Âm thanh lạ, nhật thực, cá nhảy: Dấu hiệu báo trước động đất lớn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra tin đồn rằng âm thanh kỳ lạ như tiếng bò rống gần đây đã xuất hiện ở vùng núi Quý Châu là tiếng chim hót trên núi. Kết quả là, để đáp lại tuyên bố của chuyên gia, Vân Nam và Quý Châu đều đã xảy ra các trận động đất nhỏ để chứng minh rằng âm thanh thực sự có liên quan đến trận động đất.

Người ta nói rằng đó có thể là "đất kêu", nghĩa là âm thanh của ma sát giữa các bản khối vỏ trái đất trước trận động đất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm được chia sẻ, nhìn chung, những trận động đất nhỏ sẽ không có "Đất kêu" lớn. Lần này, "Đất kêu" ở vùng núi sâu của Quý Châu đã kéo dài hơn mười ngày và hàng ngày xuất hiện vào buổi trưa và chiều. Chỉ những trận động đất nghiêm trọng từ 9 độ trở lên mới gây ra "Đất kêu" nghiêm trọng như vậy.

Vì vậy, sẽ có động đất nghiêm trọng từ ​​9 độ trở lên xảy ra không? Hy vọng là sẽ không có. Nhưng hãy xem kinh nghiệm được ghi chép trong những cuốn sách cổ, xem những dấu hiệu nào sẽ xuất hiện trước trận động đất.

Có thể dựa vào những ghi chép của các cuốn sách cổ để đoán xem những âm thanh lạ phát ra trong lòng đất ở Quý Châu, cùng nhiều dị tượng gần đây ở Trung Quốc đang báo hiệu điều gì.
Có thể dựa vào những ghi chép của các cuốn sách cổ để đoán xem những âm thanh lạ phát ra trong lòng đất ở Quý Châu, cùng nhiều dị tượng gần đây ở Trung Quốc đang báo hiệu điều gì. (Tổng hợp)

1. Động đất: Thiên tượng

Nhật thực

Nhật thực có xác suất cao nhất tương ứng với một trận động đất.

Vào ngày Hạ chí ngày 21 tháng 6 năm 2020, nhật thực có thể quan sát được bằng mắt thường đã xảy ra trên khắp Trung Quốc.

"Hán thư - Dực Phụng truyền" trích dẫn "Tiểu nhã - Thập nguyệt chi giao thiên" nhấn mạnh rằng, sau nhật thực ắt sẽ có một trận động đất, đồng thời nói rằng: "Hiệu ứng của nhật thực với động đất là rõ ràng, giống như ở trong tổ biết gió, ở trong hang biết mưa". Sách còn cho rằng: "Sự thay đổi của bầu trời có thể thấy được từ khí của sao, nhật thực, và sự thay đổi của trái đất có thể thấy được từ những chấn động của những vật lạ".

"Hiệu ứng của nhật thực với động đất là rõ ràng, giống như ở trong tổ biết gió, ở trong hang biết mưa".
"Hiệu ứng của nhật thực với động đất là rõ ràng, giống như ở trong tổ biết gió, ở trong hang biết mưa". (Wikimedia Commons)

Mưa sao băng

Ngu Hương huyện chí quyển 10, mục "Cựu văn khảo" có ghi chép, vào đêm ngày 15 tháng 7, năm Đồng Trị thứ nhất thời nhà Thanh (1862), thiên thạch rơi xuống như mưa, sau đó là động đất, hơn nữa động đất liên tục, "ngày 7 tháng 10 động đất, ngày 7 tháng 11 lại động đất".

2. Động đất: Đất kêu

Vào giữa tháng 6 năm 2020, ở vùng núi sâu của Quý Châu, Trung Quốc, âm thanh kỳ lạ như tiếng bò xuất hiện, có người cho rằng nó là "Rồng kêu".

Năm Khai Nguyên thứ 22 đời nhà Đường (năm 734), vào ngày 18 tháng 2, hiện tượng "mặt đất phát ra tiếng kêu như sấm" xảy ra trước trận động đất Tần Châu. Phần "Ngũ hành" quyển 37, sách "Cựu Đường thư" đã ghi chép rất rõ ràng: "Đầu tiên, người dân Tần Châu nghe thấy một âm thanh âm âm dưới lòng đất ở phía Tây Bắc Tần Châu, một lát sau động đất xảy ra".

Sách Tam Hà huyện chí của tỉnh Hà Bắc ghi chép lại một số dấu hiệu trước trận động đất vào năm Khang Hy thứ 18, vào giờ tỵ ngày 28 tháng 7, một số dấu hiệu báo trước động đất ở kinh thành là: "Có âm thanh lạ từ phía Tây Bắc, âm âm như tiếng sấm, âm thanh đó dần đến gần"; "Đột nhiên dưới lòng đất giống như đại pháo nổ, tiếp theo là hàng trăm hàng ngàn tiếng pháo đá... giống như đội binh mã 10 vạn quân đạp đất phi đến".

3. Động đất: Động vật dị thường

Vào giữa tháng 6 năm 2020, xuất hiện hiện tượng cá nhảy lên khỏi mặt nước ở Chiết Giang, Cát Lâm và hồ Nhị Hải ở Vân Nam.

Phần Ngũ hành chí hạ quyển 29, sách Tấn thư có ghi chép: "Ngày Đinh Mão tháng Giêng năm Vĩnh Hòa thứ 10 đời Tấn Mục Đế, động đất xảy ra, tiếng kêu như sấm, gà lôi đều kêu vang".

Sách Đại Đường Khai Nguyên chiêm kinh có ghi chép: "Chuột tụ tập kêu ở đường phố và trong triều đình, động đất, mặt đất nứt".

4. Động đất: Thời tiết bất thường

Từ mùa xuân đến mùa hè đến năm 2020, sự bất thường về thời tiết đã xuất hiện ở nhiều tỉnh khác nhau trên toàn quốc Trung Quốc.

Mùa xuân lạnh, làm chết cả mầm cây. Mưa đá mùa hè đập vỡ dưa, trái cây, lương thực. Mưa đá, to như quả trứng, cũng làm hỏng các tòa nhà của thành phố.

Mùa xuân lạnh, làm chết cả mầm cây. Mưa đá mùa hè đập vỡ dưa, trái cây, lương thực. Mưa đá, to như quả trứng, cũng làm hỏng các tòa nhà của thành phố.
Mùa xuân lạnh, làm chết cả mầm cây. Mưa đá mùa hè đập vỡ dưa, trái cây, lương thực. Mưa đá, to như quả trứng, cũng làm hỏng các tòa nhà của thành phố. (Internet)

Trong những cuốn sách cổ, cho rằng thời tiết bất thường như ban ngày thấy sao Thái Bạch, mưa đá, tuyết đỏ, mây đen che phủ kín trời, mưa dầm và hạn hán, mùa bất thường, gió và sương mù... đều là sự cảnh cáo của Thượng Thiên.

Sách Tống sử quyển 295 có ghi chép chuyện Tôn Phủ trình cho Tống Nhân Tông 12 sự việc, trong đó có: "Hà Bắc có tuyết đỏ, Hà Đông động đất 5, 6 năm không ngừng".

"Vùng Triệu Phần, Hân Châu, động đất 6 năm. Mỗi lần động đất đều có âm thanh như sấm. Động đất thời đại trước chưa bao giờ có thời gian kéo dài như thế này".

Tôn Phủ cho rằng, những hiện tượng tự nhiên này đều là "Chính sự buông lơi, thưởng phạt sai, bá quan bỏ bê chức trách, do đó dẫn đến loạn".

Muốn "Ứng với thực tế của Trời" thì ắt phải "cứu sự biến đổi của âm thịnh, không gì khác là bên ngoài thì cẩn thận phòng bị, bên trong thì chế ước hậu cung".

5. Động đất: Một việc mà quân vương ắt phải làm

Vào ngày 1 tháng 6 năm 70 trước Công nguyên, một trận động đất lớn bất thường đã xảy ra ở phía đông Hà Nam, "giết chết hơn 6.000 người". Hán Tuyên Đế Lưu Tuân vì vậy đã xuống chiếu trách tội bản thân.

Trong chiếu trách tội bản thân, Hán Tuyên Đế viết: "Trẫm thừa kế nghiệp lớn, thờ phụng tông miếu, được phó thác ở trên bá quan bách tính, chưa hòa hợp được với chúng sinh. Lúc trước, động đất ở Bắc Hải, Lang Da, làm hư hại tông miếu tổ tiên, trẫm rất lo sợ".

Vào trưa ngày 2 tháng 9 năm 1679, một trận động đất lớn với cường độ 8 độ xảy ra gần Bắc Kinh.

Sách Khang Hy khởi cư chú ghi lại: "Bắc Kinh thành quách, nha phủ, nhà dân đổ nát, người dân tử thương rất nhiều".

Sau trận động đất, Hoàng đế Khang Hy lập tức xuống chiếu trách tội bản thân, nhận hết trách nhiệm để xảy ra tai họa, đồng thời phản tỉnh và tự kiểm điểm sâu sắc.

Sau trận động đất, Hoàng đế Khang Hy lập tức xuống chiếu trách tội bản thân, nhận hết trách nhiệm để xảy ra tai họa, đồng thời phản tỉnh và tự kiểm điểm sâu sắc.
Sau trận động đất, Hoàng đế Khang Hy lập tức xuống chiếu trách tội bản thân, nhận hết trách nhiệm để xảy ra tai họa, đồng thời phản tỉnh và tự kiểm điểm sâu sắc. (Miền công cộng)

Khang Hy viết: "Động đất lớn bất ngờ, tất cả vì sự thiếu đức hạnh của trẫm, nền chính trị chưa hòa hợp, các quan lớn nhỏ chưa tận tâm tận lực làm tròn bổn phận, khiến cho âm dương không hòa hợp, tai họa, dị tượng là để cảnh cáo vậy".

Đổng Trọng Thư đời Hán đề xướng "Thuyết Thiên - nhân cảm ứng", cho rằng "Quốc gia sẽ bị suy bại do vô Đạo, thì trước tiên Trời sẽ giáng tai họa để cảnh cáo".

Người cổ đại coi động đất là cảnh báo và sự trừng phạt đối với người cầm quyền. Do đó, trong mọi trường hợp, hoàng đế phải phản tỉnh sâu sắc và xuống chiếu trách tội bản thân. Một mặt hoàng đế phải thành thật sám hối với các vị Thần, nói rõ những điều bản thân không tròn trách nhiệm với ngôi vị hoàng đế, mặt khác phải vỗ yên tâm trạng bách tính vùng bị thiên tai.

Ngày nay, ĐCSTQ gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho nhân loại, dối trá phát tán virus khiến thế giới lao đao vì đại dịch chưa dừng, nhưng Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc chưa từng nhìn nhận những hành vi sai trái tày trời của mình, mà tiếp tục bưng bít và đổ lỗi cho cả thế giới. Thật là thái độ khiến Trời không dung đất không tha.

ĐCSTQ gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho nhân loại, nhưng Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc chưa từng thừa nhận những hành vi sai trái tày trời của mình...
ĐCSTQ gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho nhân loại, nhưng Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc chưa từng thừa nhận những hành vi sai trái tày trời của mình... (Getty)

Trung Quốc liên tiếp chìm trong các dị tượng, đại họa liên tục xảy ra, người dân cũng khốn đốn trong thảm họa. Nền văn minh cổ đại 5000 năm với biết bao sách cổ quý giá về chiêm tinh, dự ngôn giải mã các hiện tượng kỳ bí của tự nhiên. Hoàng Đế thời xưa biết chiếu vào đó mà phản tỉnh sửa sai, mới có cơ hội giữ được quốc gia tránh khỏi thảm họa.

Ông Trời đã cho cơ hội, liệu chính quyền Trung Quốc chọn kết cục nào cho chính mình đây. Chúng ta hãy chờ xem.

Trung Dung
Theo Vương Nhuận - SOH



BÀI CHỌN LỌC

Âm thanh lạ, nhật thực, cá nhảy: Dấu hiệu báo trước động đất lớn?