24 tấm gương hiếu hạnh xưa (P-6): Đàm Tử lấy sữa hươu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đàm Tử giải thích rằng: "Cha mẹ trong nhà bị bệnh, hai mắt không nhìn thấy gì, nghe nói sữa hươu có thể cứu chữa được nên tôi đã đến đây để tìm. Vừa rồi ăn vận hóa trang như vậy, đó là lỗi của tôi, suýt nữa khiến các ông đả thương nhầm người, sau này tôi sẽ không làm như vậy nữa"...

Đàm Tử là người nước Lỗ thời Xuân Thu. Trong các văn hiến lịch sử, những ghi chép về ông đã không thể nào khảo chứng được. Nhưng có một điểm có thể xác định được, đó là Đàm Tử từ nhỏ đã vô cùng hiếu thuận với song thân. Từng suy nghĩ ông đều nghĩ đến cuộc sống của cha mẹ, từng giờ từng phút quan tâm đến sự vất vả của mẹ cha. Ông là người con chí hiếu chân chính. Sự hiếu thuận của ông đã đem lại niềm vui hạnh phúc vô tận cho cha mẹ.

Năm tháng cứ lặng lẽ trôi đi, Đàm Tử đã dần trưởng thành, còn song thân đã dần dần già cả, hai hàng tóc mai của mẹ cha đã dần bạc trắng. Người ta nói rằng, những khổ nạn trong cuộc đời thì không gì lớn bằng sinh lão bệnh tử. Tuy là việc khổ nhưng có người nào có thể thoát khỏi đây? Đàm Tử hiểu rõ đời người là khổ đau và ngắn ngủi nên ông càng cảm thấy cuộc đời cha mẹ thật không dễ dàng gì, từ đó càng trân quý mỗi giờ phút chung sống cùng cha mẹ.

Đàm Tử hiểu rõ đời người là khổ đau và ngắn ngủi nên ông càng cảm thấy cuộc đời cha mẹ thật không dễ dàng gì, từ đó càng trân quý mỗi giờ phút chung sống cùng cha mẹ.
Đàm Tử hiểu rõ đời người là khổ đau và ngắn ngủi nên ông càng cảm thấy cuộc đời cha mẹ thật không dễ dàng gì, từ đó càng trân quý mỗi giờ phút chung sống cùng cha mẹ. (Ảnh: ntdtv.com)

Thật không may hai cụ đều bị bệnh ở mắt, dường như kề cận mù lòa. Những khổ đau phiền muộn trong lòng khiến song thân rơi vào tuyệt vọng. Cả ngày cha mẹ ưu sầu than thở, những vết nhăn trên khuôn mặt khắc khổ cũng càng ngày càng hằn sâu. Cuộc sống dường như biến thành một đầm nước chết.

Đàm Tử hiếu thuận mẹ cha nhìn thấy vậy thì đau đớn trong lòng. Lẽ nào cha mẹ sinh ra ta lại chú định phải sống cuộc đời còn lại trong bóng tối? Có cách nào khiến đôi mắt mẹ cha sáng trở lại không? Hàng ngày Đàm Tử ở bên vừa an ủi cha mẹ, vừa tìm thầy hỏi thuốc. Ông nghĩ hết tất cả các biện pháp để giải trừ nỗi thống khổ của cha mẹ, để gia đình trở lại không khí vui vẻ đầm ấm như xưa.

Người con trai hiếu thuận trở thành hy vọng duy nhất để song thân sống tiếp. Dưới sự săn sóc tận tâm của ông, tâm tình cha mẹ cũng đã khôi phục được ít nhiều, trong nhà cũng đã xuất hiện tiếng cười đã vắng bóng bấy lâu.

Dưới sự săn sóc tận tâm của ông, tâm tình cha mẹ cũng đã khôi phục được ít nhiều, trong nhà cũng đã xuất hiện tiếng cười đã vắng bóng bấy lâu. 
Dưới sự săn sóc tận tâm của ông, tâm tình cha mẹ cũng đã khôi phục được ít nhiều, trong nhà cũng xuất hiện tiếng cười đã vắng bóng bấy lâu. (Ảnh: Miền công cộng)

Một hôm song thân nói với Đàm Tử rằng, nghe người ta nói sữa hươu có thể chữa bệnh mắt, do đó cũng muốn thử xem có hiệu nghiệm không. Đàm Tử nghe rồi ghi nhớ trong lòng. Một mặt ông giữ im lặng để cha mẹ yên tâm, một mặt thì tính toán làm thế nào để lấy được sữa hươu. Hươu mẹ không dễ để con người đến gần nói gì là lấy sữa. Vậy là Đàm Tử quyết định cải trang, khoác lên mình bộ da hươu, trông giống một con hươu con rồi đi vào rừng sâu tìm sữa hươu. Do Đàm Tử cải trang vô cùng giống thật, lại còn bắt chước động tác và tư thế của hươu con, do đó khi ông đến nơi bầy hươu nghỉ ngơi thì không làm kinh động đến chúng, cũng không gây sự hoài nghi của hươu mẹ. Cuối cùng ông đã cẩn thận tỉ mỉ lấy được sữa hươu.

Trong lòng vui sướng khiến Đàm Tử quên mất trang phục trên thân, vì ông một lòng muốn cha mẹ mau chóng được uống sữa hươu nên đã cầm túi sữa dê chạy một mạch về nhà. Nhưng giữa đường thì gặp nhóm thợ săn. Bởi Đàm Tử cải trang như thật khiến họ lầm tưởng là "con mồi", nhóm thợ săn giương cung định bắn. Lúc này Đàm Tử vội vàng dừng lại, đứng thẳng người lên lớn giọng nói: "Xin đừng bắn tôi, tôi không phải là hươu".

Đàm Tử vội vàng dừng lại, đứng thẳng người lên lớn giọng nói: "Xin đừng bắn tôi, tôi không phải là hươu".
Đàm Tử vội vàng dừng lại, đứng thẳng người lên lớn giọng nói: "Xin đừng bắn tôi, tôi không phải là hươu". (Ảnh: Miền công cộng)

Những thợ săn lúc này mới nhìn rõ ông, họ vô cùng kinh ngạc bước tới hỏi: "Tại sao anh lại một mình đến đây? Sao lại ăn vận như thế này?"

Đàm Tử giải thích rằng: "Cha mẹ trong nhà bị bệnh, hai mắt không nhìn thấy gì, nghe nói sữa hươu có thể cứu chữa được nên tôi đã đến đây để tìm. Vừa rồi ăn vận khiến các ông nhầm, đó là lỗi của tôi, khiến các ông suýt nữa nhầm đả thương người, sau này tôi sẽ không làm như vậy nữa".

Nhóm thợ săn nghe xong không những không trách Đàm Tử mà còn cảm động trước đức hiếu hạnh của ông. Họ đồng thanh khen ngợi Đàm Tử là người con hiếu thảo, vì cha mẹ đã mạo hiểm tính mạng mà vào rừng sâu. Sự can đảm và trí tuệ của ông khiến mọi người khâm phục.

Người đời sau có thơ khen ngợi Đàm Tử rằng:

Cha mẹ đã già,
Hai mắt mù lòa.
Đàm Tử vào rừng
Lùng hươu chữa mắt.

Nguyên văn:

Đàm Tử thân lão
Song mục giai cổ
Nhập lộc quần trung
Vị thủ lộc nhũ.

Thanh Hà
Theo: Đại Phương Quảng



BÀI CHỌN LỌC

24 tấm gương hiếu hạnh xưa (P-6): Đàm Tử lấy sữa hươu