên gia ẩn danh" của nhóm chuyên gia Trung Quốc để nói rằng, họ rất ngạc nhiên trước tuyên bố của WHO rằng báo cáo sẽ được công bố vào tuần tới, bởi vì việc viết báo cáo cần được các chuyên gia của cả hai bên trao đổi trực tiếp. Nhưng các chuyên gia bên phía Trung Quốc chưa nhận được bất kỳ thông tin nào trước đó, mà phía WHO đã đơn phương công bố.

Vị chuyên gia này cũng tuyên bố, "Rõ ràng là các chuyên gia nước ngoài đang chịu áp lực chính trị, và bày tỏ lo lắng rằng báo cáo sẽ đi chệch khỏi 'nhận thức chung' ".

Sớm nhất là trong tuần này, thế giới sẽ biết được liệu WHO có còn giữ "nhận thức chung" với Trung Quốc nữa hay không.

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng lên án WHO vì đã luôn giúp ĐCSTQ chạy tội. Hồi đầu tháng này, Dân biểu Hoa Kỳ Vern Buchanan và một số đồng nghiệp đã khởi xướng một đạo luật yêu cầu Hoa Kỳ đóng băng hỗ trợ tài chính cho WHO cho đến khi tổ chức này thực hiện các thay đổi.

Ông Buchanan tuyên bố, WHO là "con rối của Trung Quốc" vì đã ca ngợi ĐCSTQ một cách vô lý rằng họ minh bạch và xử lý tốt dịch bệnh. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh đã được chứng minh đầy đủ.

Cựu Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích WHO trong bài phát biểu tại Hội nghị CPAC vào cuối tháng trước, nói rằng, "Họ thực sự là những con rối của Trung Quốc".

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

WHO trì hoãn công bố báo cáo truy xuất nguồn gốc virus, làm dấy lên nghi ngờ về tính độc lập