15 cách khen và 10 cách phạt trẻ đáng để các phụ huynh tham khảo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thường khi khen con, các bậc cha mẹ sẽ nói gì? "Con thật tuyệt vời" hay "con thật thông minh"? Tuy nhiên, cách khen này khá chung chung và mơ hồ, không thể nói rõ được ưu điểm của trẻ, cũng như không thể nhấn mạnh hành vi tiến bộ của trẻ. Vậy chúng ta nên khen ngợi trẻ như thế nào?

Hình phạt là một trong những cách mà cha mẹ giáo dục con, và cũng là một phương diện cần học. Nếu phạt nhẹ thì lo trẻ không nhớ, phạt nặng thì lo trẻ không chịu được. Vậy trẻ mắc lỗi thì nên phạt như thế nào?

Về cách khen và phạt trẻ, chúng ta cùng tham khảo các phương pháp sau:

Sự phát triển lành mạnh của trẻ đòi hỏi cả lời khen ngợi và phê bình.

Sự giàu có nhất của mỗi bậc cha mẹ là dạy dỗ con nên người.

Sau đây là những phương pháp khen, chê, phạt con một cách khoa học, đáng để các bậc cha mẹ tham khảo.

15 cách khen trẻ hữu hiệu

1 - Khen cần cụ thể

Mô tả chính xác những điểm trẻ đã làm được tốt, cho trẻ biết được khen vì đã làm gì, làm thế nào để được biểu dương.

2 - Khen ngợi và nhấn mạnh quá trình

Hãy cho trẻ biết trong tổng thể sự việc thì trẻ đã làm tốt ở điểm nào và cần phát huy, điểm nào chưa hoàn thành tốt thì cần được cải thiện.

3 - Lời khen ngợi phải chân thành

Đừng chỉ nói chung chung “con thật tuyệt vời”, hãy chọn thời điểm và dịp thích hợp để trẻ có thể cảm nhận được lời khen chân thành của cha mẹ.

4 - Khen ngợi vì sự chăm chỉ

Khi trẻ tiến bộ, hãy khen trẻ vì trẻ rất nỗ lực chứ không phải rất thông minh. Từ đó, trẻ hiểu được rằng nhờ chăm chỉ, nỗ lực có thể đạt được thành tích.

5 - Khen ngợi cần có tương tác

Khi khen trẻ, hãy nhìn trẻ bằng ánh mắt ấm áp và vui mừng, hoặc nói về thành tích trước đây của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tiến bộ của mình.

6 - Khen ngợi kịp thời

Khi đứa trẻ cần được khẳng định nhất, một lời khen ngợi kịp thời sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và động lực.

7 - Khen ngợi thái độ của trẻ

Nên công nhận thái độ tự giác, chăm chỉ học tập, tích cực làm tốt việc của trẻ hơn là chỉ nhìn vào kết quả.

8 - Ghi nhận công sức trẻ bỏ ra

Khẳng định công sức bỏ ra của trẻ giúp trẻ không bị hụt hẫng vì không đạt kết quả tốt, thúc đẩy bé sẽ chăm chỉ hơn.

9 - Khen ngợi sự kiên trì của trẻ

Khuyến khích trẻ kiên trì và đừng tạo áp lực quá lớn cho trẻ. Sự đồng tình của cha mẹ sẽ tạo động lực hình thành tính kiên trì cho trẻ.

10 - Khen chất lượng

Khẳng định việc trẻ nỗ lực dụng tâm mà đạt được thành công chứ không khen ngợi trẻ việc mong cầu nhanh chóng đạt kết quả.

11 - Khen ngợi việc dám thử sức

Nhất định nên khen trẻ đã dũng cảm dám "lần đầu tiên" thử sức, cho dù kết quả có ra sao. Công nhận sự dũng cảm của trẻ sẽ giúp trẻ tự tin trước thách thức.

12 - Lời khen cần đáng tin cậy

Lời khen của cha mẹ cần đúng, nói được làm được, cần khen thì phải khen, sau này trẻ không làm qua loa lấy lệ.

13 - Khen ngợi sự hợp tác

Nếu trẻ và bạn cùng nhau phối hợp đạt được thành công, nên khen ngợi kỹ năng hợp tác và giao tiếp để giúp trẻ hòa nhập vào tập thể.

14 - Khen ngợi quan trọng ở tinh thần

Khen ngợi bằng vật chất sẽ khiến trẻ hư hỏng, còn khen ngợi về tinh thần sẽ khiến trẻ cảm thấy được công nhận và định hình tốt hơn giá trị của mình.

15 - Lời khen ngợi cần đặc biệt

Nên chú ý quan tâm và khen ngợi nhiều hơn tới trẻ tự ti, trẻ nhạy cảm, trẻ nghịch ngợm thì nên tìm ưu điểm của trẻ...

Khi đứa trẻ cần được khẳng định nhất, một lời khen ngợi kịp thời sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và động lực.
Khi đứa trẻ cần được khẳng định nhất, một lời khen ngợi kịp thời sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và động lực. (Nguồn needpix)

8 cách để phê bình trẻ

1 - Cho phép trẻ giải thích

Nghe thiên lệch thì sẽ rối, lắng nghe công bằng thì sẽ rõ. Không thể nghe lời chỉ trích của một bên, cần cho phép trẻ tự giải thích.

Cha mẹ duy trì vị trí trung lập và đánh giá khách quan xem trẻ làm sai không và tại sao trẻ làm sai.

2 - Học cách đồng cảm

Cha mẹ nên thay đổi góc nhìn và suy xét để hiểu mục đích của việc trẻ làm điều này, từ đó tìm ra đúng điểm phê bình trẻ.

Có thể yêu cầu trẻ thay đổi góc suy nghĩ, ví dụ: "Giả sử con là người đó, con sẽ cảm thấy thế nào, và liệu làm điều này có đúng không?"

3 - Đầu tiên nên tự nhìn lỗi của mình

Trước khi phê bình con cái, cha mẹ nên tự kiểm điểm bản thân, khiêm tốn và nhanh chóng gần gũi con cái hơn.

Sự tự phê bình của cha mẹ cũng có thể giúp trẻ học cách suy ngẫm về bản thân.

4 - Tùy việc mà xem xét

Nếu trẻ làm sai hoặc không làm được việc tốt, phản ứng đầu tiên của cha mẹ không phải là mắng mỏ mà là hướng dẫn.

Tùy việc mà xem xét, nên để trẻ hiểu tại sao chúng không thể làm điều này và hậu quả sẽ như thế nào.

5 - Dạy con sửa sai

Đừng chỉ trích một cách mù quáng mà hãy giúp trẻ nhận thức được sai lầm và tìm cách sửa chữa.

Dùng lời chỉ trích để dạy cho trẻ một bài học thì chỉ có ý nghĩa chỉ trích mà thôi.

6 - Chọn đúng thời điểm

Đừng chỉ trích trẻ khi trẻ ngủ dậy, trước khi đi ngủ, khi đang ăn, hoặc khi trẻ ốm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tốt nhất bạn nên ngồi xuống và trao đổi một cách bình tĩnh với con. Cha mẹ có thể đưa ra yêu cầu cho trẻ, con cái cũng có thể đưa ra ý kiến ​​với cha mẹ.

7 - Dùng thái độ ôn hòa

Đừng phê bình con cái bằng cách đánh mắng, cha mẹ không nên trút hết nỗi niềm lên con cái, cần chỉ ra lỗi lầm một cách ngắn gọn, sau đó giáo dục trẻ.

Đừng lật lại các lỗi cũ của con, vì như vậy con bạn sẽ không chịu thừa nhận sai lầm và không nghe lời.

8 - Tôn trọng trẻ

Đừng chỉ trích con trước mặt người ngoài. Không chỉ người lớn mới cần được tôn trọng mà trẻ nhỏ cũng cần được tôn trọng. Trẻ thơ mỏng manh và nhạy cảm hơn chúng ta tưởng.

Đừng chỉ trích con trước mặt người ngoài. Không chỉ người lớn mới cần được tôn trọng mà trẻ nhỏ cũng cần được tôn trọng. Trẻ thơ mỏng manh và nhạy cảm hơn chúng ta tưởng.
Không chỉ người lớn mới cần được tôn trọng mà trẻ nhỏ cũng cần được tôn trọng. (Nguồn pxhere)

10 phương pháp "trừng phạt" trẻ em

1 - Luyện chữ

Luyện viết chữ là một việc học khá khô khan, nhưng nó có thể giúp trẻ bình tĩnh và suy ngẫm về bản thân.

Khi con đã luyện viết chữ xong, cha mẹ sẽ bình tĩnh trở lại để nói chuyện với con.

2 - Bù đắp

Nếu trẻ làm bẩn sàn, yêu cầu trẻ lấy một cây chổi nhỏ và một cây lau nhà để làm sạch, nếu trẻ nằm trên giường và lãng phí thời gian thì yêu cầu con đọc vài bài thơ chẳng hạn.

Hãy để trẻ học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình, tốn hơn nhiều so với việc đánh mắng.

3 - Quay mặt vào tường

Sự bỏ bê lâu dài của cha mẹ sẽ khiến con cái cảm thấy khó chịu và chúng sẽ bắt đầu suy ngẫm về việc chúng có thực sự sai hay không.

Nếu trẻ không hợp tác, cha mẹ có thể kéo dài thời gian quay mặt vào tường một chút cho đến khi trẻ thừa nhận lỗi lầm rồi giải thích đạo lý cho trẻ

4 - Thay đổi âm điệu

Cha mẹ trực tiếp tố cáo trẻ, chắc chắn trẻ sẽ phản kháng, lúc này bạn nên đổi ngữ khí: “Tiếc quá, vì con chưa làm bài tập nên con sẽ mất cơ hội chơi với các bạn”.

Khi một đứa trẻ nhận ra rằng mình có thể chơi với bạn bè bằng cách làm bài tập về nhà của mình, chúng sẽ tránh được những hậu quả của việc không làm bài tập lần sau.

5 - Làm việc nhà

Sau khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể phạt trẻ làm một số việc nhà mà trẻ không thích làm như dọn dẹp phòng, giặt quần áo, v.v.

Nó không chỉ có thể rèn luyện khả năng thực hành của trẻ mà còn trau dồi tinh thần trách nhiệm tham gia vào việc nhà với gia đình.

6 - Tạm cắt một số quyền lợi

Ví dụ, trẻ em không được phép chơi đồ chơi, trẻ em không được phép đến nhà bạn cùng lớp chơi, và hạn chế trẻ chơi điện thoại di động thời gian dài.

Hãy nói với trẻ rằng chính vì bé đã làm sai điều gì đó nên mới có hậu quả như vậy, và khi trẻ thực hiện tốt sẽ lấy lại được các quyền lợi.

7 - Giảm sự thân mật

Trong quá trình phạt trẻ, không ôm hoặc vuốt ve trẻ, và ngừng trò chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng.

Hãy để con biết rằng chúng sẽ mất đi sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ sau khi mắc lỗi và chúng phải tránh mắc sai lầm trong tương lai.

8 - Soạn thảo công ước gia đình

Dưới cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hãy xây dựng công ước gia đình mà cha mẹ và con cái phải tuân theo, quy định những điều được và không được làm.

Cha mẹ và con cái nên giám sát lẫn nhau và sử dụng các quy ước trong gia đình để phát triển các thói quen tốt.

9 - Các thành viên trong gia đình đều giống nhau

Cha mẹ có ý kiến khác nhau, hoặc ông bà quá cưng chiều cháu sẽ khiến cho việc chỉ trích và trừng phạt trẻ giảm đi rất nhiều.

Chỉ khi giáo dục trong gia đình nhất quán, kỷ luật của cha mẹ mới có hiệu quả

10 - Quy luật đương nhiên phải chịu hậu quả

Nếu trẻ đã trải qua việc làm sai, sẽ gây hậu quả ra sao, hãy để trẻ tự gánh vác lấy và đừng cảm thấy xót con.

Khi trẻ có thể học hỏi từ trải nghiệm này, tự nhiên chúng sẽ học tốt.

(Nguồn pixabay)
(Nguồn pixabay)

Giáo dục tốt có thưởng phạt rõ ràng

Cha mẹ tốt, kỷ luật đồng bộ

Nhiều bậc cha mẹ đã phải vật lộn với một câu hỏi: Có nên kỷ luật con cái?

Kỷ luật thì lo con khóc, mà không thì lo con sẽ hư đi.

Tuy nhiên, những đứa trẻ ngoan chủ yếu là kết quả của nền giáo dục chất lượng cao, và những đứa trẻ có vấn đề hầu hết là sản phẩm của những gia đình có vấn đề.

Là cha mẹ, chúng ta phải hiểu: Một ngày nào đó con cái sẽ không còn sự che chở của cha mẹ. Nếu bây giờ đối đãi với chúng quá dễ dãi, sau này chúng sẽ không chịu nổi áp lực cuộc sống. Những đứa trẻ ngoan thì được quản lý dạy bảo, nhưng những đứa trẻ hư là do nuông chiều mà ra.

Giáo dục trẻ nghiêm khi còn nhỏ, sẽ cho chúng đôi cánh bay xa khi lớn lên. Cha mẹ nên hướng dẫn con làm những điều đúng đắn, không nên vì thương con mà để con muốn làm gì thì làm.

Yêu thương con cái và đặt ra quy tắc không bao giờ là một câu hỏi lựa chọn.

Nuôi dưỡng mà không có giáo dục là một tai họa đối với cha mẹ. Có một câu nói rằng: “Khi không ai nói 'không' với bạn, nghĩa là bạn chưa trưởng thành”.

Chỉ giáo dục trẻ về tình yêu thương thôi là chưa đủ. Sự kỷ luật nhẹ nhàng và kiên quyết của cha mẹ sẽ thay đổi một cách tinh tế hướng cuộc sống của trẻ.

Nhà giáo dục nổi tiếng Suhomlinsky nói:

"Nếu dùng một vài từ để nói lên hết bản chất của sư phạm gia đình, đó là khiến con cái chúng ta trở thành một người kiên trì, có thể nghiêm khắc yêu cầu chính mình".

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

15 cách khen và 10 cách phạt trẻ đáng để các phụ huynh tham khảo