6 nhà khoa học hiện đại và đương đại nổi tiếng vì sao tin vào Thần?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Tôi không phải là người theo chủ nghĩa vô thần. Tôi cũng không nghĩ mình có thể tự gọi mình là một người theo thuyết phiếm thần. Những vấn đề liên quan đối với tư duy hạn chế của chúng ta là quá rộng lớn." - Albert Einstein

Theo thống kê của Liên hợp quốc, trong số 300 nhà khoa học xuất sắc trong ba thế kỷ qua, chỉ có 20 người không tin vào Thần, và 242 người tin vào Thần, bao gồm những cái tên quen thuộc như Newton, Edison và Roentgen, người đã khám phá ra tia X, còn có cả Volt, Ampere, Ohm, Madame Curie, Einstein, v.v. Trong thế kỷ 20, hơn 90% các nhà khoa học từ Anh, Mỹ và Pháp tin vào Thần, và ngay cả 10 nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới cũng tin vào Thần. Bài viết này giới thiệu 6 nhà khoa học nổi tiếng trong thời hiện đại và đương đại tin vào Thần, cùng với những phát ngôn về tín ngưỡng vào Thần của họ.

1. Tiến sĩ thần kinh học Harvard Eben Alexander

Tiến sĩ Aiben Alexander giải thích quan điểm của ông trên trang web cá nhân của mình rằng: "Chỉ khi con người không còn bị giới hạn bởi những giáo điều tôn giáo và khoa học, chúng ta mới có những bước đột phá về mặt nhận thức. Những giáo điều này hạn chế khả năng của chúng ta trong việc lý giải rằng lĩnh vực tâm linh là sự tồn tại vật chất chân thực."

Tiến sĩ Alexander là một bác sĩ giải phẫu thần kinh chuyên nghiệp trong gần 30 năm, trong thời gian đó ông làm việc tại Trường Y Harvard. Ông từng nghĩ rằng trải nghiệm cận tử (NDE) là một điều tưởng tượng được tạo ra bởi áp lực của não bộ. Và trải nghiệm cá nhân của ông đã biến ông từ một người hoài nghi sang việc thừa nhận sự tồn tại của Thần.

Trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2012 của New York Times, Proof of Heaven, ông đã kể lại trải nghiệm bước vào thế giới khác trong tình trạng hôn mê nặng. Tiến sĩ Alexander không còn phủ nhận sự tồn tại của kiếp sau. Và việc ông trở lại nhân gian từ trạng thái cận tử cũng được coi là một phép màu y học, bản thân tiến sĩ Alexander nói rằng đây nhất định là một phép màu.

Lời giới thiệu của cuốn sách có đoạn: "Dù điều này xảy ra với ai thì câu chuyện này cũng không bình thường. Còn đối với Tiến sĩ Alexander thì đó là một cuộc cách mạng. Cho dù là nhà khoa học hay người có tín ngưỡng đều không thể làm ngơ trước điều này."

2. Cullen Buie, Giáo sư Kỹ thuật, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Tại Diễn đàn Veritas được tổ chức tại Đại học Tufts ở Massachusetts năm ngoái, Cullen Buie, giáo sư kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, đã chỉ ra trong bài phát biểu của mình rằng khoa học và tín ngưỡng không bài xích lẫn nhau.

Ông nói: "Một số người nghĩ rằng tín ngưỡng và lý tính giống như dầu và nước (không hòa trộn lẫn nhau). Không phải như vậy. Một số người vĩ đại nhất trong lịch sử đã đi đầu trong khoa học nhờ vào đức tin của họ; các nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử đều có tín ngưỡng sâu sắc, không chỉ tin vào nghiên cứu khoa học của họ, mà còn tín ngưỡng Thần.”

Ông cũng chỉ ra rằng các nhà khoa học phải có niềm tin vào lý luận của họ và bản thân họ, ngay cả khi đối mặt với nhiều nghi ngờ và chỉ trích từ các đồng nghiệp của họ. Ông lấy ví dụ về Thomas Edison, Edison bị bác bỏ như một nhà khoa học giả tạo và nói dối cho đến khi ông chứng minh được rằng bóng đèn thực sự có thể sáng. Ông cũng dẫn ra nhiều ví dụ về các nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có Georges Lemaitre, cha đẻ của thuyết Vụ nổ lớn, tất cả đều có tín ngưỡng vào những vị Thần tràn đầy trí huệ.

Buie nói: “Nếu bạn đến MIT, tôi có thể cho bạn thấy rất nhiều giáo sư cùng cầu nguyện, tất cả họ đều tin vào Thần. Mỗi người đều đang thực hành một đức tin nào đó, còn bạn, bạn tin vào điều gì?"

3. Tiến sĩ Francis Collins, Chủ nhiệm Viện Y tế Quốc gia

Tiến sĩ Francis Collins phát biểu tại Trung tâm Du khách Capitol ở Washington, DC vào ngày 24 tháng 9 năm 2009. (Paul Morigi / Getty Images for ResearchAmerica)

Tiến sĩ Francis Collins đã từng là một người vô thần, nhưng hiện lại là một tín đồ tôn giáo. Ông từng là người đứng đầu Dự án về gen người và hiện là chủ tịch Viện Y tế Quốc gia. Ông đã viết một bài báo cho CNN vào năm 2007 với tựa đề "Tại sao nhà khoa học này tin vào Thần":

"Tôi coi DNA, các phân tử thông tin của mọi sinh vật, là ngôn ngữ của Thần; sự ưu nhã và phức tạp của thân thể chúng ta và các bộ phận khác của tự nhiên là thể hiện sự sáng tạo của Thần."

"Tôi đã không đồng ý với những quan điểm này ngay từ đầu. Là một sinh viên tốt nghiệp ngành hóa vật lý vào những năm 1970, tôi là một người theo chủ nghĩa vô thần và ngoài toán học, vật lý và hóa học thì không còn chân lý nào khác. Nhưng sau đó tôi đi học ở trường y, trước sự sinh tử của những bệnh nhân, một người trong số họ đã động chạm đến quan niệm của tôi, người ấy hỏi: ‘Ông tin tưởng vào điều gì, bác sĩ?’ Và tôi bắt đầu tìm kiếm đáp án.”

"Tôi phải thừa nhận rằng môn khoa học mà tôi vô cùng yêu thích không thể trả lời được: Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Tại sao tôi lại ở đây? Tại sao phép toán lại có thể thực hiện được? Nếu vũ trụ có sự khởi đầu, thì ai đã tạo ra nó? Các hằng số vật lý trong vũ trụ được thiết lập tinh vi đến mức các dạng sống phức tạp có thể tồn tại? Tại sao con người có ý thức về đạo đức? Điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết?"

4. Albert Einstein

Albert Einstein. (wikimedia)

"Tôi không phải là người theo chủ nghĩa vô thần. Tôi cũng không nghĩ mình có thể tự gọi mình là một người theo thuyết phiếm thần. Những vấn đề liên quan đối với tư duy hạn chế của chúng ta là quá rộng lớn.

Chúng ta giống như một đứa trẻ bước vào một thư viện khổng lồ chứa đầy sách bằng nhiều ngôn ngữ. Đứa trẻ biết rằng ai đó chắc chắn đã viết những cuốn sách này, nhưng nó không biết cách viết chúng. Nó không hiểu ngôn ngữ được sử dụng để viết những cuốn sách này.

Đứa trẻ mơ hồ nghi ngờ rằng có một trật tự bí ẩn trong những cuốn sách này, nhưng nó không biết đó là gì. Theo tôi, ngay cả những người thông minh nhất, thì đối với lý giải về Thần cũng chỉ có thể như thế thôi. Chúng ta thấy tổ chức có trật tự của vũ trụ khiến con người cảm khái vô cùng, lại tuân theo những quy luật nhất định, nhưng chúng ta chỉ hiểu một cách mơ hồ về những quy luật này.”

—— Trích từ cuốn "Relativity: The Special and General Theory" của Albert Einstein (Thuyết tương đối: Thuyết tương đối hẹp và tương đối rộng)

"Hãy thử sử dụng những phương tiện hạn chế của chúng ta để tìm hiểu những bí ẩn của tự nhiên, và bạn sẽ thấy rằng đằng sau tất cả những điều đó có một cái gì đó vi diệu, vô hình và không thể diễn tả được. Sự kính sợ đối với loại sức mạnh vượt qua sức mạnh của những thứ có thể lý giải được chính là tôn giáo của tôi. Theo nghĩa này, tôi thực sự có tín ngưỡng tôn giáo."

——Albert Einstein đã trả lời nhà phê bình và nhà vô thần người Đức Alfred Kerr trong một bữa ăn tối năm 1927, trích từ cuốn Nhật ký một người theo chủ nghĩa vũ trụ năm 1971 "Metropolis" của H.G. Kessler.

5. Max Planck, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử

Max Planck. (Miền công cộng)

"Khoa học không thể giải thích bí ẩn cuối cùng của tự nhiên. Đó là bởi vì, suy cho cùng, bản thân chúng ta là một phần của tự nhiên, do đó là một phần của bí ẩn mà chúng ta đang cố gắng giải quyết."

—— Trích từ cuốn sách của Max Planck "Khoa học đang đi đến đâu?"

"Là một người đã cống hiến cuộc đời mình cho lĩnh vực khoa học rõ ràng nhất - nghiên cứu về vật chất, tôi có thể cho bạn biết kết quả nghiên cứu của tôi về nguyên tử như thế này: Không có cái gọi là vật chất.”

“Mọi vật chất chỉ có thể được tạo ra và tồn tại dưới tác dụng của một lực lượng. Lực lượng này làm cho một hạt nguyên tử rung động và nâng đỡ 'hệ mặt trời nguyên tử' nhỏ nhất. Chúng ta phải cho rằng đằng sau lực lượng đó có một tâm linh có ý thức và trí huệ. Tâm linh này chính là nguồn gốc của hết thảy vật chất."

—— Trích từ bài phát biểu năm 1944 của Max Planck "Bản chất của Vật chất" ở Florence, nước Ý.

Lưu ý: Max Planck được coi là một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử. Theo trang web chính thức của Giải Nobel, ông đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1918 vì "khám phá ra lượng tử năng lượng và đóng góp của ông cho sự phát triển của vật lý."

6. Nhà sinh lý học thần kinh John Carew Eccles, người đoạt giải Nobel

"Tôi tin chắc rằng sự huyền bí của loài người đã bị chủ nghĩa hoàn nguyên trong khoa học coi thường một cách đáng kinh ngạc, và chủ nghĩa duy vật mà nó tuyên bố đầy hứa hẹn, cuối cùng đem hết thảy thế giới tâm linh quy kết thành phương thức hoạt động của tế bào thần kinh. Loại giáo điều này phải bị coi là mê tín... Chúng ta phải nhận thức được rằng chúng ta là những sinh mệnh thể có tinh thần, có linh hồn tồn tại trong thế giới tâm linh, đồng thời là một sinh mệnh thể vật chất, có thân thể và bộ não tồn tại trong thế giới vật chất.”

—— Trích từ cuốn sách của John C. Eccles "Evolution of the Brain: Creation of the Self" (Sự tiến hóa của bộ não: Sự sáng tạo của bản thân)

Lưu ý, Eccles là một tín đồ sùng đạo, như đã viết trong tiểu sử: “Mặc dù không phải lúc nào ông ấy cũng là một tín đồ thực hành Công giáo, nhưng Eccles là một người hữu Thần và là một tín đồ tâm linh.”

Lam Sơn

Theo The Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

6 nhà khoa học hiện đại và đương đại nổi tiếng vì sao tin vào Thần?