Yêu cầu ngân sách năm 2021 của Lầu Năm Góc tiếp tục tập trung vào hiện đại hóa quân đội để đối trọng với Trung Quốc 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đề xuất ngân sách năm 2021 của Lầu Năm Góc tiếp tục tập trung vào hiện đại hóa quân đội Hoa Kỳ, nâng cao khả năng chống lại Trung Quốc và Nga, bao gồm tăng cường tên lửa siêu âm, hiện đại hóa hạt nhân, đẩy mạnh công nghệ 5G và hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển lực lượng không gian.

Sau 3 năm tăng cường chi phí quân sự, đề xuất ngân sách năm 2021 xấp xỉ ở mức 740 tỷ USD, chỉ cao hơn 2 tỷ so với năm hiện tại.

Ngày 10/02, Nhà Trắng đã công bố đề xuất ngân sách tài chính năm 2021 là 4,8 nghìn tỷ đô la. Bộ Quốc phòng (DOD) yêu cầu chi phí khoảng 705 tỷ đô la, và 35 tỷ đô la khác để nâng cấp vũ khí hạt nhân.

Khi cả hai đảng đều cùng có lập trường cứng rắn đối với yêu cầu hiện đại hóa quân đội Hoa Kỳ nên đề xuất ngân sách năm 2021 đang gây áp lực lên Quốc hội.

Quốc hội đã tăng chi phí quân sự hàng năm lên hơn 100 tỷ đô la kể từ năm 2017, nhưng đã đặt mức tối đa cho đề xuất chi phí năm 2021.

Lầu Năm Góc cho biết, đề xuất mới nhất này sẽ hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc phòng không thể đảo ngược của năm 2018. Đây là kế hoạch phát triển quân sự của chính quyền Tổng thống Trump. Kế hoạch này ưu tiên hàng đầu cho việc đối phó với năng lực quân sự đang ngày càng mạnh của Trung Quốc và Nga, chuyển hướng khỏi nhu cầu chống quân nổi dậy sang việc hiện đại hóa môi trường chiến tranh thế hệ mới.

“Ngân sách tài chính chúng tôi đề xuất ngày hôm nay được xây dựng trên cơ sở của bốn năm qua, liên tục tập trung vào các ưu tiên của Chiến lược quốc phòng quốc gia về nâng cấp vũ khí hạt nhân và bảo vệ tổ quốc, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực chiến tranh vũ trụ và chiến tranh không gian mạng, cũng như hỗ trợ chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động tác chiến”, bà Elaine McCusker, quyền thứ trưởng Quốc phòng phát biểu hôm 10/02.

Theo Lầu Năm Góc, đề xuất ngân sách cũng để thúc đẩy các công nghệ quan trọng, “bao gồm vũ khí siêu âm, vi điện tử / mạng 5G và trí tuệ nhân tạo”.

Vũ khí siêu âm là siêu năng lực quân sự mới nhất đã được Nga và Trung Quốc phô diễn. Đó là loại tên lửa mới không những được phóng với tốc độ cao mà còn có thể tránh được hệ thống phòng thủ tên lửa.

Là kẻ đến muộn trong cuộc chạy đua vũ khí siêu âm, Hoa Kỳ đang gấp rút để vượt qua các đối thủ. Đề xuất ngân sách sẽ đầu tư 3,2 tỷ đô la cho tên lửa siêu âm, tăng 23% so với năm trước.

Lầu Năm Góc cũng đang yêu cầu tăng gần 20% chi phí để nâng cấp vũ khí răn đe hạt nhân với tổng trị giá 28,9 tỷ USD. Yêu cầu này bao gồm việc mua 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia mới trị giá 4,4 tỷ đô la.

Chi phí cho lực lượng không gian đã bắt đầu tăng từ đầu năm 2020. Yêu cầu ngân sách năm 2021 cho lĩnh vực này tăng 28% so với năm 2020.

 

Quân đội Hoa Kỳ có quy mô nhỏ nhất kể từ năm 1940

Theo Lầu Năm Góc, đề xuất 106,6 tỷ USD ngân sách cho việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, và đánh giá là lớn nhất trong 70 năm qua.

Chính quyền tổng thống Trump đã kế thừa quân đội bị suy yếu bởi những hạn mức chi tiêu hạn hẹp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông David Norquist nói với các phóng viên tại cuộc họp tóm lược về đề xuất ngân sách. Điều đó khiến Hoa Kỳ có quân đội với quy mô nhỏ nhất kể từ năm 1940, cùng với tình trạng thiếu đạn dược chủ chốt, mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp và khả năng răn đe hạt nhân đã lỗi thời.

“Đồng thời, chúng tôi đang ứng phó với môi trường chiến tranh mới, với sự tái trỗi dậy của các siêu cường từ Nga và Trung Quốc”, ông nói. “Một điều rõ ràng là các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt với các cuộc chiến tranh thông thường và cuộc chiến chống khủng bố kéo dài mà chúng ta đã tham gia kể từ khi Liên Xô sụp đổ”.

Nhờ sự hỗ trợ của hai đảng, trong ba năm qua, Lầu năm góc đã nhận được nguồn vốn gia tăng cần thiết để tái thiết và hiện đại hóa quân đội.

Việc gia tăng chi phí quốc phòng đã dừng lại vào năm ngoái. Quốc hội đã thông qua Luật ngân sách quốc phòng năm 2019 và giới hạn nguồn ngân sách này cho năm 2021.

Nhưng theo đó, nhu cầu nâng cấp vũ khí hạt nhân của Lầu Năm Góc không được đáp ứng.

“Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải đưa ra những lựa chọn khó khăn và cắt giảm lớn chi tiêu trong một số lĩnh vực, giải phóng ngân sách để tiếp tục đầu tư chuẩn bị cho cuộc chiến với vũ khí tối tân”, ông Norquist cho biết.

Một đánh giá sâu rộng về ngân sách quốc phòng đã giải phóng được hơn 5 tỷ đô la cho năm 2021.

Mua vũ khí mới hay bảo trì vũ khí cũ lỗi thời?

Việc quân đội Hoa Kỳ chuyển hướng từ việc trang bị chống lại các phiến quân nổi loạn hiện gặp khó khăn bởi hệ thống thiết bị cũ từ thời chiến tranh lạnh và vũ khí hạng nặng đã lỗi thời. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, lực lượng Không quân và Hải quân Hoa Kỳ cần được trang bị các thiết bị mới đòi hỏi thời gian chế tạo và chi phí lớn.

Quân đội đang đứng trước lựa chọn giữa việc bảo trì vũ khí lỗi thời và mua vũ khí mới.

Ví dụ, tuổi thọ trung bình 28 năm là cao nhất cho máy bay chiến đấu trong lịch sử. Tuổi thọ trung bình của máy bay ném bom là khoảng 45 năm.

Thiết bị cũ hơn không chỉ vượt quá giới hạn tuổi thọ kỹ thuật mà bảo trì chúng còn phí tổn hơn nữa.

Theo yêu cầu ngân sách năm 2021, Lầu Năm Góc sẽ loại bỏ một phần chi phí cho máy bay ném bom B-1, máy bay tấn công A-10 Warthog, máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk, xe tăng KC-135 và KC-10 và máy bay C-130H.

Theo Nhà Trắng, ngân sách sẽ hỗ trợ 20 tỷ đô la để loại bỏ các hệ thống quân sự cũ của Bộ Quốc Phòng.

“Bằng cách loại bỏ các máy bay, tàu chiến và hệ thống mặt đất cũ và yếu kém, Bộ Quốc Phòng có thể tập trung nguồn lực một cách hiệu quả hơn vào việc nâng cấp các nền tảng và hệ thống quân sự để ứng phó trong bối cảnh xung đột cường độ cao và cạnh tranh gay gắt”.

Bên cạnh những khó khăn trong lựa chọn ngân sách là những xung đột quân sự mới. Trung Quốc và Nga đã xây dựng quân đội của họ đủ khả năng để đối trọng với sự thống trị của quân lực Hoa Kỳ với các khoản đầu tư khủng.

Ví dụ, quyền Thống đốc Hải quân gần đây đã chỉ ra một vấn đề về vai trò và số lượng chiến hạm không quân của Hoa Kỳ trong tương lai, khi cho biết rằng lực lượng chiến hạm sẽ chuyển sang tự động hóa và ít dựa vào nhân lực.

Sự thay đổi và cắt giảm lực lượng Hải quân và Không quân sẽ không khiến ngân sách gặp khó khăn để đáp ứng đề xuất của các chiến lược gia, và sẽ không làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.

Ngân sách Hải quân chưa đạt mức chi phí cho một hạm đội gồm 355 tàu mà Lầu năm góc cam kết sẽ tuân thủ theo luật ngân sách.

Hải quân Hoa Kỳ, tàu USS Gerald R. Ford (CVN 78) lần đầu tiên nhổ neo chính thức hoạt động tại Newport News, Va., Vào ngày 8/04/2017. (Chuyên gia truyền thông đại chúng hạng 2 Ridge Leoni / US Hải quân/Getty Images)

Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 4 tỷ đô la trong ngân sách đóng mới tàu

Theo Quân đội Hoa Kỳ, đề xuất ngân sách của họ tiếp tục tập trung vào việc tăng cường sáu ưu tiên về hiện đại hóa: tên lửa tầm xa, máy bay trực thăng thế hệ mới, khả năng chiến đấu của quân nhân, xe chiến đấu thế hệ mới, phòng thủ tên lửa và cải thiện mạng.

Thủy quân lục chiến đang tự tái thiết thành một lực lượng viễn chinh để đối phó với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, sẽ cắt giảm hơn 2.000 binh sĩ hiện dịch. Đồng thời, lực lượng Hải quân sẽ tăng thêm khoảng 5.300 quân.

Minh Dũng

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Yêu cầu ngân sách năm 2021 của Lầu Năm Góc tiếp tục tập trung vào hiện đại hóa quân đội để đối trọng với Trung Quốc