2 tư duy lớn của Tư Mã Ý khiến người ta cả đời hưởng lợi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đời Tư Mã Ý có thể nói là rất thành công. Dù cho thời Tam Quốc thiên hạ chia ba thành Ngụy, Thục, Ngô, mấy vị quân vương Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền tranh giành cả đời, nhưng kết quả là thiên hạ cuối cùng vẫn thuộc về tay Tư Mã Ý.

Ở trong đó có Thiên ý, nhưng đương nhiên cũng có cơ hội và thực lực của Tư Mã Ý. Trong đó, ở phương diện cách đối nhân xử thế của Tư Mã Ý, có 2 đặc điểm lớn nhất, không biết bạn có phát hiện ra hay không?

Trên đường đi không có kẻ thù

Nhẫn” là một phẩm chất vô cùng quan trọng của Tư Mã Ý, có người cho rằng đó là thuộc về lòng dạ thâm sâu, nhưng một người có thể biết hạ thấp mình không khoa trương, thì người ngoài đương nhiên khó mà đoán được trong lòng của anh ta đang suy nghĩ những gì.

Trong “Binh pháp Tôn Tử” có nói rằng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chiến trường xưa và nay, đều phi thường chú trọng tình báo chiến tranh, càng có thể hiểu rõ đối phương, mới càng có cơ hội đánh bại đối thủ. Khi đối thủ không cách nào nhìn thấu mình, như vậy thường sẽ có thể thu về chiến thắng bất ngờ, ngay cả khi không thắng, cũng có thể đứng ở thế bất bại. Ngoài ra, trong nhân sinh, nếu càng có thể “nhẫn chịu”, thì liền càng có thể tránh được việc gây thù chuốc oán không đáng có cho mình.

Trong dân gian có truyền thuyết, kể rằng Dương Tu và Tư Mã Ý là đối thủ của nhau, hai người một bên ủng hộ Tào Thực, một người ủng hộ Tào Phi. Dương Tu cũng nhiều lần nghĩ cách đưa Tư Mã Ý vào chỗ chết, nhưng đều không thể toại nguyện. Về sau, khi Dương Tu vì sự cố sườn gà mà bị Tào Tháo hạ lệnh xử tử, Tư Mã Ý đã xin chỉ thị của Tào Tháo muốn đi thăm viếng Dương Tu.

Tào Tháo hiếu kì hỏi ông, vì sao muốn đi thăm Dương Tu?

Tư Mã Ý nói với Tào Tháo rằng, trên đường đi của ông không có kẻ thù, tất cả những người mà ông gặp đều là bằng hữu và người thầy. Những lời này cũng đã nói rõ rằng ông không so đo cao thấp với Dương Tu, mặc dù Dương Tu trăm phương ngàn kế muốn lật đổ ông, nhưng ông vẫn không coi ông ta là kẻ địch.

Tư Mã Ý nói với Tào Tháo rằng, trên đường đi của ông không có kẻ thù, tất cả những người mà ông gặp đều là bằng hữu và người thầy.
Tư Mã Ý nói với Tào Tháo rằng, trên đường đi của ông không có kẻ thù, tất cả những người mà ông gặp đều là bằng hữu và người thầy. (Miền công cộng)

Làm người làm việc, lưu lại cho người khác một chỗ trống, đối với đối thủ cạnh tranh cùng kẻ địch thì luôn duy trì sự tôn trọng và nể phục, đây chính là một trong những nguyên nhân giúp Tư Mã Ý thành công. Cổ nhân cũng nói, hẳn là nên biết ơn người đã mang đến cho mình đau khổ, bởi vì sự đau khổ ấy chỉ có thể làm bạn càng thêm mạnh mẽ.

Thất bại mà không xấu hổ, thất bại mà không tổn thương

Sự thành công của gia tộc Tư Mã và sự suy sụp của gia tộc họ Tào là cũng khá liên quan. Tào Phi kỳ thực rất ưu tú, đáng tiếc đoản mệnh, Tào Duệ kế vị Tào Phi cũng là như thế, đều sống được không đủ lâu. Nhưng không thể phủ nhận chính là, các con của Tư Mã Ý cũng hết sức ưu tú, điều này cùng với cách giáo dục của Tư Mã Ý là liên quan giống như cùng một nhịp thở.

Bởi vì Tư Mã Ý đã truyền lại cho hai người con trai lý niệm là: Không cần phải sợ thất bại, cũng từ trong thất bại hấp thu kinh nghiệm trưởng thành. Trong một lần giao đấu với Gia Cát Lượng bị thất bại, bị cướp mất lúa mì ở Lũng Thượng, các tướng lĩnh quân Ngụy hết sức bất mãn. Bởi vì rõ ràng binh lực quân Ngụy là gấp mấy lần quân Thục, nhưng cuối cùng lại bại trận dưới tay Gia Cát Lượng.

Hai người con trai của Tư Mã Ý cũng đứng ngồi không yên, chạy đi tìm phụ thân. Chỉ là khi bọn họ đến đại trướng của Tư Mã Ý, lại nhìn thấy cha mình đang cùng quản gia bình tĩnh luyện Ngũ Cầm Hí. Tư Mã Ý nói rằng, muốn đánh thắng trận, trước tiên điều cần phải học chính là “thiện bại”, bại mà không hổ thẹn, bại mà không thương tổn, mới là người thắng cuối cùng.

Tư Mã Ý nói rằng, muốn đánh thắng trận, trước tiên điều cần phải học chính là “thiện bại”, bại mà không hổ thẹn, bại mà không thương tổn, mới là người thắng cuối cùng.
Tư Mã Ý nói rằng, muốn đánh thắng trận, trước tiên điều cần phải học chính là “thiện bại”, bại mà không hổ thẹn, bại mà không thương tổn, mới là người thắng cuối cùng. (Epoch Times)

Tạm thời chưa biết đoạn chuyện xưa này là thật hay là giả, nhưng cũng không khó để thấy rằng Tư Mã Ý không câu nệ thành bại, mà tập trung nhiều hơn vào việc trong quá trình đó mình học được những gì. Tư Mã Ý trong cuộc đời đánh thắng không ít trận, cũng chịu không ít thất bại, nhưng ông cuối cùng lại thành người chiến thắng, chính là nhờ vào điểm này. Con của ông dưới sự dạy dỗ của cha như vậy, tự nhiên cũng không kém cỏi.

Đây cũng chính là “chỉ số nghịch cảnh (AQ)” mà giới kinh doanh thường hay nói đến. Suy cho cùng, trong đời người chắc chắn sẽ gặp phải những lúc trúc trắc thất bại, khi đối mặt với những ngăn trở và nghịch cảnh này, hẳn là nên lấy một loại tâm thái thản nhiên mà đối đãi. "Chỉ số cảm xúc (EQ)" của một người là quan trọng, nhưng "chỉ số nghịch cảnh" cũng không thể thiếu. Nếu có thể làm được, thì ngay cả khi cuộc đời bạn đang rơi vào thung lũng hoặc vực sâu, bạn vẫn có thể nhanh chóng lật ngược tình thế và bước sang một chương mới.

Quỳnh Chi
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

2 tư duy lớn của Tư Mã Ý khiến người ta cả đời hưởng lợi