‘Xuất khẩu’ chính quyền toàn trị chuyên chế: ‘Mặt nạ’ của ĐCS Trung Quốc đang bắt đầu rơi ra

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo bốn chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, với áp lực từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các cuộc biểu tình ở Hong Kong và cuộc thương chiến Mỹ-Trung, phương Tây bắt đầu nhận ra “bộ mặt thật” của chính quyền Trung Quốc, vượt ra ngoài vẻ ngoài là một người bạn của Phương Tây với “bề mặt” công nghệ cao, hiện đại, kinh doanh có định hướng…

“Mặt nạ” của ĐCS Trung Quốc đang bắt đầu rơi ra...

Tại một cuộc hội thảo trực tuyến được tổ chức để đánh dấu 21 năm chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, doanh nhân thành đạt người Trung Quốc Elmer Yuen phát biểu rằng: “Nếu chúng ta không tiêu diệt được căn bệnh ung thư, căn bệnh ung thư sẽ giết chết chúng ta”, điều ông đang đề cập đến chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Elmer Yuen tại Washington vào ngày 12/6/2020. (Sean Lin / Sound of Hope)
Ông Elmer Yuen tại Washington vào ngày 12/6/2020. (Sean Lin / Sound of Hope)

Hầu hết chúng ta ở phương Tây không biết nhiều về mức độ kiểm soát của ĐCSTQ đối với mọi khía cạnh trong cuộc sống ở Trung Quốc, và chế độ này đã cố gắng mở rộng sự kiểm soát đó sang các nền dân chủ phương Tây.

Ông David Matas (luật sư nhân quyền người Canada) nói trong buổi hội thảo trực tuyến: “Các mối quan hệ giữa ĐCSTQ và nhà nước Trung Quốc không giống như bất cứ điều gì chúng ta thấy ở các nước dân chủ. Chức năng của nhà nước là những con rối. ĐCSTQ mới là Đảng đằng sau giật dây”.

Ông Matas đã nghiên cứu một cách bao quát về nhà nước Trung Quốc, đối chiếu một số bằng chứng đầu tiên về việc ĐCSTQ đã thu hoạch một cách có hệ thống các nội tạng từ các tù nhân lương tâm để cung cấp cho ngành cấy ghép tạng đang phát triển.

David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, trong một bức ảnh tư liệu (Hình ảnh Woody Wu / AFP / Getty)
David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, trong một bức ảnh tư liệu (Hình ảnh Woody Wu / AFP / Getty)

Ông Matas giải thích: “Cơ cấu từ trên xuống dưới của chính phủ, về chính trị và pháp lý, đối với mỗi viên chức nhà nước, có một quan chức Đảng chỉ thị. Chỉ ở [vị trí chỉ thị] trên cùng thì hai bộ máy này mới hợp nhất. Tổng thư ký của Đảng cũng là chủ tịch nước. Ở bất cứ chỗ nào khác trong bộ máy này thì điều này đều là khác, với các quan chức Đảng đang chỉ thị và các quan chức nhà nước bị chỉ thị”.

“ĐCSTQ đứng trên luật pháp vì ra lệnh cho hệ thống pháp luật phải làm gì. ĐCSTQ chỉ thị cho các cơ quan đăng ký của tòa án, cảnh sát, nhà tù, công tố viên, điều tra viên, hội đồng bào chữa, và thậm chí cả các thẩm phán”.

Ông Yuen lặp lại các nhận xét của ông Matas, ông nói:

“Quốc gia là một mặt bề ngoài; Chính phủ là một mặt bề ngoài. Mỗi quan chức chính phủ, kể cả thủ tướng, đều có một đảng viên đứng sau ông ta, đó là ông Tập Cận Bình, giật dây”.

Theo ông Yuen, từ mọi quản lý nhà hàng đến mọi tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc, mỗi người đều có một bí thư Đảng đứng sau họ “chỉ” cho họ biết phải nói và làm gì.

Đã làm kinh doanh ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, ông Yuen có một quan điểm độc đáo về ĐCSTQ.

Ông nói trong một bài phát biểu sôi nổi rằng ông thích gọi nó là “Đảng Cosa Nostra của Trung Quốc”, bởi vì chính quyền này hoạt động giống như mafia, được “thống trị bởi 50 gia đình khác nhau”, điều hành các ngành công nghiệp và lãnh thổ khác nhau. Tất cả 90 triệu đảng viên là những tên xã hội đen, làm công việc hình sự cho họ, và những người bình thường, về bản chất, giống như nô lệ; họ phải trả phí bảo vệ để tránh rắc rối từ mafia.

Ông nói: “Cả thế giới đang đối xử với [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] như một quốc gia thực sự, và đó là điều đáng buồn cười”.

Ông Yuen gần đây đã ở Washington để vận động chính phủ Hoa Kỳ định rõ ĐCSTQ là một tổ chức tội phạm và xử phạt các đảng viên.

Giám sát bằng công nghệ

Robert Spalding, một thiếu tướng quân đội Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, nhận định rằng dữ liệu cũng giống như là tài nguyên chiến lược của thế kỷ 21, với một cuộc đua xảy ra giữa các công ty và chính phủ nhằm làm chủ việc thu thập và phân tích dữ liệu.

Thiếu tướng Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Robert Spalding tại Washington vào ngày 29/5/2019. (Samira Bouaou / The Epoch Times)
Thiếu tướng Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Robert Spalding tại Washington vào ngày 29/5/2019. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Tại Trung Quốc, mạng 5G và các hệ thống dữ liệu lớn được sử dụng để tạo ra một “hiệu ứng gây cóng” (ngăn cản hoặc không khuyến khích việc thực thi các quyền con người và pháp lý bằng cách đe dọa đưa ra tòa). “Hiệu ứng gây cóng” này thường đè nén quyền tự do ngôn luận, nhằm thao túng và kiểm soát cư dân. Với việc nhận dạng khuôn mặt, trí thông minh nhân tạo và nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày được liên kết với các ứng dụng trên điện thoại thông minh, thật không dễ dàng trốn tránh sự kiểm soát của ĐCSTQ, nhất là tại các thành phố lớn.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã có thể kiểm soát người dân Trung Quốc nhiều hơn thông qua công nghệ, dưới vỏ bọc của “các thành phố thông minh”.

Ông Spalding mô tả sức mạnh của 5G: “Vào năm 2017, bạn có thể vào một nhà hàng ở Trung Quốc, đặt một ít thức ăn từ điện thoại, bước vào nhà hàng và không bao giờ phải chạm vào điện thoại nữa vì một thiết bị ghi hình sẽ thu hình mặt bạn, nhận diện khuôn mặt và máy chủ sẽ chào đón bạn bằng tên và đưa cho bạn thức ăn”.

Ông giải thích: “Họ nhận thấy các công nghệ mà Baidu, Alibaba và Tencent đứng đầu đạt được hiệu quả kinh tế lớn và cũng có thể được sử dụng nhằm gây ảnh hưởng đến dân cư”.

“Vì vậy, mục tiêu ở Trung Quốc là xây dựng mạng lưới cảm biến ở các thành phố thông minh để có thể giám sát những việc mà tất cả mọi người làm tại mọi thời điểm và sử dụng việc giám sát đó, cùng với các phương pháp, công nghệ và mô hình kinh doanh mà Thung lũng Silicon phát triển, nhằm thực sự ‘hiểu’ dân cư và bắt đầu ảnh hưởng đến [quan điểm của] họ liên quan đến việc trở thành một công dân tốt, theo những cách được định rõ bởi ĐCSTQ”.

Trình chiếu về nhận dạng khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo được hiện ra trên màn hình tại cơ sở Bantian của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 26/4/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)
Trình chiếu về nhận dạng khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo được hiện ra trên màn hình tại cơ sở Bantian của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 26/4/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)

Đây là “hệ thống tính điểm tín dụng xã hội” (hay Hệ thống chấm điểm công dân), sẽ trao thưởng cho công dân có hành vi tốt và trừng phạt những người vi phạm, ví dụ như bằng cách ngăn chặn việc đặt vé du lịch.

Trong một thời gian, ĐCSTQ đã cố gắng “xuất khẩu” chính quyền toàn trị chuyên chế của mình ra nước ngoài bằng cách sử dụng một loạt các chiến thuật chóng mặt.

Ông Spalding nói: “[Mao] nói chính trị là chiến tranh bằng các phương tiện khác. Nói cách khác, chiến tranh chính trị trở thành một nỗ lực và là chiến dịch hàng đầu về mặt duy trì sự cai trị của ĐCSTQ và gây ảnh hưởng ở nước ngoài”.

Sau quyết định của Vương quốc Anh nhằm loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G của đất nước này, Huawei trở thành tiêu đề nổi bật gần đây, bởi công nghệ có lẽ là phương pháp công khai nhất mà ĐCSTQ đang sử dụng để cố gắng kiểm soát các quốc gia khác và công dân của họ.

Theo ông Spalding “những mạng lưới này cho phép họ thu thập dữ liệu và xây dựng sự hiểu biết về đặc điểm của các cá nhân và các xã hội tự do, sau đó sử dụng điều này cho các chiến dịch ảnh hưởng trên các mạng lưới truyền thông xã hội”.

Một phần của ảnh hưởng đó là việc tự kiểm duyệt, mà ĐCSTQ có thể đạt được nhờ sự cưỡng chế về kinh tế thông qua hệ thống toàn cầu hóa.

Ông nói: “Đó là những gì chúng tôi nói về vấn đề ảnh hưởng của Trung Quốc và khả năng của họ trong việc thúc đẩy dân cư của các xã hội dân chủ tự kiểm duyệt, [từ đó] thực sự từ bỏ các nguyên tắc của các nền tảng xã hội [dân chủ] của họ”.

Một ví dụ từ tháng 10 năm ngoái là phản ứng dữ dội ở Trung Quốc chống lại Liên đoàn bóng rổ Mỹ (NBA) sau khi vị tổng giám đốc NBA đăng bài viết trên Twitter ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong.

Một lá cờ Trung Quốc được nhìn thấy đặt trên một người nộm mặc đồng phục bóng rổ Hoa Kỳ trong cửa hàng bán lẻ hàng đầu của NBA ở Bắc Kinh vào ngày 9/10/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)
Một lá cờ Trung Quốc được nhìn thấy đặt trên một người nộm mặc đồng phục bóng rổ Hoa Kỳ trong cửa hàng bán lẻ hàng đầu của NBA ở Bắc Kinh vào ngày 9/10/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)

Theo ông Spalding “tất cả các hàng hóa của NBA đã được đưa ra khỏi tất cả các quầy kệ trong tất cả các thị trường kỹ thuật số ở Trung Quốc gần như ngay lập tức”.

Ông Spalding cũng cho biết, Google, Facebook, Amazon, Netflix và Apple thống trị thị trường tại Hoa Kỳ. Vì vậy, Trung Quốc đã tạo ra các công ty của riêng mình để cạnh tranh với họ, chẳng hạn như Baidu, Tencent và Alibaba. Các ứng dụng như WeChat và TikTok, thống lĩnh ở Trung Quốc, hiện đang có được sức hút ở phương Tây, cho phép ĐCSTQ tuyên truyền các thông tin sai lệch một cách dễ dàng. Các công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào các công ty của Hoa Kỳ, như việc Tencent đầu tư vào Reddit chẳng hạn.

Ấn Độ đã cấm TikTok và Hoa Kỳ đang nhắm đến một lệnh cấm tương tự vì các mối quan ngại về an ninh, bởi vì, như ông Matas và ông Yuen đã chỉ ra, mặc dù các công ty này tuyên bố độc lập với nhà nước Trung Quốc, nhưng không có điều như thế ở Trung Quốc.

Theo ông Spalding “Khi các công ty này đạt được sức mạnh kinh tế, thì khả năng họ ảnh hưởng đến các công ty khác và các tổ chức khác thực sự trở thành một phần của cơ cấu kinh tế toàn cầu của chúng tôi”.

Sự tự do và Cuộc bức hại

Hội thảo trực tuyến có tiêu đề là “Hiểu về ĐCSTQ: Bài học cho Thế giới Tự do”, được tổ chức bởi Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh, một tổ chức tình nguyện đại diện cho các học viên của môn thực hành tâm linh Pháp Luân Công ở Vương quốc Anh, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp .

Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được truyền ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992 và nhanh chóng trở nên phổ biến vào những năm 1990, ước tính thu hút khoảng 100 triệu người tham gia các bài tập chậm rãi và các bài giảng đạo đức tập trung vào nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Pháp Luân Công hiện đang được thực hành bởi hàng trăm người ở Anh và hàng triệu người ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhưng vào ngày 20/7/1999, lãnh đạo của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân khi đó đã phát động một cuộc đàn áp chống lại môn thực hành này trong một nỗ lực nhằm “xóa sổ” Pháp Luân Công.

Bà Rosemary Byfield thuộc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp nói trong phần giới thiệu của hội thảo trực tuyến: “Hai mươi mốt năm trước, ĐCSTQ đã bắt đầu việc ‘xóa sổ’ Pháp Luân Công, nhóm tâm linh lớn nhất bị đàn áp tại Trung Quốc. ĐCSTQ bắt đầu với một cuộc công kích tuyên truyền quy mô lớn nhằm kích động lòng thù hận và sự phi nhân tính. Hàng chục ngàn học viên không rõ danh tính đã bị giết và hàng trăm ngàn người vẫn đang bị ĐCSTQ cầm tù”.

Cuộc đàn áp tín ngưỡng đã không giảm đi trong những năm qua. Theo nhà hoạt động nhân quyền Benedict Rogers, “khi nói đến tôn giáo và tín ngưỡng, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đang nhìn thấy tình huống tồi tệ nhất, những cuộc đàn áp tồi tệ nhất, thực sự [diễn ra] kể từ thời Cách mạng Văn hóa”.

Theo ông Benedict Rogers, thỏa thuận mà Vatican đã thực hiện với ĐCSTQ hai năm trước nhằm cho phép Đảng này chỉ định các giám mục, có vẻ như đã không cải thiện được tình hình Kitô giáo ở Trung Quốc. Nhà thờ và các biểu tượng tín ngưỡng đã bị phá hủy; tuyên truyền của ĐCSTQ được trưng bày trong các nhà thờ do nhà nước kiểm soát và camera an ninh giám sát những người tham gia các buổi lễ. Các vụ bắt giữ các Kitô hữu cũng đang gia tăng.

Ông Rogers, người đứng đầu nhóm Đông Á trong tổ chức nhân quyền Liên Kết Kitô Giáo Thế Giới (CSW), trích dẫn từ một ấn phẩm của CSW có tiêu đề là “Đời sống tôn giáo bị bóp nghẹt tại Trung Quốc: Bị đàn áp, bị xóa sổ và bị cải giáo”. Ông đã nhắc đến mục sư Wang Yi của Giáo hội Giao ước mưa sớm (Early Rain Covenant Church) đã bị bỏ tù 9 năm tính đến tháng 12/2019 vì tội lật đổ [nhà nước] sau khi nói rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không phải là Thiên Chúa.

Trước khi bị bắt, ông Wang đã nói rằng ĐCSTQ đã phát động một “cuộc chiến tranh chống lại linh hồn”, nhưng mà “họ đã thiết lập cho mình một kẻ thù không bao giờ có thể bị giam giữ, không bao giờ có thể bị tiêu diệt, điều đó sẽ không bao giờ bị tiêu diệt hoặc bị chế ngự, đó là linh hồn của con người”.

Ông Benedict Rogers, người đứng đầu nhóm Đông Á trong tổ chức nhân quyền Liên Kết Kitô Giáo Thế Giới, tại một buổi mít tinh đánh dấu 20 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, tại West Lawn khu Capitol Hill ở Washington vào ngày 18/7/2019. (Mark Zou / The Epoch Times)
Ông Benedict Rogers, người đứng đầu nhóm Đông Á trong tổ chức nhân quyền Liên Kết Kitô Giáo Thế Giới, tại một buổi mít tinh đánh dấu 20 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, tại West Lawn khu Capitol Hill ở Washington vào ngày 18/7/2019. (Mark Zou / The Epoch Times)

Ông Rogers là phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ và gần đây là một thành viên của nhóm cố vấn cho việc thành lập Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm các nhà lập pháp quốc tế từ một bộ phận tiêu biểu của các Đảng chính trị, làm việc về cách các nước dân chủ nên tiếp cận Trung Quốc.

Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Ngài Iain Duncan-Smith và lãnh đạo đảng Lao động Nam tước Helena Kennedy là đồng chủ tịch của IPAC, cùng với Thượng nghị sĩ Bob Menendez (D-N.J.) và Marco Rubio (R-Fla.) đại diện cho Hoa Kỳ.

Vào ngày 20/7, IPAC đã đưa ra một tuyên bố đánh dấu kỷ niệm cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đề cập đến Tòa án về vấn đề Trung Quốc do Ngài Geoffrey Nice làm chủ tịch, đã định rõ việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Trung Quốc là một tội ác chống lại loài người, tuyên bố này nêu ra:

“Điều đặc biệt đáng lo ngại là các báo cáo cho thấy việc nhắm đến các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công để [cướp mổ] nội tạng của họ. Bằng chứng về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc đã xuất hiện cách đây 15 năm và là một dự án pháp lý độc lập và nghiêm ngặt, Tòa án về vấn đề Trung Quốc, hồi năm ngoái đã phát hiện ra rằng hoạt động này đã được thực hiện ở cấp độ phổ biến rộng rãi, được tài trợ bởi nhà nước, và có tính hệ thống”.

Sự cưỡng chế ở nước ngoài

Không chỉ ở quy mô toàn cầu hay quốc gia, ĐCSTQ còn tìm cách thống trị ở cấp độ cá nhân.

Ông Rogers, cũng là người thành lập Tổ chức phi chính phủ Giám sát Hong Kong (Hong Kong Watch) năm 2017 để theo dõi tình hình nhân quyền đang xấu đi ở thuộc địa cũ của Anh này, trình bày chi tiết về việc ĐCSTQ không ước chế các hành động đàn áp của mình trong phạm vi biên giới của Trung Quốc mà nhắm vào cả người Trung Quốc ở nước ngoài và bất cứ ai lên tiếng phản đối lại chính quyền này.

Ông Rog Rogers cho biết: “Bản thân tôi cũng bị từ chối việc nhập cảnh vào Hong Kong theo lệnh của Bắc Kinh. Và tôi chắc chắn rằng một số người trong chúng ta cũng giống như tôi đã nhận được một số thư và email quấy rối, và Đại sứ quán Trung Quốc đã cố gắng vận động các thành viên Nghị viện Anh nói với tôi rằng hãy ngừng lên tiếng về những vấn đề này”.

Ông kể câu chuyện về chuyến đi tới Bồ Đào Nha năm ngoái để gặp hai nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hong Kong là ông Lý Trụ Minh (Martin Lee), người sáng lập đảng dân chủ đầu tiên của Hong Kong, và Hồng y Trần Nhật Quân (Joseph Zen), tại một cuộc gặp riêng tư. ĐCSTQ bằng cách nào đó đã phát hiện ra điều này, và mặc dù không thể ngăn được họ tham dự cuộc gặp, một tá nhà ngoại giao Trung Quốc đã dựng trại trong khách sạn bên kia đường để cố gắng phá rối cuộc gặp.

Theo ông Rog Rogers: “Nếu ĐCSTQ chuẩn bị một thời gian dài như vậy để phá rối một cuộc gặp Kitô giáo nhỏ tại một địa điểm hành hương ở châu Âu, chỉ vì hai nhà dân chủ Hong Kong và các nhà phê bình chính quyền đã tham dự, thì điều đó cho thấy sự bất an của ĐCSTQ, nhưng nó sẽ còn tệ hơn biết bao nhiêu [nếu] trong phạm vi biên giới của họ, nơi họ sẽ dùng thời gian dài khủng khiếp để buộc những ai bất đồng chính kiến phải ‘im lặng”.

Ông David Matas cũng nhận định một đặc điểm của nhà nước Trung Quốc là tham vọng kiểm soát công dân của mình ở nước ngoài.

Ông cho biết: “Ví dụ, những người quốc tịch Trung Quốc ở nước ngoài mà chính phủ Trung Quốc đã xác định là các học viên Pháp Luân Công, sẽ bị từ chối việc cấp lại hộ chiếu mới trừ khi họ viết cam kết từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công”.

Điều đó đã xảy ra với ông Wei Liu, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Tại Vương quốc Anh, người đã đến Vương quốc Anh để học vào năm 1997.

Wei Liu phát biểu tại cuộc họp báo của Interfaith International, tại Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 18/ 9/2012. (Yun Dong / The Epoch Times)
Wei Liu phát biểu tại cuộc họp báo của Interfaith International, tại Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 18/9/2012. (Yun Dong / The Epoch Times)

Ông nói với The Epoch Times rằng khi hộ chiếu của ông hết hạn vào năm 2002, lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester từ chối việc gia hạn [hộ chiếu] vì ông đã từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Ông nói rằng: “Các thành viên gia đình tôi ở Trung Quốc đại lục đã bị Cục An ninh thành phố Trung Quốc quấy rối và thẩm vấn. Cảnh sát địa phương đã duy trì liên lạc với cha mẹ tôi ở Trung Quốc bằng việc gặp mặt hoặc gọi điện thoại để đe dọa họ, nhằm gửi một thông điệp đến tôi rằng tôi không nên làm bất cứ điều gì có hại cho đất nước [Trung Quốc] khi ở Vương quốc Anh”.

Ông Liu cũng nói rằng cha mẹ của ông đã bị ĐCSTQ đe dọa vì ông là chủ tịch của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, các quan chức [ĐCSTQ] đe dọa sẽ “gây ra những hậu quả” nếu ông “không hành xử đúng đắn” trong việc tổ chức các sự kiện Pháp Luân Đại Pháp ở Vương quốc Anh.

Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, các học viên đã tổ chức các cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, các buổi diễu hành, mít tinh, triển lãm, tưởng niệm và các sự kiện khác để nâng cao nhận thức về sự tàn bạo của ĐCSTQ. Thông điệp này cũng là để gửi đến bạn bè và gia đình của họ ở tại Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công đánh dấu kỷ niệm 21 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bằng một buổi thắp nến tưởng niệm, trong khi duy trì việc giãn cách xã hội trong đợt bùng phát virus Corona Vũ Hán, đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trong trung tâm Luân Đôn vào ngày 20/7/2020. (Yanning / The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công đánh dấu kỷ niệm 21 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bằng một buổi thắp nến tưởng niệm, trong khi duy trì việc giãn cách xã hội trong đợt bùng phát virus Corona Vũ Hán, đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trong trung tâm Luân Đôn vào ngày 20/7/2020. (Yanning / The Epoch Times)

Trong hơn 20 năm, các học viên Pháp Luân Công tại Vương quốc Anh đã duy trì việc thỉnh nguyện ở đối diện Đại sứ quán Trung Quốc tại London 24 giờ một ngày, cho đến khi các biện pháp phong tỏa do dịch viêm phổi Vũ Hán buộc họ phải tạm dừng.

Ông Rog Rogers nói với NTD, một chi nhánh của The Epoch Times: “Chắc chắn đã có một sự thức tỉnh trước những mối đe dọa của chính quyền ĐCSTQ, cả sự đàn áp nghiêm trọng của họ ở trong nước và sự gây hấn của họ trên khắp thế giới; tôi nghĩ rằng những yếu tố khác nhau đã dẫn đến sự thức tỉnh này”.

Theo ông thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán là yếu tố đầu tiên trong số đó.

“Họ [ĐCSTQ] đã che giấu sự thật về virus và cố gắng bịt miệng những người tiết lộ, và tôi nghĩ rằng việc nhận ​​thức được điều đó đã khiến mọi người trong chính phủ và Quốc hội ở nước này và ở các nước khác thực sự suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc, không phải dưới hình thức một quốc gia mà là [với] chính quyền Trung Quốc”.

Thanh Tâm
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

‘Xuất khẩu’ chính quyền toàn trị chuyên chế: ‘Mặt nạ’ của ĐCS Trung Quốc đang bắt đầu rơi ra