6 "tư duy vàng" giúp bạn thu được lợi ích cả đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa nói: "Một người hay lo bằng một kho người hay làm", đó là nói về tầm quan trọng của tư duy. Nếu lo nghĩ không đúng viển vông lại trở thành "Lo trời sập". Vậy nên tư duy chính xác là chìa khóa của thành công...

Có một người đi gặp lãnh đạo và nói: "Tôi có 10 năm kinh nghiệm công tác rồi, tại sao sếp không tăng lương cho tôi?"

Lãnh đạo trả lời rằng: "Không phải anh có 10 năm kinh nghiệm công tác, mà anh đã lấy kinh nghiệm công tác của 1 năm dùng trong 10 năm".

Người thực sự xuất sắc là người đã tạo dựng được thành công ngay từ lúc tư duy.

1. Định luật "bản dự phòng": nhiều loại khả năng

Khi người lập trình viết chương trình thì nhất định có bản dự phòng. Ngộ nhỡ ổ cứng trục trặc, mã code bị mất, nếu không có bản dự phòng thì tổn thất có thể sẽ là rất lớn.

Bản dự phòng chính là một loại chuẩn bị...

Đời người đều như thế. Một triết gia phương Tây nói: "Hãy học dùng tay trái để cắt móng tay, bởi vì tay phải không chắc vĩnh viễn hữu dụng".

Đây chính là định luật bản dự phòng: "Người có tư duy rành mạch thì việc gì cũng đều chuẩn bị cả hai tay, không bao giờ cắm đầu làm một mạch đến cuối".

Ai nấy đều hy vọng có những năm tháng bình yên, nhưng hiện thực cứ cuốn trôi như dòng sông cuồn cuộn chảy.

Đáng sợ không phải là biến cố đột ngột, mà là sau khi gặp biến cố thì ngay cả sự lựa chọn cũng không có.

Chuẩn bị cho mình thêm một bản dự phòng chính là dành cho cuộc đời thêm một loại khả năng.

"Hãy học dùng tay trái để cắt móng tay, bởi vì tay phải không chắc vĩnh viễn hữu dụng".
"Hãy học dùng tay trái để cắt móng tay, bởi vì tay phải không chắc vĩnh viễn hữu dụng". Chuẩn bị cho mình thêm một bản dự phòng chính là dành cho cuộc đời thêm một loại khả năng. (Ảnh: Shutterstock)

2. Định luật "dao cạo Ockham": cắt bỏ phức tạp, đến với tối giản

Bạn có biết trong một tuần, thời gian bạn ở trạng thái làm việc hiệu quả cao là bao nhiêu không?

Dữ liệu nghiên cứu cho biết: "Một người trung bình tuần làm việc 45 giờ đồng hồ, trong đó có 17 giờ hoàn toàn không có hiệu quả".

Nhiều người có thói quen lấy "nhiều" để thắng, tuy nhiên việc muốn làm thì quá nhiều, nhưng việc hoàn thành thì lại quá ít.

Thế là chúng ta hàng ngày thân tâm mệt mỏi mà thành quả lại lèo tèo thưa thớt.

Muốn thay đổi hiện trạng thì trước tiên phải học cách tối giản hóa công việc.

Vào thế kỷ 14, nhà logic học Ockham đã đưa ra "định luật dao cạo" như sau:

"Giống cầm dao cạo, cắt bỏ các bước rườm rà, tối giản hóa những sự tình phức tạp"

Có câu chuyện vui như sau:

Một ngày nọ các nhà quân sự của nhiều nước tập trung lại với nhau, thảo luận phương án đối phó với tàu địch, mục tiêu là: cần phải tiêu diệt hết kẻ địch nhưng lại không được phá hủy những thông tin trong ổ cứng trên tàu.

Có người nói: dùng gián điệp trà trộn. Có người nói: dùng đầu đạn nơ-tơ-rông. Có người nói: dùng khí độc hóa học. Thậm chí có người nói: dùng vũ khí hạ âm…

Một việc cực kỳ phức tạp, nhưng không có phương án nào khả thi.

Chỉ có một viên sĩ quan cấp thấp, nhưng là người luôn quyết đoán đứng ở dưới nói vọng lên một câu vô cùng đơn giản:

"Dựng 2 cột ở 2 bờ, kéo sợi dây nano ngang qua. Thuyền đi qua sẽ bị cắt đứt".

Các tướng lĩnh có mặt ai nấy đều kinh ngạc.

Cao thủ thường thích dùng 1 chiêu chế ngự địch, đánh đúng yếu huyệt, quyết không lôi thôi; còn nếu dềnh dàng đại chiến thì nói không chừng đánh 300 hiệp vẫn chưa kết thúc!

Người có thể biến phức tạp thành giản đơn đều biết đi con đường ngắn nhất để đến với thành công.

Cao thủ thường thích dùng 1 chiêu chế ngự địch, đánh đúng yếu huyệt, quyết không lôi thôi; còn nếu dềnh dàng đại chiến thì nói không chừng đánh 300 hiệp vẫn chưa kết thúc!
Cao thủ thường thích dùng 1 chiêu chế ngự địch, đánh đúng yếu huyệt, quyết không lôi thôi; còn nếu dềnh dàng đại chiến thì nói không chừng đánh 300 hiệp vẫn chưa kết thúc! (Ảnh: Shutterstock)

3. Định luật Warsun: Thu thập thông tin

Chúng ta cố gắng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nhưng lại thường bỏ qua một việc rất quan trọng khác: Thông tin.

Có nhiều người xuất sắc hơn bạn, nhưng không phải năng lực hơn bạn mà là có nhiều thông tin hơn.

Nhà doanh nghiệp người Mỹ M.S Warsun đã đưa ra một định luật rằng:

"Đưa thông tin và tình báo lên vị trí hàng đầu, tiền bạc sẽ cuồn cuộn chảy đến".

Chuyện kể rằng ở Bang Florenza, nước Mỹ có hai thanh niên, một người là John, một người là Harry, cả hai cùng được tuyển vào Công ty kinh doanh rau quả.

3 tháng sau, John được thăng làm tổ trưởng, lương tăng gấp đôi, Harry vẫn giậm chân tại chỗ.

Harry bất mãn hỏi ông chủ. Ông chủ nói: "Hiện nay công ty chuẩn bị đặt mua một lô khoai tây, cậu đi xem xem thế nào".

Nửa giờ sau, Harry chạy vội về báo cáo: "Trung tâm bán buôn rau quả" có bán khoai tây".

Ông chủ nghe xong liền gọi John đến.

John nói rành mạch rằng: "Trung tâm bán buôn rau quả" cách đây 20 km có 3 công ty bán khoai tây".

"Trong đó, 2 công ty bán 0.9 đô la một cân, còn công ty kia bán giá 0.8 đô la một cân".

"So sánh ra thì công ty bán 0.8 đô la một cân không những rẻ mà chất lượng lại tốt hơn".

Một người không cần ra ngoài xem xét mà biết rõ tình hình thực tế thị trường, nắm rõ thông tin thì không cần cạnh tranh đã thắng rồi.

Một người không cần ra ngoài xem xét mà biết rõ tình hình thực tế thị trường, nắm rõ thông tin thì không cần cạnh tranh đã thắng rồi. (Ảnh: Pexels)
Một người không cần ra ngoài xem xét mà biết rõ tình hình thực tế thị trường, nắm rõ thông tin thì không cần cạnh tranh đã thắng rồi. (Ảnh: Pexels)

4. Định luật quả táo: Phân rõ chủ yếu thứ yếu

Nếu một đống táo có quả ngon quả hỏng, bạn trước tiên chọn ăn trái nào?

Đáp án: ăn quả ngon trước, quả hỏng vứt đi.

Bởi vì nếu bạn ăn trái hỏng trước, trái ngon sẽ dần dần hỏng, thế là bạn mãi mãi không được ăn trái táo ngon.

Định luật quả táo này cũng rất thích hợp để áp dụng trong công việc.

Thực ra làm việc gì trước tiên còn quan trọng hơn làm bao nhiêu việc.

Có một câu chuyện như sau:

Một bệnh nhân của Tiến sĩ Sander - chuyên gia điều trị tâm lý, là lãnh đạo cao cấp của một công ty lớn ở Chicago.

Lần đầu tiên đến phòng khám của Sander, ông ta ở trạng thái toàn thân căng thẳng, bất an, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Ông ấy nói rằng văn phòng làm việc của ông ấy có 3 chiếc bàn lớn, chất đầy bảng biểu, báo cáo và tài liệu, sự việc dường như mãi mãi không làm hết được, khiến ông cảm thấy "gần phát điên"!...

Sander nghe xong chỉ đưa ra một lời khuyên: "Sau khi trở về, ông hãy dọn sạch văn phòng, chỉ để lại những tài liệu quan trọng nhất"

Bệnh nhân làm theo lời khuyên, dọn sạch bàn làm việc, chỉ để lại những tài liệu quan trọng nhất rồi xử lý từng cái một. Cuối cùng đã xử lý hết.

Sau đó, khi có sự việc xảy đến thì lập tức xử lý xong.

Không còn công việc ngập đầu, công văn tài liệu chất cao như núi uy hiếp ông nữa, sức khỏe của ông cũng dần dần hồi phục lại.

Đây cũng là lời khuyên quan trọng nhất trong việc quản lý thời gian: Luôn làm việc quan trọng nhất trước tiên.

Luôn làm việc quan trọng nhất trước tiên.
Luôn làm việc quan trọng nhất trước tiên. (Ảnh: Pexels)

5. Chứng sợ đà điểu: Không tìm lý do

Không tìm lý do là bước đầu tiên sửa chữa sai lầm.

Gặp việc luôn tìm nguyên nhân khách quan; đùn đẩy trách nhiệm chính là nhược điểm chí mạng của con người.

Có một câu chuyện như thế này:

Có người hỏi anh nông dân: "Anh đã trồng mạch chưa?"

Anh nông dân trả lời: "Chưa, tôi lo trời sẽ mưa".

Người kia hỏi tiếp: "Vậy anh đã trồng bông chưa?"

Anh nông dân nói: "Chưa, tôi lo sẽ có sâu hại".

Người kia còn hỏi thêm: "Vậy rốt cuộc anh trồng gì?"

Anh nông dân trả lời: "Tôi chẳng trồng gì cả, như thế là an toàn nhất".

Con người luôn muốn hợp lý hóa hành vi của mình, muốn nhất cử nhất động của mình đều tìm được lời giải thích thoái thác trách nhiệm, từ đó bảo vệ sự tự tôn của mình
Con người luôn muốn hợp lý hóa hành vi của mình, muốn nhất cử nhất động của mình đều tìm được lời giải thích thoái thác trách nhiệm, từ đó bảo vệ sự tự tôn của mình... (Ảnh: Pexels)

Tâm lý học xã hội giải thích rằng: Con người luôn muốn hợp lý hóa hành vi của mình, muốn nhất cử nhất động của mình đều tìm được lời giải thích thoái thác trách nhiệm, từ đó bảo vệ sự tự tôn của mình, hoặc giảm thiểu lo nghĩ của bản thân. Đây chính là cơ chế phòng ngự tâm lý.

Người dũng cảm thì tiến bước nhanh, người thoái thác chỉ đứng yên một chỗ.

Đây cũng là sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại: Đối diện với vấn đề thì người thành công luôn tìm nguyên nhân ở bản thân mình; người thất bại hay tìm nguyên nhân ở bên ngoài.

6. Lý luận thùng gỗ: Không thể thay thế

Lý luận thùng gỗ đã từng rất thịnh hành, rằng: Thùng gỗ đựng được bao nhiêu nước quyết định bởi thanh gỗ ngắn. Nhược điểm của bạn quyết định tầm cao của bạn.

Trong phân công công tác xã hội ngày này, người giỏi và tốt mọi mặt thì rất hiếm.

Cha đẻ ngành Quản lý học hiện đại là Peter Ferdinand Drucker đã viết trong tác phẩm "Bình luận thương mại Havard" rằng:

"Chuyên chú với sở trường của bạn, đặt mình vào những chỗ có thể phát huy những sở trường đó. Nên cố gắng giảm tối thiểu lãng phí tinh lực ở những lĩnh vực mình không có khả năng, bởi vì so với từ không khả năng đến bình thường, thì từ bình thường đến xuất sắc, con người cần bỏ nỗ lực nhiều hơn rất nhiều".

Nơi công sở có câu rằng: "Chuyên nhất, đa năng, không khiếm khuyết", đó cũng là sách lược phát triển năng lực tốt nhất cho mọi người.

Hoàng Mai (biên dịch)
Theo aboluowang.com.



BÀI CHỌN LỌC

6 "tư duy vàng" giúp bạn thu được lợi ích cả đời